Nợ gia hạn theo thời gian:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay hộ gia đình tại NHNN và PTNT quận Cái Răng (Trang 59)

Bảng 16: TỔNG NỢ GIA HẠN ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. Ngắn hạn 5.727 2.057 5.727 X -3.670 -64,08 2. Trung hạn 195 26 195 X -169 -86,67 Tổng cộng 5.922 2.083 5.922 X -3.839 -64,83

(Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh)

Năm 2004 các hộ gia đình chưa biết đến hình thức gia hạn nợ nên chưa ai sử dụng hình thức này.

Đến năm 2005 bắt đầu xuất hiện tình trạng gia hạn nợ là 5.922 triệu đồng, trong đó gia hạn nợ ngắn hạn là 5.727 triệu đồng, nợ gia hạn trung hạn là 195 triệu đồng. Đa số người dân đến vay nợ là hộ nông nghiệp, kiến thức của họ vẫn còn hạn chế do đó khi đi vay nợ các hộ này hứa sẽ trả nợ đúng hạn mà không xem xét kỹ thời gian đó đã tới vụ thu hoạch chưa. Chính điều đó làm cho họ không kịp chuẩn bị tiền trả nợ do đó phải đến ngân hàng gia hạn nợ.

Sang năm 2006 nợ gia hạn giảm xuống chỉ còn là 2.083 triệu đồng, giảm 4.439 triệu đồng, tốc độ giảm là 68,06%. Năm này nợ gia hạn ngắn hạn giảm xuống còn là 2.057 triệu đồng, giảm 3.670 triệu đồng, tốc độ giảm là 64,08%. Nợ gia hạn trung hạn cũng có sự giảm xuống còn 26 triệu đồng, tốc độ giảm là 86,67%. Sở dĩ có sự sụt giảm này là vì một phần những hộ đã gia hạn nợ trước đây đã trả đủ nợ cho ngân hàng, số còn lại đã bị chuyển sang nợ quá hạn do đã

hết thời gian gia hạn mà vẫn chưa trả được nợ, còn có một số người dân mới bắt đầu gia hạn trong năm 2006 nhưng số lượng không nhiều như năm 2005.

4.3.5.2 Nợ gia hạn phân theo đối tượng:

Bảng 17: NỢ GIA HẠN THEO ĐỐI TƯỢNG

ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. Cải tạo vườn 0 1.718 0 1.718 X -1.718 -100 2. Chăn nuôi 0 210 192 210 X -18 -8,57

3. Mua máy nông nghiệp 0 0 26 0 X 26 X

4. Mua bán nhỏ 0 1.658 1.280 1.658 X -378 -22,80

5. Xây dựng sửa chữa nhà 0 2.336 585 2.336 X -1.751 -74,96

Tổng cộng 0 5.922 2.083 5.922 X -3.839 -64,83

(Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh) Dựa vào bảng trên ta có thể thấy được năm 2004 không có phát sinh nợ gia hạn chỉ đến năm 2005 nợ gia hạn mới bắt đầu xuất hiện. Cụ thể năm 2005 đa số khách hàng đến gia hạn nợ thuộc đối tượng là cải tạo vườn, chăn nuôi và mua bán nhỏ. Sở dĩ các hộ này đến gia hạn nợ là do họ thấy khả năng trả nợ chưa được nên đến nhờ ngân hàng tăng thêm kỳ hạn cho món vay của họ. Đây là lý do khiến cho nợ quá hạn tương đối thấp hơn so với nợ gia hạn. Đến năm 2006 nợ gia hạn có chiều hướng giảm xuống nhưng vẫn còn khá cao so với nợ quá hạn năm này. Nguyên nhân là do các hộ gia hạn nợ trước đây đã đến thời hạn trả nợ họ phải trả nợ hoặc nếu không sẽ chuyển sang nợ quá hạn.

Tóm lại:

Gia hạn nợ chỉ là phương án tạm thời của ngân hàng dành cho các khách hàng chưa có khả năng trả được nợ. Đây cũng là biện pháp giúp cho các hộ gặp mùa màng thất bát, giúp các hộ này có điều kiện gia hạn nợ đến kỳ hạn sau. Tuy nhiên, đối với một số hộ dù có gia hạn nợ nhưng họ cũng không trả nợ sau khi đã đến hạn, đây là những hộ ta cần nắm rõ và phải thẩm định kỹ lưỡng trước khi cho họ vay cũng như trước khi gia hạn nợ cho họ.

4.3.5.3 Gia hạn nợ theo phường:

Công tác gia hạn nợ diễn ra thường xuyên tại ngân hàng do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan mà khách hàng không trả được nợ đúng thời hạn. Do đó ta cũng phải có những biện pháp quản lý đối với các đối tượng này nhằm tránh tình trạng gian lận của một số khách hàng muốn gia hạn mà không muốn trả nợ.

Bảng 18: GIA HẠN NỢ THEO PHƯỜNG

ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Phường Ba Láng 119 1.590 119 X 1.471 1236,13 Phường Hưng Thạnh 130 0 130 X -130 -100 Phường Lê Bình 3.613 275 3.613 X -3.338 -92,39 Phường Phú Thứ 1.309 0 1.309 X -1.309 -100 Phường Tân Phú 489 198 489 X -291 -59,51 Phường Thường Thạnh 262 20 262 X -242 -92,37 Tổng cho vay 5.922 2.083 5.922 X -3.839 -64,83

(Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh) Như ta đã biết nợ gia hạn chỉ xuất hiện vào năm 2005, năm 2004 chưa có nợ gia hạn. Năm 2005 tình hình nợ gia hạn đều có ở hầu hết các phường chỉ có phường Hưng Phú là không xuất hiện nợ gia hạn. Phường có tỷ trọng nợ gia hạn cao nhất là phường Lê Bình chiếm tới 61,01% tổng nợ gia hạn, kế đó là phường Phú Thứ chiếm 22,10%. Phường Lê Bình chiếm tỷ trọng cao là do đây là phường có đa số khách hàng là mua bán nhỏ loại hình này hoạt động không hiệu quả trong năm 2005 do đó làm cho nợ gia hạn trong thời gian này tăng cao.

Năm 2006 nợ gia hạn có sự giảm xuống rõ rệt, chỉ còn 2.083 triệu đồng. Điều này là do hầu hết nợ gia hạn của tất cả các phường đều giảm xuống, chỉ có phường Ba Láng là có nợ gia hạn tăng lên. Nguyên nhân là một số khách hàng của phường này cũng gặp khó khăn nên công tác trả nợ còn hạn chế. Chính vì vậy họ đề nghị ngân hàng cho thêm thời hạn đối với món vay của họ.

Tóm lại:

Qua phân tích nợ gia hạn ta có thể thấy đa số các hộ gia đình chưa có khả năng trả nợ trong khi món nợ vay đã đến kỳ hạn. Điều này một phần làm cho nợ quá hạn của ngân hàng có phát sinh nhưng không cao. Gia hạn nợ là một việc làm tốt giúp cho các hộ gia đình này có thêm thời gian để xoay sở đồng vốn nhằm tìm ra nguồn vốn trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, một số khách hàng đã lợi dụng điều này để chiếm dụng vốn của ngân hàng. Do đó chúng ta cần có những biện pháp hạn chế các khách hàng này như: tăng lãi suất đối với món vay đó, viết giấy cam đoan nhằm ràng buộc nghĩa vụ trả nợ đối với các hộ này…

4.3.6 Phân tích các chỉ số đánh giá hiệu quả tín dụng hộ gia đình:

Trên cơ sở “đi vay để cho vay” bất kỳ một ngân hàng nào cũng vậy, hoạt động cho vay là hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng. Hoạt động cho vay hộ gia đình của ngân hàng Quận Cái Răng luôn diễn ra thường xuyên liên tục và mang lại hiệu quả cao trong quá trình hoạt động. Hoạt động cho vay này được đánh giá qua các chỉ số tài chính sau:

4.3.6.1 Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn:

Chỉ tiêu này có sự gia tăng qua các năm. Năm 2004 chỉ số này là 49,42%, sang đến năm 2005 chỉ số này đã tăng lên đạt là 71,26%, đến năm 2006 chỉ số này là 78,24%. Điều này cho thấy ngân hàng tập trung vốn vào hoạt động tín dụng ngày càng nhiều. Chỉ tiêu này ngày càng tăng chứng tỏ ngày càng có nhiều khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.

4.3.6.2 Hệ số thu nợ:

Doanh số cho vay và doanh số thu nợ có sự gia tăng qua các năm do đó làm cho chỉ tiêu này tăng lên qua các năm. Cụ thể: năm 2004 chỉ số này là 51,01%, năm 2005 chỉ số này tăng lên thành 67,76%, đến năm 2006 chỉ số này đã tăng lên thành 97,03%. Tỷ lệ này tăng trưởng đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, đó là một biểu hiện tốt. Điều đó chứng tỏ hiệu quả đầu tư tín dụng vào hộ gia đình của ngân hàng ngày càng được nâng cao, đó là do sự nỗ lực của các cán bộ tín dụng trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ, bên cạnh đó còn do thiện chí trả nợ của người dân ngày một nâng cao.

4.3.6.3 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng:

Năm 2004 vòng quay vốn tín dụng là 0,82 đến năm 2005 thì vòng quay này có sự tăng lên thành 0,91 vòng. Năm 2006 vòng quay vốn tín dụng có sự giảm xuống tương đối còn là 0,89 lần cho thấy mặc dù công tác thu hồi nợ của ngân hàng trong năm này tăng lên nhưng so với tốc độ tăng của doanh số cho vay thì chưa bằng do đó làm cho chỉ số này trong năm 2006 giảm xuống. Hướng sắp tới ngân hàng cần có những biện pháp thu hồi nợ tích cực hơn nữa để giảm bớt rủi ro trong việc cho vay vốn hộ gia đình của ngân hàng.

Tóm lại, Ngân hàng nên đầu tư vào đối tượng này hơn nữa để giữ và tăng tốc độ quay vòng vốn chung của mình lên đảm bảo mục tiêu hoạt động “an toàn và hiệu quả”.

Bảng 19: CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG HỘ GIA ĐÌNH

Năm Chênh lệch

Chỉ tiêu Đơtính n vị

2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005

Tổng nguồn vốn Triệu đồng 161.959 174.541 163.389 12.582 -11.152 Doanh số cho vay Triệu đồng 92.797 137.545 116.303 44.748 -21.242 Doanh số thu nợ Triệu đồng 46.406 93.200 112.849 46.794 19.649 Dư nợđầu năm Triệu đồng 33.644 80.035 124.380 46.391 44.345 Dư nợ cuối năm Triệu đồng 80.035 124.380 127.834 44.345 3.454 Dư nợ bình quân Triệu đồng 56.840 102.208 126.107 45.368 23.900 Nợ quá hạn Triệu đồng 130 153 370 23 217 Hệ số thu nợ % 50,01 67,76 97,03 17,75 29,27 NQH/TDN % 0,16 0,12 0,29 -0,04 0,17 DN/TNV % 49,42 71,26 78,24 21,84 6,98 Vòng quay vốn vòng 0,82 0,91 0,89 0,10 -0,02

4.3.6.4 Chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ:

Qua bảng này ta có thể thấy được năm 2004 chỉ tiêu này là 0,16%, đến năm 2005 chỉ tiêu này đã giảm xuống còn là 0,12%, sang năm 2006 chỉ tiêu này lại tăng lên là 0,29%. Có tình hình này là mặc dù tổng dư nợ có sự gia tăng qua các năm nhưng tình hình nợ quá hạn lại có sự biến động, giảm xuống trong năm 2005 và tăng lên vào năm 2006. Thông thường tỷ lệ nợ quá hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quận Cái Răng chỉ chấp nhận ở mức 2%

tổng dư nợ. Do đó với chỉ số này của ngân hàng ta có thể thấy nó khá khả quan. Nhưng để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng hơn nữa thì ta nên càng hạ thấp chỉ số này càng tốt.

Tóm lại:

Qua quá trình phân tích các chỉ số tài chính của ngân hàng có thể thấy được tình hình hoạt động tín dụng cho vay hộ gia đình của Ngân hàng là tốt, chất lượng tín dụng được cải thiện. Cụ thể: doanh số cho vay hộ gia đình năm 2005 của ngân hàng tăng so với năm 2004. Năm 2006 mặc dù có sự giảm nhẹ nhưng doanh số thu nợ và dư nợ đều tăng. Điều này là chứng tỏ hoạt động tín dụng tại ngân hàng tương đối có hiệu quả. Tuy nhiên trong những năm tới chúng ta cần nâng dần doanh số cho vay đối với hộ gia đình hơn nữa nhằm thu hút ngày càng nhiều đối tượng này đến ngân hàng vay vốn đồng thời nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụng hộ gia đình tại ngân hàng.

Trong doanh số cho vay hộ gia đình đáng quan tâm nhất chính là cho vay mua bán nhỏ có phát sinh tăng đều qua các năm. Đây là đối tượng tương đối mới nhưng có bước tăng trưởng khá khả quan.

Dư nợ của ngân hàng tăng qua các năm, chứng tỏ ngày càng có nhiều khách hàng là hộ gia đình đến vay vốn tại ngân hàng.

Nhìn chung hiệu quả tín dụng của ngân hàng tương đối tốt, cần tiếp tục phát huy.

4.3.7 Những nhân tố ảnh hưởng đến cho vay hộ gia đình:

Tính thời vụ gắn liền với chu kỳ sinh trưởng của động thực vật:

Tính chất thời vụ trong cho vay nông nghiệp có liên quan tới thời kỳ sinh trưởng của động thực vật. Thường tính thời vụ được biểu hiện ở những mặt sau: + Vụ mùa trong sản xuất nông nghiệp quyết định tới thời vụ cho vay thu nợ. Nếu Ngân hàng cho vay vào các chuyên ngành hẹp như một số cây con nhất định thì việc tổ chức cho vay phải tập trung vào thời gian nhất định của năm, đầu vụ tiến hành cho vay và đến kỳ thu hoạch thì thu nợ.

+ Chu kỳ sống tự nhiên của cây trồng, con giống là yếu tố quyết định để tính toán thời vụ cho vay. Chu kỳ ngắn hay dài tùy thuộc vào loại cây hoặc con và quy trình sản xuất.

- Môi trường tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng.

Đối với khách hàng sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp nguồn trả nợ vay Ngân hàng chủ yếu là tiền thu bán nông sản và các sản phẩm chế biến có liên quan đến nông sản. Như vậy sản lượng thu về sẽ là yếu tố quyết định trong xác định khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên sản lượng nông sản chịu ảnh hưởng của thiên nhiên rất lớn đặc biệt như đất đai, thổ nhưỡng, nước, nhiệt độ, khí hậu, thời tiết… bên cạnh yếu tố tự nhiên còn có sự tác động của giá cả thị trường nông sản làm ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng.

- Chi phí tổ chức cho vay cao:

Chi phí tổ chức cho vay có liên quan nhiều yếu tố như chi phí tổ chức mạng lưới, chi phí cho việc thẩm định, theo dõi khách hàng từng món vay, chi phí phòng ngừa rủi ro cho vay nông nghiệp đặc biệt là cho vay hộ nông dân thường là chi phí cao do quy mô từng món vay nhỏ.

Số lượng khách hàng đông, phân bố khắp nơi nên mở rộng cho vay thường liên quan đến việc mở rộng mạng lưới cho vay và thu nợ.

Do ngành nông nghiệp có độ rủi ro cao nên chi phí cho dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với các ngành khác.

Lãi suất thu hút nguồn vốn cho vay nông nghiệp cao do bị giới hạn các nguồn tại chỗ, phải chuyển dịch vốn từ các nơi khác làm chi phí vốn tăng lên.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ GIA ĐÌNH TẠI NHN0 & PTNT QUẬN CÁI RĂNG 5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ GIA ĐÌNH:

5.1.1 Thuận lợi:

Vị trí ngân hàng nằm ngay trung tâm Quận và sát với quốc lộ 1A nên thuận lợi cho khách hàng đến ngân hàng để giao dịch góp phần thúc đẩy quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng phát triển.

Thực hiện Nghị quyết liên tịch (NQLT) số 2308/NQLT-1999 "Về tổ chức thực hiện chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn", chi nhánh ngân hàng Cái Răng đã thành lập mạng lưới tổ nông dân đến tận xóm ấp vừa vay vốn vừa hỗ trợ sản xuất góp phần tăng thu nhập, nâng cao mức sống người dân tạo sự gắn bó giữa ngân hàng nông nghiệp với nông dân.

Nguồn vốn huy động tăng trưởng bền vững, ổn định. Tăng nguồn vốn có kỳ hạn, góp phần tích cực trong việc tăng tính chủ động trong cho vay, đáp ứng đủ vốn kịp thời cho khách hàng, tạo được sự tin tưởng và gắn bó lâu dài với khách hàng.

5.1.2 Tồn tại:

Cho vay hộ gia đình mà chủ yếu là trong lĩnh vực nông nghiệp thường vay nhỏ lẻ, mỗi cán bộ tín dụng quản lý gần 700 món vì thế nên cán bộ tín dụng chưa bám sát món vay, chậm trễ trong việc kiểm tra vốn và đôn đốc nhắc nhở người vay trả nợ lãi, gốc dẫn đến nợ lãi cao, nợ gia hạn nhiều.

Quận Cái Răng là một trong những Quận trung tâm của thành phố Cần

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay hộ gia đình tại NHNN và PTNT quận Cái Răng (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)