Thông báo tuyển sinh các lớp liên kết

Một phần của tài liệu Luận văn: BIỆN PHÁP ĐÀO TẠO HỆ ĐẠI HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN CẤP TỈNH KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ppt (Trang 75 - 78)

- Nội dung chương trình đào tạo

6. Thông báo tuyển sinh các lớp liên kết

sinh các lớp liên kết

đào tạo

Kết quả bảng 2.2 cho thấy, nhận thức của cán bộ tại các TTGDTX tỉnh Bến Tre và Cà Mau có nhận thức tốt hơn so với các cán bộ tại TTGDTX tỉnh Bạc Liêu. Trong khi đó nhận thức của cán bộ TTGDTX tỉnh Bến Tre là rất đồng đều trong đánh giá về mức độ rất cần thiết; cần thiết và không có cán bộ nào cho rằng các nội dung trên là không cần thiết.

Bên cạnh đó các cán bộ tại TTGDTX tỉnh Cà Mau lại có độ phân tán tương đối, bởi ở mức độ rất cần thiết có tới hai nội dung đó là nội dung 1, nội dung 5 với 100% ý kiến, nhưng biện pháp 4 chỉ có 50%. Đặc biệt hơn là toàn bộ các nội dung đều không có ý kiến nào đánh giá là không cần thiết ngoại trừ nội dung 4 có tới 16,67% cán bộ có nhận thức là không cần thiết. Đây là tỷ lệ cao nhất ở mức độ không cần thiết của cả ba tỉnh khảo sát.

So sánh giữa ba tỉnh chỉ có sự chênh lệch lớn nhất ở nội dung số 1. Ở nội dung này, cán bộ TTGDTX tỉnh Bạc Liêu mức độ rất cần thiết là 42,86%, trong khi ý kiến của cán bộ các TTGDTX tỉnh Bến Tre và Cà Mau lần lượt là 88,89% và 100%. Ở mức độ không cần thiết hầu hết cán bộ TTGDTX Bạc Liêu đều có ý kiến ở các nội dung còn ở các tỉnh Bến Tre và Cà Mau lại không có ý kiến.

Tóm lại, mặc dù có sự khác biệt giữa đánh giá của cán bộ TTGDTX các tỉnh ĐBSCL về mức độ cần thiết của các nội dung tổ chức liên kết đào tạo nhưng nhìn chung nhận thức của họ là tương đối cao.

Từ nhận thức đến hành động là một khoảng cách nhất định, việc lãnh đạo các tỉnh, sở Giáo dục và đào tạo, Ban giám đốc các trung tâm tổ chức chỉ đạo và thực hiện các nội dung này như thế nào là còn phải tiếp tục nghiên cứu.

Tìm hiểu sâu hơn, chúng tôi khảo sát giảng viên cơ sở đại học về mức độ cần thiết thực hiện các nội dung trong công tác tuyển sinh, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3: Đánh giá của giảng viên cơ sở giáo dục đại học về mức độ cần thiết thực hiện các nội dung trong công tác tuyển sinh tại các TTGDTX

cấp tỉnh khu vực ĐBSCL

Mức độ Biện pháp

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Số

lƣợng %

Số

lƣợng % Só lƣợng %

1. Điều tra trình độ, nhu cầu học tập của xã hội và cán bộ, công chức trong tỉnh

4 40 6 60 0 0

2. Điều tra nhu cầu sử dụng lao động của các cơ quan, công ty, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh

5 50 5 50 0 0

3. T.hợp các lớp liên kết

đào tạo 3 30 7 70 0 0

4. Thẩm định kế hoạch mở lớp với Sở GD&ĐT, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính vật giá và Sở Nội vụ

5 50 5 50 0 0

5. Làm việc với các trường

liên kết đào tạo 6 60 4 40 0 0

6. Thông báo tuyển sinh các

lớp liên kết đào tạo 5 50 5 50 0 0

Kết quả bảng 2.3 ta thấy toàn bộ giảng viên được khảo sát cho rằng các nội dung thực hiện công tác tuyển sinh là cần thiết và không có giảng viên nào đánh giá là không cần thiết. Cụ thể nội dung được giảng viên cho là cần thiết nhất là nội dung làm việc với các trường liên kết đào tạo với 60% giảng viên cho rằng rất cần thiết và 40% là cần thiết. Đây đúng là nội dung rất quan trọng bởi để liên kết đào tạo được thì các trung tâm không thể thực hiện một mình mà các trường đại học, cao đẳng là một phần còn lại của hoạt động liên kết. Làm việc với các trường đại học có tốt thì chất lượng của liên kết đào tạo mới được nâng

cao. Đứng cuối cùng là nội dung tổng hợp các lớp liên kết đào tạo chỉ với 30% giảng viên cho là rất cần thiết và 70% cho là cần thiết. Biện pháp này cũng cần thiết nhưng theo quan điểm của các giảng viên thì việc tổng hợp các lớp liên kết là việc làm thường xuyên và ngay từ khi các trung tâm bắt đầu liên kết.

Tóm lại, các ý kiến của giảng viên và cán bộ, giáo viên các trung tâm đều thống nhất trong đánh giá mức độ cần thiết thực hiện các nội dung trên.

2.3.1.2. Mức độ thực hiện các nội dung trong công tác tuyển sinh tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL

Bảng 2.4: Mức độ thực hiện các nội dung trong công tác tuyển sinh tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL Mức độ Biện pháp Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Không ý kiến SL % SL % SL % SL %

1. Điều tra trình độ, nhu cầu học tập của xã hội và cán bộ, công chức trong tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn: BIỆN PHÁP ĐÀO TẠO HỆ ĐẠI HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN CẤP TỈNH KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ppt (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)