0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

PHÂN TÍCH NHU CẦU

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHO NHÂN VIÊN HÀNH CÁC DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH LEVER VIỆT NAM (Trang 50 -55 )

Nỗ lực tồn tại thúc đẩy các doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện bản thân và cơ động hơn với sự thay đổi của môi trường kinh doanh thông qua việc không ngừng nâng cao năng lực của lực lượng lao động. Việc đề ra các mục tiêu phát triển trong tương lai đặt lực lượng lao động trước những yêu cầu, mong đợi mới và là cơ sở để định hướng và thúc đẩy sự phát triển của nhân viên.

Trong năm 2006 và từ nay đến năm 2010, Lever Việt Nam có cơ hội mở rộng quy mô thị trường thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm lỏng như dầu gội đầu, dầu xã, sữa tắm vào thị trường các nước trong khu vực và tăng trưởng mạnh ở thị trường trong nước. Thách thức của công ty là khả năng đáp

(Thông hiểu)

XÁC ĐỊNH NHU CẦU ĐÀO TẠO

GHI HỒ SƠ HUẤN LUYỆN

DO (OJT) CHECK PLAN (Vận dụng) CẤP CHỨNG CHỈ ĐẠT TRÌNH ĐỘ YÊU CẦU SAU 3-5 THÁNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TVH ACT

ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường hay khả năng đáp ứng của đội ngũ nhân viên công ty đối với yêu cầu sản xuất nhanh, nhiều, rẻ, vận hành an toàn, có chất lượng và linh hoạt cao của công ty. Để có thể vận hành tốt nhà máy mới và có khả năng nâng cao năng lực sản xuất của các dây chuyền hiện tại, hay cắt giảm chi phí sản xuất và đảm bảo chất lượng tốt nhất thì điều kiện tiên quyết là tay nghề của người thợ phải không ngừng được nâng lên thông qua việc đào tạo và phát triển liên tục theo nhu cầu của tình hình mới.

Bản thân lực lượng thợ vận hành có nhiều điểm mạnh, công ty thực sự quan tâm đến việc đào tạo phát triển nhân viên và có những đầu tư đúng mức. Công ty có khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo tại chổ rất cao. Tuy nhiên, các điểm yếu sau đây cần phải nhanh chóng khắc phục:

Kiến thức nhà trường không đủ áp dụng theo thực tế công việc đòi hỏi, đặc biệt theo yêu cầu ngày càng cao của công ty. Thợ vận hành còn thiếu nhiều kiến thức chuyên môn về kỹ thuật, do đó cần phải được bổ sung các kiến thức này để tiếp cận với công nghệ mới nơi làm việc theo yêu cầu phát triển của công ty. Chưa chú ý đến đặc điểm riêng của các đối tượng thợ vận hành với các nhu cầu đào tạo khác nhau trong khi có đến 40% nhân viên mới, 32% có trình độ văn hoá cấp 3 trở xuống và 17% có số tuổi trên 45 sắp về hưu, khi đó các khoá đào tạo được áp dụng đại trà và giống nhau cho tất cả đối tượng là chưa thật sự phù hợp. Những cái mới như kiến thức về TPM thường phải tự học qua thực tế công việc và tự nghiên cứu nên tốn nhiều thời gian, do đó cần trang bị kiến thức TPM một cách đồng bộ giúp nhân viên vận hành phát triển theo từng giai đoạn cụ thể. Thợ vận hành chưa được chú trọng và hỗ trợ phát triển đa kỹ năng để có thể vận hành sản xuất trên nhiều máy nhằm phát huy những năng lực tiềm ẩn và thúc đẩy khả năng tự phát triển của nhân viên lên mức cao hơn.

Thợ vận hành chưa có một chương trình đào tạo chính thức, toàn diện, thống nhất mà đào tạo tự phát theo nhu cầu ở một thời điểm nào đó do yêu cầu phải hoàn thành nhanh các mục tiêu sản xuất hoặc chất lượng hay an toàn đòi hỏi. Việc chưa có kế hoạch phát triển kỹ năng của thợ vận hành một cách dài hạn, theo nhu cầu ở từng thời điểm phát triển kỹ năng của nhân viên mà đào tạo tự phát sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực một cách không cần thiết, dàn trãi mà không tập trung, đến khi cần phải sử dụng các kỹ năng mới này thì đôi khi thợ vận hành phải được đào tạo nhắc lại và do đó không phát huy hiệu quả tối ưu.

Chưa theo dõi hiệu quả đào tạo, chưa đánh giá chất lượng đào tạo và khả năng vận dụng vào thực tiễn của thợ vận hành sau các khoá đào tạo.

Như vậy, sau khi phân tích các cơ hội đào tạo và các thách thức về kỹ năng của thợ vận hành do sự phát triển của công ty mang đến cùng các áp lực do yêu cầu ngày một cao của công ty. Căn cứ vào các điểm yếu hiện tại, ta có thể nhận định một cách tổng quát, chương trình đào tạo và phát triển cho thợ vận hành trong tương lai sẽ phải bao gồm các nội dung như sau:

1. Đào tạo theo nhu cầu và theo nhóm đối tượng

Đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu thật sự của mỗi thợ vận hành và được tiến hành theo tiến trình từng bước. Nhu cầu đào tạo là cơ sở để xác định các khoá đào tạo thích hợp cho các đối tượng thợ vận hành khác nhau trên cơ sở mỗi người một nhu cầu đào tạo khác nhau và được đào tạo theo đúng nhu cầu khác nhau đó.

2. Nội dung đào tạo

Nội dung chương trình đào tạo và phát triển tay nghề thợ vận hành phải bao gồm các lĩnh vực an toàn, chất lượng, vận hành sản xuất, TPM, kỹ thuật cơ điện và một số các kiến thức tổng quát chung, được phát triển theo tiến trình từng bước

từ thấp đến cao, từ dễ đến khó nhằm gây sự hứng thú trong việc truyền đạt và tiếp thu cũng như tạo cơ hội để thợ vận hành tự phát triển lên các bước cao hơn.

2.1. Nhóm nội dung về An toàn sản xuất.

An toàn luôn luôn là nguyên tắc ưu tiên hàng đầu của công ty. “An toàn là trên hết, thứ hai là chất lượng, thứ ba mới đến sản xuất”. Do đó nguyên tắc đầu tiên và trên hết là đảm bảo sao cho mỗi công đoạn trong quá trình sản xuất phải tuyệt đối an toàn cho người lao động. Các kiến thức và kỹ năng về an toàn sản xuất và vận hành thiết bị an toàn phải được đào tạo một cách chi tiết và trước nhất.

2.2. Nhóm nội dung về đảm bảo Chất lượng

Chất lượng là ưu tiên thứ hai sau an toàn. Cung cấp các sản phẩm có chất lượng là điều kiện tiên quyết để giúp công ty duy trì và giử vững sức cạnh tranh. Chất lượng còn là đòi hỏi tất yếu trong thị trường ngày càng mở như Việt Nam. Do đó đào tạo về chất lượng và các yêu cầu về chất lượng là một nội dung không thể thiếu trong chương trình đào tạo thợ vận hành.

2.3. Nhóm nội dung về Kỹ năng vận hành hiệu quả các dây chuyền sản xuất

Sản xuất các sản phẩm với mức giá cạnh tranh không những so với đối thủ P&G mà còn so với các công ty khác trong tập đoàn Unilever là thách thức của công ty. Sản xuất cũng đòi hỏi khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường nhanh với độ tin cậy cao và thời gian chu kỳ sản xuất ngắn, tính ổn định cao. Việc này không thể có được nếu thợ vận hành chưa thông thạo và tự tin trong công việc vận hành. Do đó các nội dung đào tạo về vận hành sản xuất là một nội dung hết sức quan trọng.

2.4. Nhóm nội dung về Kỹ thuật cơ điện để có được hiểu biết sâu về máy

Nền tảng của việc phát triển con người là cung cấp nhiều kiến thức chuyên sâu một cách khoa học để thợ vận hành không ngừng được phát triển kiến thức, tầm

nhìn, sự hiểu biết. Việc cung cấp các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kỹ thuật cơ điện, thiết bị công nghệ sẽ giúp thợ vận hành các kỹ năng và kiến thức hết sức chi tiết về thiết bị. Các nội dung thuộc nhóm kỹ thuật cơ điện sẽ hỗ trợ đắc lực cho công việc vận hành sản xuất và như vậy thợ vận hành sẽ ngày càng tự tin hơn trong công việc.

2.5. Nhóm nội dung về TPM để cải tiến hiệu quả vận hành, cắt giảm chi phí bằng việc sử dụng thành thạo các công cụ TPM cho việc nâng cao hiệu quả toàn diện.

Quyết tâm đạt được cấp độ 2 về TPM và xem TPM như là một công cụ để giúp công ty đạt được các mục tiêu tổng thể về hiệu suất vận hành của thiết bị và có chi phí thấp. TPM được xem như một công việc hàng ngày của thợ vận hành tại nơi làm việc, là một nét văn hoá công ty. Do đó việc cung cấp các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về TPM là một nội dung không thể thiếu trong chương trình đào tạo thợ vận hành, nhân vật trung tâm của hoạt động TPM.

2.6. Nhóm nội dung về Kỹ năng hỗ trợ tổng quát cung cấp các kiến thức chung để phát triển thợ vận hành lâu dài trở thành huấn luyện viên, trưởng nhóm.

Thợ vận hành được yêu cầu phải nâng cao tính tự chủ đối với công việc và được hỗ trợ hết mức để phát triển một cách độc lập như họp nhóm, thuyết trình, truyền đạt, huấn luyện...để phát triển lên các vị trí cao hơn đòi hỏi phải được trang bị thêm các kiến thức và nghệ thuật về cách trình bày, kỹ năng gây ảnh hưởng.

3. Đánh giá, đo lường hiệu quả sau đào tạo

Đo lường hiệu quả đào tạo cho ta cái nhìn trung thực, khách quan nhất về những khả năng, kiến thức mới mà người thợ vận hành tiếp thu được và việc vận dụng nó trong thực tiễn ra sao. Đánh giá hiệu quả đào tạo còn cho ta cơ hội cải tiến các mặt chưa đạt của quá trình đào tạo để ngày một hoàn thiện thêm.

4. Luân chuyển công việc để đào tạo thợ vận hành đa kỹ năng cũng như kế thừa và phát triển nhân sự trong tương lai.

Đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp của thợ vận hành thông qua việc tạo điều kiện cho thợ vận hành các cơ hội được phát huy các khả năng mới để trở thành nhóm trưởng thông qua việc luân chuyển công việc và đào tạo đa kỹ năng. Một cơ hội khác của việc luân chuyển công việc là còn nhằm phát triển lực lượng huấn luyện viên OJT trong tương lai cả về chất lượng lẫn số lượng.

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHO NHÂN VIÊN HÀNH CÁC DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH LEVER VIỆT NAM (Trang 50 -55 )

×