Một số nét về khái niệm cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu 207 Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai với thị trường bất động sản (Trang 46 - 47)

- Đất giao thông: Trong 5 năm đã xây dựng mới 1200 km và nâng cấp

1.Một số nét về khái niệm cơ cấu kinh tế

Cơ cấu là một khái niệm để chỉ cách tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại vững chắc giữa các bộ phận của nó trong hệ thống. Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận cấu thành của nền kinh tế, hình thành mối quan hệ chủ yếu về định tính và định l−ợng. Cơ cấu kinh tế không chỉ thể hiện ở quan hệ tỷ lệ mà quan trọng là mối tác động qua lại về nội dung bên trong của hệ thống kinh tế.

Cơ cấu kinh tế đ−ợc xem xét trên cấp độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân hay trên vùng lãnh thổ, trong đó có một số loại cơ cấu cơ bản sau đây:

+ Cơ cấu ngành: "Cơ cấu ngành của nền kinh tế là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế cả n−ớc hay nền kinh tế một vùng, lãnh thổ và các mối quan hệ t−ơng đối ổn định giữa chúng". Sự vận động của các ngành kinh tế và mối quan hệ của nó vừa tuân theo những đặc điểm chung của sự phát triển sản xuất xã hội, lại vừa mang những nét đặc thù của mỗi giai đoạn, mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ.

Các bộ phận cơ cấu ngành gồm: ba khu vực: Công nghiệp và xây dựng; nông, lâm, ng− nghiệp; dịch vụ.

+ Cơ cấu vùng - lãnh thổ: "Cơ cấu vùng - lãnh thổ của nền kinh tế là sự tập hợp các vùng, lãnh thổ trong cả n−ớc hoặc các đơn vị lãnh thổ trong một vùng và mối quan hệ t−ơng đối ổn định của các đơn vị vùng, lãnh thổ với nhau". Cơ cấu vùng - lãnh thổ thể hiện sự phân bố lực l−ợng sản xuất, sự phân công lao động trên các vùng lãnh thổ khác nhau và mỗi quan hệ giữa các vùng lãnh thổ này trong nền kinh tế quốc dân thống nhất.

Các bộ phận cơ cấu lãnh thổ gồm: - Thành thị, nông thôn.

- Vùng phát triển và chậm phát triển. - Theo 8 vùng kinh tế

+ Cơ cấu thành phần: "Cơ cấu thành phần kinh tế là tập hợp các thành phần kinh tế và mối quan hệ t−ơng tác ổn định giữa chúng, nhằm thực hiện cơ cấu ngành".

Một phần của tài liệu 207 Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai với thị trường bất động sản (Trang 46 - 47)