Thực trạng về nội dung và chƣơng trình đào tạo đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL

Một phần của tài liệu Luận văn: BIỆN PHÁP ĐÀO TẠO HỆ ĐẠI HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN CẤP TỈNH KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ppt (Trang 83 - 86)

- Nội dung chương trình đào tạo

6. Thông báo tuyển sinh các

2.3.2. Thực trạng về nội dung và chƣơng trình đào tạo đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL

TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL

Đánh giá của giảng viên cơ sở đại học về nội dung và chương trình đào tạo đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL được thể hiện qua bảng 2.7 dưới đây:

Bảng 2.7: Đánh giá của giảng viên cơ sở đại học về nội dung và chƣơng trình đào tạo đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL

Chƣơng trình môn học

Dễ Vừa phải khó Quá khó

SL % SL % SL % SL %

0 0 6 60 4 40 0 0

Giáo trình môn học

Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp Không quan tâm

SL % SL % SL % SL %

1 10 7 70 2 20 0 0

Tài liệu tham khảo

Khá nhiều Nhiều Ít SL % SL % SL % 0 0 0 0 10 100 Mức độ hứng thú học tập của học sinh Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú SL % SL % SL % SL % 0 0 1 10 9 90 0 0

Nội dung kiểm tra đánh giá

Quá khó Khó Bình thường Dễ

SL % SL % SL % SL %

0 0 0 0 10 100 0 0

Số lượng học viên trong một lớp

Quá đông Đông Trung bình ít

SL % SL % SL % SL % 4 40 6 60 0 0 0 0 Trình độ NCKH của học viên Giỏi Khá Trung bình Kém SL % SL % SL % SL % 0 0 0 0 10 100 0 0

Số giờ dạy của giảng viên

Nhiều Hợp lý ít

SL % SL % SL %

0 0 5 50 5 50

Hoạt động dự giờ của giảng viên TT

Thường xuyên Bình thường ít Không bao giờ

SL % SL % SL % SL %

2 20 4 40 4 40 0 0

Thời gian tự học của học viên

Dưới 2 giờ Từ 2 đến 4 giờ Từ 4 đến 6 giờ Trên 6 giờ

SL % SL % SL % SL %

Kết quả bảng 2.7 cho thấy, trong 11 nội dung đánh giá của giảng viên về hoạt động liên kết đào tạo tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL là khá toàn diện với những mức độ khác nhau phù hợp với từng nội dung.

Về chương trình học đối với các lớp được đa số giảng viên cho rằng vừa phải nhưng cũng có tới 40% giảng viên cho rằng đây là chương trình khó. Điều này cũng dễ lý giải bởi qua các lớp đã dạy, giảng viên có thể thấy được trình độ của học viên, học viên học các lớp liên kết đa số là học viên vừa học vừa làm và một phần là học viên thi trượt các trường đại học, cao đẳng, đặc biệt khu vực ĐBSCL cũng là một trong những khu vực có trình độ dân trí thấp của cả nước nên trình độ của họ cũng có hạn nên các cơ sở giáo dục đại học cũng cần chú ý xây dựng chương trình phù hợp với đối tượng này.

Về giáo trình và tài liệu tham khảo, 10% giảng viên cho là rất phù hợp và 70% giảng viên cho là phù hợp, còn 20% giảng viên cho là không phù hợp. Nhưng để nâng cao được chất lượng dạy học cần có nhiều tài liệu tham khảo để học viên nghiên cứu thì tài liệu tham khảo ở các Trung tâm lại rất ít với 100% giảng viên cho rằng tài liệu tại đây là ít.

Về mức độ hứng thú học tập của học viên kết quả cho thấy đa số học viên tỏ ra bình thường trong học tập với 90% ý kiến đánh giá. Để lý giải điều này là do một phần tâm lý họ đi học để có đủ bằng cấp một phần do khả năng nhận thức của học viên thấp nên việc học cũng khó khăn. Từ hứng thú học tập và trình độ của học viên, nên giảng viên đã đưa ra nội dung kiểm tra các học phần phù hợp với đối tượng nên 100% ý kiến giảng biên cho rằng nội dung kiểm tra ở mức độ bình thường.

Lớp học đông, giờ dạy ít cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng liên kết đào tạo tại trung tâm, với 50% giảng viên cho rằng các giờ dạy của một học phần là ít. Vì vậy, cần đảm bảo giờ dạy cho giảng viên nhất là giảng viên

các trường đại học để họ có thể trang bị được nhiều hơn đến học viên những tri thức cần thiết cho môn học mà họ phụ trách.

Chất lượng dạy học của các lớp liên kết không chỉ phụ thuộc vào giảng viên cơ sở đại học mà còn phụ thuộc vào giảng viên các trung tâm, vì thế giảng viên các trung tâm cũng cần không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. Một trong các biện pháp đó là dự giờ giảng viên các trường đại học giảng dạy các lớp liên kết tại trung tâm, nhưng qua khảo sát chỉ có 20% giảng viên cho rằng giảng viên trung tâm thường xuyên dự giờ học còn tới 80% giảng viên lại cho rằng họ không thường xuyên dự giờ.

Chất lượng liên kết cũng phụ thuộc rất lớn vào ý thức tự học của học viên. Đa số học viên tự học 2 giờ trở lên trong một ngày, trong đó 80% giảng viên cho rằng học viên học từ 2 đến 4 giờ trong một ngày, 10% học viên tự học 4 đến 6 giờ trong một ngày và 10% học viên tự học trên 6 giờ trong một ngày. Điều này cũng chứng minh giảng viên khá quan tâm đến học viên bởi đa số học viên là những người vừa học vừa làm thời gian dành cho học tập là rất ít chỉ cố một số học viên chỉ quan tâm đến việc học mới có nhiều thời gian học tập.

Một phần của tài liệu Luận văn: BIỆN PHÁP ĐÀO TẠO HỆ ĐẠI HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN CẤP TỈNH KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ppt (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)