Dư nợ theo thời hạn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay hộ gia đình tại NHNN và PTNT quận Cái Răng (Trang 51)

Bảng 10: TỔNG DƯ NỢ CHO VAY HỘ GIA ĐÌNH

ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. Ngắn hạn 50.445 79.585 78.314 29.140 57,77 -1.271 -1,60 2. Trung hạn 29.590 44.795 49.520 15.205 51,39 4.725 10,55 Tổng cộng 80.035 124.380 127.834 44.345 55,41 3.454 2,78

(Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh) Dư nợ năm 2004 của ngân hàng là 80.035 triệu đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn là 50.445 triệu đồng; dư nợ trung hạn là 29.590 triệu.

Năm 2005 tổng dư nợ tăng lên đạt 124.380 triệu đồng, tăng 44.345 triệu đồng, tốc độ tăng là 55,41%, trong đó dư nợ ngắn hạn là 79.585 triệu đồng còn dư nợ trung hạn là 44.795 triệu đồng, cả dư nợ ngắn hạn và trung hạn năm 2005 đều tăng lên tương đối. Doanh số cho vay năm 2005 có sự tăng lên nên làm cho dư nợ tăng lên.

Dư nợ năm 2006 là 127.834 triệu đồng, tăng 3.454 triệu đồng, tốc độ tăng là 2,78%, năm này có sự giảm sút tương đối của dư nợ ngắn hạn trong khi dư nợ trung hạn vẫn tiếp tục tăng lên. Năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn giảm xuống 13,12% trong khi doanh số thu nợ lại tăng 21,83% làm cho dư nợ ngắn hạn có sự giảm sút.

4.3.3.2 Dư nợ phân theo đối tượng:

Trong năm 2004 dư nợ đối với xây dựng và sửa chữa nhà chiếm cao nhất trong tổng dư nợ đạt 39.840 triệu đồng, mua bán nhỏ đạt 22.452 triệu đồng cao thứ hai trong dư nợ hộ gia đình, chăm sóc, cải tạo vườn cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu dư nợ của ngân hàng năm 2004 đạt 15.924 triệu đồng còn lại đối tượng chăn nuôi chỉ chiếm một phần nhỏ.

Năm 2005 dư nợ ngắn hạn tăng lên đáng kể nguyên nhân là do các khách hàng vay tiền kinh doanh mua bán nhỏ ngày càng tăng mạnh. Các đối tượng vay này tăng mạnh là do Quận Cái Răng mới chia tách nên quận rất tạo điều kiện cho

các thành phần kinh tế phát triển. Dư nợ đối tượng xây dựng và sửa chữa nhà vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất và tiếp tục tăng trong năm 2005 đạt 57.765 triệu đồng. Các đối tượng khác cũng có sự gia tăng về dư nợ. Dư nợ về chăn nuôi cũng chiếm tỷ trọng cao hơn so với năm 2004, chỉ có dư nợ cải tạo vườn là có sự giảm sút nhẹ về tỷ trọng trong năm 2004. Điều này là do mặc dù chăn nuôi cũng có sự gia tăng về dư nợ so với năm 2004 nhưng do đây là lĩnh vực còn ít người vay nên do vậy tốc độ tăng của ngành này mặc dù khá lớn 117,76% nhưng lại vẫn là ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất.

Bảng 11: TỔNG DƯ NỢ THEO ĐỐI TƯỢNG

ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. Cải tạo vườn 15.924 25.065 27.045 9.141 57,40 1.980 7,90 2. Chăn nuôi 1.622 3.532 7.221 1.910 117,76 3.689 104,45 3. Mua máy nông nghiệp 197 181 100 -16 -8,12 -81 -44,75 4. Mua bán nhỏ 22.452 37.837 43.636 15.385 68,52 5.799 15,33 5. Xây dựng sửa chữa nhà 39.840 57.765 49.832 17.925 44,99 -7.933 -13,73

Tổng cộng 80.035 124.380 127.834 44.345 55,41 3.454 2,78

(Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh) Năm 2006 dư nợ đối với hộ gia đình tiếp tục gia tăng. Trong đó tốc độ tăng của ngành chăn nuôi là cao nhất tăng đến 104,45%. Điều này làm cho tỷ trọng của chăn nuôi trong tổng dư nợ của ngân hàng cũng có sự gia tăng tương đối. Các lĩnh vực khác cũng có sự gia tăng về dư nợ. Sở dĩ chăn nuôi có sự gia tăng mạnh về dư nợ là do những năm vừa qua tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi đã ảnh hưởng đến làm giảm năng suất. Do đó nhu cầu vốn của người dân nhằm tái tạo cũng như chăm sóc đàn vật nuôi rất cần thiết và tăng lên.

Trong khi các đối tượng khác đều có sự gia tăng thì dư nợ mua máy móc nông nghiệp lại có sự giảm dần qua các năm. Điều này là do máy móc nông nghiệp có thời gian sử dụng tương đối lâu và việc cho vay đối với đối tượng này cũng tương đối dài do đó người dân đã vay ở những năm trước thì họ tiếp tục trả nợ mà không vay thêm do vậy làm cho dư nợ của đối tượng này giảm xuống.

do nhu cầu vay tiền để sửa chữa nhà không còn “sốt” như những năm trước đây nữa, hơn nữa thu nợ đối với các hộ này tăng lên trong khi doanh số cho vay lại giảm xuống nên làm cho dư nợ giảm.

Tóm lại:

Dư nợ hộ gia đình tại ngân hàng là một phần để đánh giá khả năng hoạt động của ngân hàng, do đó nó cũng phụ thuộc rất nhiều vào chính sách của ngân hàng. Qua quá trình phân tích ta có thể thấy được là dư nợ của ngân hàng là khá tốt, tăng đều qua các năm. Tuy nhiên dư nợ đối với việc mua máy móc nông nghiệp lại có sự giảm đi tương đối, ta cần tìm hiểu kỹ hơn về đối tượng này để có thể cho họ vay, làm gia tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Cũng như doanh số cho vay, dư nợ ngắn hạn tại ngân hàng có tỷ trọng cao hơn nhiều so với dư nợ trung hạn. Đây là điểm hạn chế của ngân hàng vì cho vay trung hạn mặc dù rủi ro cao hơn cho vay ngắn hạn nhưng bù lại lợi nhuận thu được từ cho vay này cao hơn nhiều so với cho vay ngắn hạn. Do đó trong thời gian tới chúng ta cũng cần nâng dần doanh số cho vay cũng như dư nợ đối với loại thời hạn này.

4.3.3.3 Dư nợ theo phường:

Cũng như doanh số cho vay theo phường, dư nợ hộ gia đình đối với từng phường cụ thể sẽ cho ta thấy rõ được công tác cho vay của từng phường, biết được phường nào tập trung chủ yếu là đối tượng vay vốn nào từ đó sẽ có những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao loại hình cho vay tại phường đó.

Bảng 12: DƯ NỢ THEO PHƯỜNG

ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Phường Ba Láng 4.039 10.546 12.556 6.507 161,10 2.010 19,06 Phường Hưng Phú 4.300 16.668 21.118 12.368 287,63 4.450 26,70 Phường Hưng Thạnh 1.633 5.872 8.208 4.239 259,58 2.336 39,78 Phường Lê Bình 40.145 42.975 31.290 2.830 7,05 -11.685 -27,19 Phường Phú Thứ 14.312 20.021 23.633 5.709 39,89 3.612 18,04 Phường Tân Phú 9.638 19.770 21.979 10.132 105,13 2.209 11,17 Phường Thường Thạnh 5.968 8.528 9.050 2.560 42,90 522 6,12 Tổng cho vay 80.035 124.380 127.834 44.345 55,41 3.454 2,78

Doanh số dư nợ đối với các phường cũng gia tăng qua các năm. Chỉ có phường Lê Bình có sự giảm tương đối trong năm 2006. Doanh số cho vay phường Lê Bình giảm trong khi doanh số thu nợ phường Lê Bình lại tăng do đó làm cho dư nợ giảm. Tuy nhiên cũng như doanh số cho vay và thu nợ, dư nợ của phường Lê Bình vẫn còn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ.

Dư nợ đối với các phường khác đều tăng mặc dù doanh số cho vay một số phường có sự giảm sút như phường Phú Thứ, Tân Phú, Thường Thạnh…Đó là do thu nợ cũng gia tăng nhưng thấp hơn so với doanh số cho vay do đó làm cho dư nợ cũng tăng lên.

Tóm lại:

Dư nợ theo phường cũng có sự gia tăng đáng kể. Điều này chứng tỏ ngày càng có nhiều hộ gia đình đến vay vốn tại ngân hàng. Đây là điều đáng mừng chứng tỏ tình hình sử dụng vốn của ngân hàng là tương đối tốt. Tuy nhiên ta còn phải xem xét tình trạng nợ quá hạn của ngân hàng từ đó mới có thể thể kết luận được công tác cho vay của ngân hàng có hiệu quả hay không.

4.3.4 Phân tích tình hình nợ quá hạn:

Theo quy luật chung đã đầu tư là phải có rủi ro. Cho nên ở bất kỳ lĩnh vực nào khi đầu tư càng nhiều thì rủi ro càng cao. Để đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng, người ta thuờng xem xét tình trạng nợ quá hạn của ngân hàng.

Nợ quá hạn là khi đến kỳ hạn trả nợ hoặc kết thúc thời hạn cho vay, nếu khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn và không được điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc không được gia hạn nợ, thì số nợ đến hạn không trả được bị chuyển sang nợ quá hạn và khách hàng phải chịu lãi suất nợ quá hạn đối với số tiền chậm trả.

4.3.4.1 Nợ quá hạn theo thời hạn:

Bảng 13: TỔNG NỢ QUÁ HẠN HỘ GIA ĐÌNH ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. Ngắn hạn 115 150 320 35 30,43 170 113,33 2. Trung hạn 15 3 50 -12 -80,00 47 1566,67 Tổng cộng 130 153 370 23 17,69 217 141,83

Nợ quá hạn tại ngân hàng tương đối thấp nhưng đều tăng lên qua các năm. Cụ thể: năm 2004 nợ quá hạn của ngân hàng là 130 triệu, trong đó nợ quá hạn ngắn hạn là 115 triệu đồng chiếm 88,5%, nợ quá hạn trung hạn là 15 triệu đồng, chiếm 11,5%. Năm 2004 88,46% 11,54% Năm 2005 98,04% 1,96% Ngắn hạn Trung hạn Năm 2006 86,49% 13,51%

Năm 2005 nợ quá hạn có sự tăng lên thành 153 triệu đồng, tăng 23 triệu đồng, tốc độ tăng là 17,7%. Trong năm này tỷ trọng của nợ quá hạn ngắn hạn tăng lên chiếm đến 98,04% tổng nợ quá hạn của ngân hàng, nợ quá hạn trung hạn có sự giảm đi đáng kể chỉ còn chiếm 1,96%. Ngân hàng cho vay nợ ngắn hạn nhiều, hơn nữa năm 2005 lại có sự tăng mạnh của nợ ngắn hạn mà cho vay nợ càng cao thì tiềm ẩn rủi ro càng cao, do đó nợ quá hạn ngắn hạn của năm 2005 lại tăng lên.

Năm 2006 tình hình nợ quá hạn tiếp tục tăng lên đến 370 triệu đồng, tăng hơn năm 2005 là 217 triệu đồng, tốc độ tăng là 142%, khá cao. Tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn của năm 2006 giảm xuống còn là 86% trong khi tỷ trọng nợ quá hạn trung hạn lại tăng lên đột biến chiếm đến 14% tổng nợ quá hạn của ngân hàng. Sự tăng lên khá cao của nợ quá hạn trung hạn là do nhiều người dân vay nợ tại ngân hàng từ các năm trước nhưng đến nay vẫn chưa trả nợ nên ngân hàng buộc phải chuyển các món vay này sang nợ quá hạn.

4.3.4.2 Nợ quá hạn phân theo đối tượng:

Bảng 14: NỢ QUÁ HẠN THEO ĐỐI TƯỢNG

ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. Cải tạo vườn 106 20 20 -86 -81,13 0 0 2. Chăn nuôi 0 10 0 10 X -10 -100,00 3. Mua bán nhỏ 24 3 94 -21 -87,50 91 3.033,33 4. Xây dựng sửa chữa nhà 0 120 256 120 X 136 113,33 Tổng cộng 130 153 370 23 17,69 217 141,83

(Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh) Qua bảng này ta có thể thấy được năm 2004 nợ quá hạn trong cải tạo vườn là 106 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ quá hạn ngắn hạn của năm này là 81,54% còn lại là nợ quá hạn đối với mua bán nhỏ là 24 triệu đồng, chiếm 18,46% tổng nợ quá hạn ngắn hạn. Lý do làm cho cải tạo vườn có nợ quá hạn lớn như vậy là vì trước đây đa số các hộ dân Quận Cái Răng sống bằng nghề trồng trọt, cải tạo vườn nên số hộ vay vốn vì mục đích này rất cao. Như chúng ta

đã biết tình hình thời tiết qua các năm nay có sự biến đổi phức tạp. Cụ thể năm 2006 vừa qua đã có trận bão số 9 vào miền Nam và gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Vì vậy các hộ này không có tiền trả cho ngân hàng. Chính vì thế nợ quá hạn của các năm trước để lại cũng khá lớn.

Năm 2005 nợ quá hạn ngắn hạn có chiều hướng tăng lên hơn năm 2004. Sở dĩ có sự tăng lên như vậy là do năm 2005 mặc dù nợ quá hạn cải tạo vườn và mua bán nhỏ có giảm xuống nhưng lại có sự xuất hiện của nợ quá hạn đối với chăn nuôi và xây dựng, sửa chữa nhà. Do năm 2004 ngân hàng cho vay đối với đối tượng này tăng lên mặc dù nhiều nhà đã trả nợ đúng hạn nhưng vẫn còn tình trạng nợ quá hạn diễn ra. Chăn nuôi trong năm 2005 tiếp tục vấp phải tình trạng dịch bệnh tràn lan, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người dân làm cho nhiều hộ dân không có khả năng trả nợ dẫn đến nợ quá hạn của đối tượng này tăng lên. Xây dựng và sửa chữa nhà cửa luôn tiềm ẩn rủi ro cao, nên cũng dễ dẫn đến nợ quá hạn.

Năm 2006 nợ quá hạn ngắn hạn có sự gia tăng mạnh, lên đến 370 triệu đồng, tăng 217 triệu đồng, tốc độ tăng là 141,83%. Sở dĩ có sự gia tăng nhanh như vậy là do nợ quá hạn đối với mua bán nhỏ có sự tăng lên là 94 triệu đồng. Một số hộ làm ăn không hiệu quả, sử dụng vốn sai mục đích làm cho tình trạng nợ quá hạn tăng nhanh. Ngoài ra, nợ quá hạn khác cũng tăng lên khá cao. Có sự gia tăng nhanh như vậy là do nợ quá hạn đối với xây dựng và sửa chữa nhà không những không giảm mà còn gia tăng mạnh hơn năm trước, tốc độ tăng là 113,33%. Cho vay xây dựng nhà ở luôn tiềm ẩn những rủi ro rất lớn do đó ngân hàng cần có nhiều biện pháp thắt chặt hơn nữa đối với loại vay vốn này.

Đối tượng mua máy móc nông nghiệp không có phát sinh nợ quá hạn. Năm 2004 nợ quá hạn cải tạo vườn không chỉ có ngắn hạn mà còn có cả trung hạn. Nguyên nhân là do năm này nông dân làm ăn thất bát, không có tiền trả nợ vay nên xảy ra tình trạng nợ quá hạn.

4.3.4.3 Nợ quá hạn theo phường:

Dựa vào số liệu của các phường, ta có thể biết được tình trạng nợ quá hạn ở mỗi vùng như thế nào từ đó có những giải pháp thích hợp cho từng vùng.

Bảng 15: NỢ QUÁ HẠN THEO PHƯỜNG ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Phường Ba Láng 0 0 96 0 X 96 X Phường Hưng Phú 0 0 60 0 X 60 X Phường Hưng Thạnh 0 0 0 0 X 0 X Phường Lê Bình 24 113 144 89 370,83 31 27,43 Phường Phú Thứ 80 0 0 -80 -100 0 X Phường Tân Phú 16 40 70 24 150 30 75,00 Phường Thường Thạnh 10 0 0 -10 -100 0 X Tổng cộng 130 153 370 23 17,69 217 141,83

(Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh) Dựa vào bảng trên ta có thể thấy được nợ quá hạn tập trung nhiều tại phường Phú Thứ, Lê Bình, Tân Phú, và Thường Thạnh. Trong đó phường Phú Thứ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ quá hạn. Đa số diện tích đất của phường này là đất nông nghiệp do đó khách hàng chủ yếu của phường là bà con nông dân cải tạo vườn, ruộng. Các hộ này còn khá nghèo vì vậy mà khả năng trả nợ còn bị hạn chế nhiều. Ngoài phường này còn có các phường Thường Thạnh, Tân Phú cũng có nợ quá hạn đối với đối tượng cải tạo vườn. Phường Lê Bình do là phường nằm ở vị trí trung tâm của Quận Cái Răng do đó nợ quá hạn ở đây đa số là nợ quá hạn ở đối tượng mua bán nhỏ.

Năm 2005 tình hình nợ quá hạn có sự gia tăng tương đối là 153 triệu đồng, tăng 23 triệu đồng, tốc độ tăng là 17,69%. Nợ quá hạn tập trung ở phường Lê Bình và phường Tân Phú. Phường Phú Thứ và Thường Thạnh mặc dù có nợ quá hạn trong năm 2004 nhưng sang đến năm này các cán bộ tín dụng đã có

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay hộ gia đình tại NHNN và PTNT quận Cái Răng (Trang 51)