Nợ quá hạn theo thời hạn:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay hộ gia đình tại NHNN và PTNT quận Cái Răng (Trang 54)

Bảng 13: TỔNG NỢ QUÁ HẠN HỘ GIA ĐÌNH ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. Ngắn hạn 115 150 320 35 30,43 170 113,33 2. Trung hạn 15 3 50 -12 -80,00 47 1566,67 Tổng cộng 130 153 370 23 17,69 217 141,83

Nợ quá hạn tại ngân hàng tương đối thấp nhưng đều tăng lên qua các năm. Cụ thể: năm 2004 nợ quá hạn của ngân hàng là 130 triệu, trong đó nợ quá hạn ngắn hạn là 115 triệu đồng chiếm 88,5%, nợ quá hạn trung hạn là 15 triệu đồng, chiếm 11,5%. Năm 2004 88,46% 11,54% Năm 2005 98,04% 1,96% Ngắn hạn Trung hạn Năm 2006 86,49% 13,51%

Năm 2005 nợ quá hạn có sự tăng lên thành 153 triệu đồng, tăng 23 triệu đồng, tốc độ tăng là 17,7%. Trong năm này tỷ trọng của nợ quá hạn ngắn hạn tăng lên chiếm đến 98,04% tổng nợ quá hạn của ngân hàng, nợ quá hạn trung hạn có sự giảm đi đáng kể chỉ còn chiếm 1,96%. Ngân hàng cho vay nợ ngắn hạn nhiều, hơn nữa năm 2005 lại có sự tăng mạnh của nợ ngắn hạn mà cho vay nợ càng cao thì tiềm ẩn rủi ro càng cao, do đó nợ quá hạn ngắn hạn của năm 2005 lại tăng lên.

Năm 2006 tình hình nợ quá hạn tiếp tục tăng lên đến 370 triệu đồng, tăng hơn năm 2005 là 217 triệu đồng, tốc độ tăng là 142%, khá cao. Tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn của năm 2006 giảm xuống còn là 86% trong khi tỷ trọng nợ quá hạn trung hạn lại tăng lên đột biến chiếm đến 14% tổng nợ quá hạn của ngân hàng. Sự tăng lên khá cao của nợ quá hạn trung hạn là do nhiều người dân vay nợ tại ngân hàng từ các năm trước nhưng đến nay vẫn chưa trả nợ nên ngân hàng buộc phải chuyển các món vay này sang nợ quá hạn.

4.3.4.2 Nợ quá hạn phân theo đối tượng:

Bảng 14: NỢ QUÁ HẠN THEO ĐỐI TƯỢNG

ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. Cải tạo vườn 106 20 20 -86 -81,13 0 0 2. Chăn nuôi 0 10 0 10 X -10 -100,00 3. Mua bán nhỏ 24 3 94 -21 -87,50 91 3.033,33 4. Xây dựng sửa chữa nhà 0 120 256 120 X 136 113,33 Tổng cộng 130 153 370 23 17,69 217 141,83

(Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh) Qua bảng này ta có thể thấy được năm 2004 nợ quá hạn trong cải tạo vườn là 106 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ quá hạn ngắn hạn của năm này là 81,54% còn lại là nợ quá hạn đối với mua bán nhỏ là 24 triệu đồng, chiếm 18,46% tổng nợ quá hạn ngắn hạn. Lý do làm cho cải tạo vườn có nợ quá hạn lớn như vậy là vì trước đây đa số các hộ dân Quận Cái Răng sống bằng nghề trồng trọt, cải tạo vườn nên số hộ vay vốn vì mục đích này rất cao. Như chúng ta

đã biết tình hình thời tiết qua các năm nay có sự biến đổi phức tạp. Cụ thể năm 2006 vừa qua đã có trận bão số 9 vào miền Nam và gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Vì vậy các hộ này không có tiền trả cho ngân hàng. Chính vì thế nợ quá hạn của các năm trước để lại cũng khá lớn.

Năm 2005 nợ quá hạn ngắn hạn có chiều hướng tăng lên hơn năm 2004. Sở dĩ có sự tăng lên như vậy là do năm 2005 mặc dù nợ quá hạn cải tạo vườn và mua bán nhỏ có giảm xuống nhưng lại có sự xuất hiện của nợ quá hạn đối với chăn nuôi và xây dựng, sửa chữa nhà. Do năm 2004 ngân hàng cho vay đối với đối tượng này tăng lên mặc dù nhiều nhà đã trả nợ đúng hạn nhưng vẫn còn tình trạng nợ quá hạn diễn ra. Chăn nuôi trong năm 2005 tiếp tục vấp phải tình trạng dịch bệnh tràn lan, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người dân làm cho nhiều hộ dân không có khả năng trả nợ dẫn đến nợ quá hạn của đối tượng này tăng lên. Xây dựng và sửa chữa nhà cửa luôn tiềm ẩn rủi ro cao, nên cũng dễ dẫn đến nợ quá hạn.

Năm 2006 nợ quá hạn ngắn hạn có sự gia tăng mạnh, lên đến 370 triệu đồng, tăng 217 triệu đồng, tốc độ tăng là 141,83%. Sở dĩ có sự gia tăng nhanh như vậy là do nợ quá hạn đối với mua bán nhỏ có sự tăng lên là 94 triệu đồng. Một số hộ làm ăn không hiệu quả, sử dụng vốn sai mục đích làm cho tình trạng nợ quá hạn tăng nhanh. Ngoài ra, nợ quá hạn khác cũng tăng lên khá cao. Có sự gia tăng nhanh như vậy là do nợ quá hạn đối với xây dựng và sửa chữa nhà không những không giảm mà còn gia tăng mạnh hơn năm trước, tốc độ tăng là 113,33%. Cho vay xây dựng nhà ở luôn tiềm ẩn những rủi ro rất lớn do đó ngân hàng cần có nhiều biện pháp thắt chặt hơn nữa đối với loại vay vốn này.

Đối tượng mua máy móc nông nghiệp không có phát sinh nợ quá hạn. Năm 2004 nợ quá hạn cải tạo vườn không chỉ có ngắn hạn mà còn có cả trung hạn. Nguyên nhân là do năm này nông dân làm ăn thất bát, không có tiền trả nợ vay nên xảy ra tình trạng nợ quá hạn.

4.3.4.3 Nợ quá hạn theo phường:

Dựa vào số liệu của các phường, ta có thể biết được tình trạng nợ quá hạn ở mỗi vùng như thế nào từ đó có những giải pháp thích hợp cho từng vùng.

Bảng 15: NỢ QUÁ HẠN THEO PHƯỜNG ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Phường Ba Láng 0 0 96 0 X 96 X Phường Hưng Phú 0 0 60 0 X 60 X Phường Hưng Thạnh 0 0 0 0 X 0 X Phường Lê Bình 24 113 144 89 370,83 31 27,43 Phường Phú Thứ 80 0 0 -80 -100 0 X Phường Tân Phú 16 40 70 24 150 30 75,00 Phường Thường Thạnh 10 0 0 -10 -100 0 X Tổng cộng 130 153 370 23 17,69 217 141,83

(Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh) Dựa vào bảng trên ta có thể thấy được nợ quá hạn tập trung nhiều tại phường Phú Thứ, Lê Bình, Tân Phú, và Thường Thạnh. Trong đó phường Phú Thứ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ quá hạn. Đa số diện tích đất của phường này là đất nông nghiệp do đó khách hàng chủ yếu của phường là bà con nông dân cải tạo vườn, ruộng. Các hộ này còn khá nghèo vì vậy mà khả năng trả nợ còn bị hạn chế nhiều. Ngoài phường này còn có các phường Thường Thạnh, Tân Phú cũng có nợ quá hạn đối với đối tượng cải tạo vườn. Phường Lê Bình do là phường nằm ở vị trí trung tâm của Quận Cái Răng do đó nợ quá hạn ở đây đa số là nợ quá hạn ở đối tượng mua bán nhỏ.

Năm 2005 tình hình nợ quá hạn có sự gia tăng tương đối là 153 triệu đồng, tăng 23 triệu đồng, tốc độ tăng là 17,69%. Nợ quá hạn tập trung ở phường Lê Bình và phường Tân Phú. Phường Phú Thứ và Thường Thạnh mặc dù có nợ quá hạn trong năm 2004 nhưng sang đến năm này các cán bộ tín dụng đã có nhiều tích cực hơn trong công tác đôn đốc thu nợ điều này làm cho hai phường không còn nợ quá hạn nữa. Tình hình nợ quá hạn của phường Lê Bình tiếp tục tăng cao là do mặc dù vay mua bán nhỏ có sự giảm xuống về nợ quá hạn nhưng nợ quá hạn khác lại có sự tăng lên.

Năm 2006 nợ quá hạn tiếp tục tăng lên đến 370 triệu đồng, tăng 217 triệu đồng, tốc độ tăng là 141,83%. Sở dĩ có sự tăng nhanh như vậy là do nợ quá hạn của phường Lê Bình và Tân Phú tiếp tục tăng lên đồng thời các phường khác

nhân của tình trạng này là do phường Ba Láng cũng là một phường có tỷ lệ vay mua bán nhỏ cao, các hộ này làm ăn thua lỗ do đó làm cho nợ quá hạn tăng lên.

4.3.5 Phân tích tình hình nợ gia hạn:

Gia hạn nợ vay là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian ngoài thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Gia hạn nợ là một nghiệp vụ bình thường của ngân hàng. Nhưng một khi bị lạm dụng quá mức, gia hạn nợ có thể trở thành bức màn che giấu nợ xấu.

4.3.5.1 Nợ gia hạn theo thời gian:

Bảng 16: TỔNG NỢ GIA HẠN ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. Ngắn hạn 5.727 2.057 5.727 X -3.670 -64,08 2. Trung hạn 195 26 195 X -169 -86,67 Tổng cộng 5.922 2.083 5.922 X -3.839 -64,83

(Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh)

Năm 2004 các hộ gia đình chưa biết đến hình thức gia hạn nợ nên chưa ai sử dụng hình thức này.

Đến năm 2005 bắt đầu xuất hiện tình trạng gia hạn nợ là 5.922 triệu đồng, trong đó gia hạn nợ ngắn hạn là 5.727 triệu đồng, nợ gia hạn trung hạn là 195 triệu đồng. Đa số người dân đến vay nợ là hộ nông nghiệp, kiến thức của họ vẫn còn hạn chế do đó khi đi vay nợ các hộ này hứa sẽ trả nợ đúng hạn mà không xem xét kỹ thời gian đó đã tới vụ thu hoạch chưa. Chính điều đó làm cho họ không kịp chuẩn bị tiền trả nợ do đó phải đến ngân hàng gia hạn nợ.

Sang năm 2006 nợ gia hạn giảm xuống chỉ còn là 2.083 triệu đồng, giảm 4.439 triệu đồng, tốc độ giảm là 68,06%. Năm này nợ gia hạn ngắn hạn giảm xuống còn là 2.057 triệu đồng, giảm 3.670 triệu đồng, tốc độ giảm là 64,08%. Nợ gia hạn trung hạn cũng có sự giảm xuống còn 26 triệu đồng, tốc độ giảm là 86,67%. Sở dĩ có sự sụt giảm này là vì một phần những hộ đã gia hạn nợ trước đây đã trả đủ nợ cho ngân hàng, số còn lại đã bị chuyển sang nợ quá hạn do đã

hết thời gian gia hạn mà vẫn chưa trả được nợ, còn có một số người dân mới bắt đầu gia hạn trong năm 2006 nhưng số lượng không nhiều như năm 2005.

4.3.5.2 Nợ gia hạn phân theo đối tượng:

Bảng 17: NỢ GIA HẠN THEO ĐỐI TƯỢNG

ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. Cải tạo vườn 0 1.718 0 1.718 X -1.718 -100 2. Chăn nuôi 0 210 192 210 X -18 -8,57

3. Mua máy nông nghiệp 0 0 26 0 X 26 X

4. Mua bán nhỏ 0 1.658 1.280 1.658 X -378 -22,80

5. Xây dựng sửa chữa nhà 0 2.336 585 2.336 X -1.751 -74,96

Tổng cộng 0 5.922 2.083 5.922 X -3.839 -64,83

(Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh) Dựa vào bảng trên ta có thể thấy được năm 2004 không có phát sinh nợ gia hạn chỉ đến năm 2005 nợ gia hạn mới bắt đầu xuất hiện. Cụ thể năm 2005 đa số khách hàng đến gia hạn nợ thuộc đối tượng là cải tạo vườn, chăn nuôi và mua bán nhỏ. Sở dĩ các hộ này đến gia hạn nợ là do họ thấy khả năng trả nợ chưa được nên đến nhờ ngân hàng tăng thêm kỳ hạn cho món vay của họ. Đây là lý do khiến cho nợ quá hạn tương đối thấp hơn so với nợ gia hạn. Đến năm 2006 nợ gia hạn có chiều hướng giảm xuống nhưng vẫn còn khá cao so với nợ quá hạn năm này. Nguyên nhân là do các hộ gia hạn nợ trước đây đã đến thời hạn trả nợ họ phải trả nợ hoặc nếu không sẽ chuyển sang nợ quá hạn.

Tóm lại:

Gia hạn nợ chỉ là phương án tạm thời của ngân hàng dành cho các khách hàng chưa có khả năng trả được nợ. Đây cũng là biện pháp giúp cho các hộ gặp mùa màng thất bát, giúp các hộ này có điều kiện gia hạn nợ đến kỳ hạn sau. Tuy nhiên, đối với một số hộ dù có gia hạn nợ nhưng họ cũng không trả nợ sau khi đã đến hạn, đây là những hộ ta cần nắm rõ và phải thẩm định kỹ lưỡng trước khi cho họ vay cũng như trước khi gia hạn nợ cho họ.

4.3.5.3 Gia hạn nợ theo phường:

Công tác gia hạn nợ diễn ra thường xuyên tại ngân hàng do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan mà khách hàng không trả được nợ đúng thời hạn. Do đó ta cũng phải có những biện pháp quản lý đối với các đối tượng này nhằm tránh tình trạng gian lận của một số khách hàng muốn gia hạn mà không muốn trả nợ.

Bảng 18: GIA HẠN NỢ THEO PHƯỜNG

ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Phường Ba Láng 119 1.590 119 X 1.471 1236,13 Phường Hưng Thạnh 130 0 130 X -130 -100 Phường Lê Bình 3.613 275 3.613 X -3.338 -92,39 Phường Phú Thứ 1.309 0 1.309 X -1.309 -100 Phường Tân Phú 489 198 489 X -291 -59,51 Phường Thường Thạnh 262 20 262 X -242 -92,37 Tổng cho vay 5.922 2.083 5.922 X -3.839 -64,83

(Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh) Như ta đã biết nợ gia hạn chỉ xuất hiện vào năm 2005, năm 2004 chưa có nợ gia hạn. Năm 2005 tình hình nợ gia hạn đều có ở hầu hết các phường chỉ có phường Hưng Phú là không xuất hiện nợ gia hạn. Phường có tỷ trọng nợ gia hạn cao nhất là phường Lê Bình chiếm tới 61,01% tổng nợ gia hạn, kế đó là phường Phú Thứ chiếm 22,10%. Phường Lê Bình chiếm tỷ trọng cao là do đây là phường có đa số khách hàng là mua bán nhỏ loại hình này hoạt động không hiệu quả trong năm 2005 do đó làm cho nợ gia hạn trong thời gian này tăng cao.

Năm 2006 nợ gia hạn có sự giảm xuống rõ rệt, chỉ còn 2.083 triệu đồng. Điều này là do hầu hết nợ gia hạn của tất cả các phường đều giảm xuống, chỉ có phường Ba Láng là có nợ gia hạn tăng lên. Nguyên nhân là một số khách hàng của phường này cũng gặp khó khăn nên công tác trả nợ còn hạn chế. Chính vì vậy họ đề nghị ngân hàng cho thêm thời hạn đối với món vay của họ.

Tóm lại:

Qua phân tích nợ gia hạn ta có thể thấy đa số các hộ gia đình chưa có khả năng trả nợ trong khi món nợ vay đã đến kỳ hạn. Điều này một phần làm cho nợ quá hạn của ngân hàng có phát sinh nhưng không cao. Gia hạn nợ là một việc làm tốt giúp cho các hộ gia đình này có thêm thời gian để xoay sở đồng vốn nhằm tìm ra nguồn vốn trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, một số khách hàng đã lợi dụng điều này để chiếm dụng vốn của ngân hàng. Do đó chúng ta cần có những biện pháp hạn chế các khách hàng này như: tăng lãi suất đối với món vay đó, viết giấy cam đoan nhằm ràng buộc nghĩa vụ trả nợ đối với các hộ này…

4.3.6 Phân tích các chỉ số đánh giá hiệu quả tín dụng hộ gia đình:

Trên cơ sở “đi vay để cho vay” bất kỳ một ngân hàng nào cũng vậy, hoạt động cho vay là hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng. Hoạt động cho vay hộ gia đình của ngân hàng Quận Cái Răng luôn diễn ra thường xuyên liên tục và mang lại hiệu quả cao trong quá trình hoạt động. Hoạt động cho vay này được đánh giá qua các chỉ số tài chính sau:

4.3.6.1 Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn:

Chỉ tiêu này có sự gia tăng qua các năm. Năm 2004 chỉ số này là 49,42%, sang đến năm 2005 chỉ số này đã tăng lên đạt là 71,26%, đến năm 2006 chỉ số này là 78,24%. Điều này cho thấy ngân hàng tập trung vốn vào hoạt động tín

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay hộ gia đình tại NHNN và PTNT quận Cái Răng (Trang 54)