Tổ chức gặp mặt ban cán sự lớp, đại diện học viên, giáo viên

Một phần của tài liệu Luận văn: BIỆN PHÁP ĐÀO TẠO HỆ ĐẠI HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN CẤP TỈNH KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ppt (Trang 95 - 98)

- Nội dung chương trình đào tạo

8. Tổ chức gặp mặt ban cán sự lớp, đại diện học viên, giáo viên

lớp, đại diện học viên, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ giáo vụ vào cuối kì học, năm học

Kết quả Bảng 2.11 cho thấy, học viên cho rằng các biện pháp quản lý liên kết đào tạo tại TTGDTX chỉ dừng lại ở mức độ cần thiết bởi với ba mức độ chúng tôi đưa ra thì đa số ý kiến tập trung tại mức độ cần thiết và không cần thiết còn mức độ rất cần thiết không có biện pháp nào đạt được tỷ lệ 50%. Biện pháp có tỷ lệ đánh giá cao nhất là biện pháp xây dựng ban cán sự lớp biết tự quản cũng chỉ có 47,97% ý kiến cho là rất cần thiết, tiếp đến là biện pháp họp lớp sau mỗi kì học, năm học với 46,96% ý kiến cho là rất cần thiết và đứng cuối cùng là biện pháp gửi phiếu nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học viên về cơ quan, gia đình cuối kì học, năm học chỉ có 24,66% ý kiến cho là rất cần thiết. Bên cạnh đó tất cả các biện pháp đều có ý kiến cho là không cần thiết. Đáng chú ý là biện pháp gửi phiếu nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học viên về cơ quan, gia đình cuối kì học, năm học có tỷ lệ học viên đánh giá là không cần thiết lên tới 43,58% ý kiến cao hơn cả tỷ lệ ý kiến ở mức độ cần thiết và rất cần thiết của biện pháp này. Biện pháp có ít ý kiến cho là không cần thiết nhất là biện pháp Phổ biến chương trình, kế hoạch đào tạo, nội quy, quy chế học tập, xác định động cơ, thái độ học tập cho học viên vào đầu học kì mới, năm học mới chỉ với 3,72% ý kiến đánh giá. Xét tổng thể bảng trên cho thấy biện pháp được học viên nhận thức tốt nhất là biện pháp Phổ biến chương trình, kế hoạch đào tạo, nội quy, quy chế học tập, xác định động cơ, thái độ học tập cho học viên vào đầu học kì mới, năm học mới và biện pháp được học viên đánh giá thấp nhất là biện pháp Gửi phiếu nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học viên về cơ quan, gia đình cuối kì học, năm học.

So sánh giữa nhận thức của cán bộ, giáo viên tại trung tâm và học viên về mức độ cần thiết phải sử dụng các biện pháp quản lý quá trình liên kết đào tạo ta được những kết luận:

Cả cán bộ, giáo viên và học viên đều có tỷ lệ đánh giá biện pháp xây dựng ban cán sự lớp biết tự quản cao nhất ở mức độ rất cần thiết và biện pháp

gửi phiếu nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học viên về cơ quan, gia đình cuối kì học, năm học là thấp nhất ở mức độ rất cần thiết nhưng tỷ lệ ý kiến của cán bộ, giáo viên là cao hơn học viên rất nhiều (81,82% ý kiến của cán bộ giáo viên so với 47,97% ý kiến của học viên đối với biện pháp Xây dựng ban cán sự lớp biết tự quản và 54,55% ý kiến cán bộ, giáo viên so với 24,66% ý kiến học viên đối với biện pháp gửi phiếu nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học viên về cơ quan, gia đình cuối kì học, năm học).

Bên cạnh đó, sự khác biệt lớn giữa nhận thức của cán bộ, giáo viên và học viên là ở tất cả các biện pháp học viên có đánh giá thấp hơn cán bộ, giáo viên ở mức độ rất cần thiết và cần thiết và ở mức độ không cần thiết thì học viên có tỷ lệ ý kiến cao còn cán bộ, giáo viên lại không có ý kiến nào.

Qua hai bảng trên ta thấy được cán bộ, giáo viên có nhận thức tốt hơn học viên về mức độ cần thiết phải sử dụng các biện pháp quản lý quá trình liên kết đào tạo. Điều này cũng dễ hiểu bởi trình độ của cán bộ, giáo viên là cao hơn học viên, cương vị của cán bộ, giáo viên cũng khác học viên, cán bộ, giáo viên là những người tổ chức, quản lý quá trình này còn học viên lại là người được thực hiện và quan sát nó.

2.3.4.2. Mức độ thực hiện các nội dung quản lý quá trình học tập của học viên tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL viên tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL

Từ nhận thức về mức độ cần thiết của việc sử dụng các biện pháp quản lý quá trình liên kết đào đào tạo tại các TTGDTX cấp tỉnh ĐBSCL chúng tôi nghiên cứu việc thực hiện các biện pháp đó tại các trung tâm trên cán bộ, giáo viên và học viên các lớp liên kết. Kết quả thu được thể hiện ở các bảng sau:

Bảng 2.12: Mức độ thực hiện các nội dung quản lý quá trình học tập của học viên tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL

Mức độ Nội dung

Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Không ý kiến

SL % SL % SL % SL %

Một phần của tài liệu Luận văn: BIỆN PHÁP ĐÀO TẠO HỆ ĐẠI HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN CẤP TỈNH KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ppt (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)