Doanh số cho vay theo thời hạn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay hộ gia đình tại NHNN và PTNT quận Cái Răng (Trang 36)

Dựa vào bảng 4 ta có doanh số cho vay của ngân hàng năm 2004 là 92.797 triệu đồng trong đó cho vay ngắn hạn là 62.714 triệu đồng chiếm khoảng 67,58% tổng doanh số cho vay còn cho vay trung hạn chỉ có 30.083 triệu đồng chiếm khoảng 32,42% tổng doanh số cho vay hộ gia đình. Như vậy cho thấy cho vay ngắn hạn của ngân hàng chiếm khá lớn.

Bảng 4: TỔNG DOANH SỐ CHO VAY

ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. Ngắn hạn 62.714 105.218 91.418 42.504 67,77 -13.800 -13,12 2. Trung hạn 30.083 32.327 24.885 2.244 7,46 -7.442 -23,02 Tổng cộng 92.797 137.545 116.303 44.748 48,22 -21.242 -15,44

Sang năm 2005 doanh số cho vay đã tăng lên đạt 137.545 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2004 là 42.504 triệu đồng, tốc độ tăng là 67,77% so với năm 2004. Điều này cho thấy nhu cầu vốn để sản xuất của người dân ngày càng cao. Đối với cho vay ngắn hạn, doanh số lĩnh vực này vẫn chiếm tỷ trọng lớn đạt 105.218 triệu đồng (khoảng 76,50%) trong khi tỷ trọng từ cho vay trung hạn giảm xuống còn khoảng 23,50%. Mặc dù vậy so với năm 2004 cả cho vay ngắn hạn và trung hạn đều gia tăng. Năm 2006 lại có sự giảm dần trong tổng doanh số cho vay chỉ đạt 116.303 triệu đồng, giảm 21.242 triệu đồng với tốc độ giảm xuống là 15,44%. Sự giảm xuống này là do tình hình huy động vốn có giảm xuống nhưng không đáng kể đã làm ảnh hưởng đến doanh số cho vay.

Dựa vào hình 3 ta có thể thấy được doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Nhu cầu vay vốn của bà con nông dân chủ yếu là để bổ sung vốn thiếu hụt tạm thời, mục đích xin vay là để mua con giống, phân bón, thuốc trừ sâu…

Bên cạnh nhu cầu vay vốn ngắn hạn người dân cũng có nhu cầu vay vốn trung hạn nhằm thực hiện các phương án kinh doanh như đầu tư cải tạo đồng ruộng, làm thủy lợi nhỏ, đắp bờ bao, đầu tư cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn trái... Vì vậy mà nhu cầu vốn cho vay trung hạn cũng chiếm một vị trí trong tổng doanh số cho vay. Tuy nhiên, cho vay trung hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn rất nhiều so với cho vay ngắn hạn trong cơ cấu cho vay của ngân hàng. Ngân hàng chưa thực sự chú trọng đến cho vay trung hạn là vì cho vay trung hạn có tỷ lệ rủi ro cao hơn nhưng mặt khác tiền lãi thu được lại cao hơn cho vay ngắn hạn. Trong những năm tới chúng ta cần phải có những biện pháp thu hút vốn nhàn rỗi trung và dài hạn vì điều này sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng có thể dùng số tiền này cho vay trung hạn nhiều hơn.

Năm 2004 67,58% 32,42% Năm 2005 76,50% 23,50% Ngắn hạn Trung hạn Năm 2006 78,60% 21,40%

Hình 3: Tỷ trọng doanh số cho vay hộ gia đình từ năm 2004 - 2006

Sau đây ta sẽ đi sâu vào phân tích các khoản mục cho vay của ngân hàng để thấy được tỷ trọng của từng thành phần kinh tế trong tổng doanh số cho vay.

4.3.1.2 Doanh số cho vay phân theo đối tượng:

Thực tiễn cho thấy, tín dụng hộ gia đình đã thực sự đáp ứng được nhu cầu vốn bị thiếu hụt của bà con nông dân tại địa bàn Quận Cái Răng. Kết quả cho vay hộ gia đình đạt được tiến bộ rất đáng kể.

Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY HỘ GIA ĐÌNH THEO ĐỐI TƯỢNG

ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. Cải tạo vườn 23.440 29.366 24.379 5.926 25,28 -4.987 -16,98 2. Chăn nuôi 1.463 4.608 10.122 3.145 214,97 5.514 119,66

3. Mua máy nông nghiệp 361 0 40 -361 -100 40 X

4. Mua bán nhỏ 24.088 45.333 46.951 21.245 88,20 1.618 3,57 5. Xây dựng, sửa chữa nhà 43.445 58.238 34.811 14.793 34,05 -23.427 -40,23 Tổng cộng 92.797 137.545 116.303 44.748 48,22 -21.242 -15,44

(Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh) ™ Cho vay cải tạo vườn:

Do đất đai ở đây màu mỡ nên số lượng vốn vay ở đây luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Cụ thể, năm 2004 doanh số cho vay ngắn hạn đối với cải tạo vườn là 23.440 triệu đồng chiếm 25,26% tổng doanh số cho vay hộ gia đình. Sang đến năm 2005 con số này đã gia tăng lên đạt 29.366 triệu đồng, tăng 5.926 triệu đồng, tốc độ tăng 26,28%. Năm 2004 và 2005 người dân đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt nên doanh thu hàng năm tăng lên, cải thiện được đời sống của người dân. Từ đó, người dân tích cực trồng trọt, cải tạo vườn và đòi hỏi phải có vốn, vì thế họ đã tìm đến ngân hàng để vay vốn làm cho doanh số cho vay của ngân hàng trong hai năm 2005 tăng lên. Đến năm 2006 cho vay cải tạo vườn có sự giảm sút tương đối đạt 24.379 triệu đồng, giảm 4.987 triệu đồng tức khoảng 16,98%. Tình hình cho vay cải tạo vườn có chiều hướng giảm tương đối là do lĩnh vực trồng trọt không tạo ra nhiều lợi nhuận cho người nông dân bằng những lĩnh vực khác nên nhiều người dân đã chuyển đổi sang những lĩnh vực khác làm cho doanh số cho vay cải tạo vườn có sự giảm sút tương đối. Ngoài ra một phần diện tích đất nông nghiệp

bị thu hồi phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế, phát triển đô thị của thành phố. Do đó, cho vay lĩnh vực trồng trọt trong những năm vừa qua giảm.

™ Cho vay chăn nuôi:

Dựa vào bảng số liệu ta có được doanh số cho vay chăn nuôi của ngân hàng tăng qua các năm. Cụ thể như sau: năm 2004 doanh số cho vay đạt 1.463 triệu đồng chỉ chiếm tỷ trọng thấp nhất 1,58%, đến năm 2005 doanh số cho vay tăng lên đạt 4.608 triệu đồng tăng 3.145 triệu đồng tốc độ tăng là 214,97%, sang đến năm 2006 con số này là 10.122 triệu đồng, tăng 5.514 triệu đồng tốc độ tăng đạt 119,66%. Chăn nuôi có sự gia tăng đáng kể qua các năm, tỷ trọng chăn nuôi trong tổng doanh số cho vay gia tăng qua các năm. Mặc dù năm 2005 vẫn còn ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nhưng doanh số cho vay chăn nuôi vẫn tăng cao do người dân đã chuyển sang nuôi các loại cá như: cá trê vàng lai, cá tra, cá basa,… Đến năm 2006 nông dân đã có nhiều kinh nghiệm hơn đối với các loại dịch bệnh kết hợp với sự tham gia của đội ngũ cán bộ thú y nên đã mở rộng cho vay đối với lĩnh vực này làm cho doanh số cho vay chăn nuôi tiếp tục tăng. Doanh số cho vay chăn nuôi vẫn còn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số cho vay hộ gia đình. Do người dân còn chăn nuôi với quy mô nhỏ, chưa có trình độ kỹ thuật cũng như vốn để chăn nuôi với quy mô lớn. Doanh số cho vay chăn nuôi của ngân hàng ngày càng tăng chứng tỏ ngân hàng đang ngày càng hỗ trợ nhiều hơn cho hoạt động chăn nuôi thông qua vốn kết hợp với thẩm định các dự án khả thi.

™ Cho vay mua máy nông nghiệp:

Doanh số cho vay mua máy nông nghiệp có sự biến động rất lớn qua các năm. Cụ thể, năm 2004 cho vay để mua máy móc nông nghiệp là 361 triệu đồng chiếm 1,2% trong tổng doanh số cho vay, đến năm 2005 không hộ dân nào đi vay để mua máy móc sử dụng cho nông nghiệp. Do nhu cầu mua máy móc nông nghiệp đã ổn định, người dân ý thức về việc sử dụng và bảo quản máy được lâu dài hơn. Hơn nữa máy móc nông nghiệp khi mua về thời gian sử dụng rất dài, có thể là 2-5 năm hoặc hơn nữa, do đó khi những hộ nông dân đi vay tiền mua máy móc nông nghiệp thì thời gian lâu sau họ mới có thể trở lại vay ngân hàng với mục đích đó. Năm 2006 cho vay mua máy nông nghiệp tăng nhưng không cao đạt 40 triệu đồng chỉ chiếm một khoảng rất nhỏ trong cơ cấu cho vay trung hạn

năm 2006 chỉ có 0,15%. Sự tăng lên này là do một số hộ trước đây chưa biết đến khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhưng khi nhìn thấy các bà con nông dân trong vùng sử dụng kỹ thuật mới thì họ đã thay đổi cách nghĩ. Họ đã biết tận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm làm giảm bớt lao động chân tay, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất thu hoạch. Vì vậy các hộ này đến ngân hàng xin hỗ trợ thêm vốn nhằm thực hiện dự án của mình do đó làm cho doanh số cho vay đối tượng này tăng lên vào năm 2006.

™ Cho vay mua bán nhỏ:

Bên cạnh cho vay nông nghiệp thì cho vay mua bán nhỏ cũng luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Do Quận Cái Răng có chợ nổi nên phần lớn các hộ dân tại đây vay vốn ngân hàng để mua bán nhỏ nhằm thực hiện buôn bán trên sông như: bán thuốc, sữa, máy móc, tivi... Năm 2004 doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ kinh doanh mua bán nhỏ này là 24.088 triệu đồng chiếm 25,96% trong tổng doanh số cho vay hộ gia đình. Đến năm 2005 con số này tăng lên thành 45.333 triệu đồng chiếm 32,96% tăng 21.245 triệu đồng tốc độ tăng khoảng 88,20%. Năm 2006 doanh số cho vay trong lĩnh vực này tiếp tục gia tăng đạt 46.951 triệu đồng tăng 1.618 triệu đồng tốc độ tăng là 3,57%. Định hướng phát triển của nước ta là tập trung đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang hướng công nghiệp và dịch vụ theo nghị quyết 45 của Bộ Chính trị và quyết định số 210/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Các nghị quyết này đã góp phần thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong vùng, từ đó người dân có khuynh hướng chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy sự phát triển của các thành phần kinh tế phi nông nghiệp trên địa bàn mà NHN0 & PTNT Quận Cái Răng cần chú trọng khai thác hơn nữa. So với nhịp độ phát triển của Quận Cái Răng trong những năm tới doanh số này sẽ còn tăng cao hơn nữa. Do đó chi nhánh cần có những biện pháp hiệu quả để thu hút nhằm đạt được kết quả cao.

™ Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà:

Doanh số cho vay đối với lĩnh vực này cũng có sự biến động qua các năm. Năm 2004 doanh số cho vay xây dựng và sửa chữa nhà là 43.445 triệu đồng chiếm khá cao trong tổng doanh số cho vay khoảng 46,82%. Năm 2005 doanh số

cho vay xây dựng, sửa chữa nhà tiếp tục tăng đạt 58.238 triệu đồng chiếm tỷ trọng 42,34%, tăng 14.793 triệu đồng tốc độ tăng đạt 34,05%. Mức sống người dân càng cao thì nhu cầu ăn ở đi lại càng nhiều, hơn nữa Cái Răng là một trong 4 quận của thành phố Cần Thơ-thành phố trực thuộc trung ương do đó việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở càng cao và còn nhiều nhu cầu khác phát sinh nữa. Mặt khác huyện Châu Thành có sự chia tách thành Quận Cái Răng và huyện Châu Thành, làm cho nhiều nhà dân được giải tỏa đền bù, sẵn có việc đền bù giải tỏa này nhiều hộ dân đã vay tiền để xây dựng và sửa chữa nhà do đó doanh số cho vay trong hai năm tăng lên. Đến năm 2006 doanh số cho vay này có chiều hướng giảm xuống chỉ đạt 34.811 triệu đồng, giảm 23.427 triệu đồng tức giảm khoảng 40,23%. Sự giảm sút này là do nhu cầu vay vốn của người dân trong lĩnh vực này đã không còn nhiều. Đa số các hộ dân đã được “an cư” nên họ đã chuyển sang “lạc nghiệp” thực hiện các phương thức kinh doanh do đó doanh số cho vay của đối tượng này giảm xuống.

Tóm lại:

Dựa vào doanh số cho vay theo thời hạn có thể thấy được tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn chiếm rất cao trong tổng doanh số cho vay, còn cho vay dài hạn ngân hàng lại chưa đáp ứng được. Đây là điều còn hạn chế ở ngân hàng. Trong những năm tới chúng ta cần nâng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn lên vì như vậy mới thỏa mãn được nhu cầu thực tế của người dân.

4.3.1.3 Doanh số cho vay theo phường: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NHN0 & PTNT Quận Cái Răng là ngân hàng chuyên cho vay các đối tượng là nông dân, hộ sản xuất nhỏ, lẻ…Mạng lưới của ngân hàng trải khắp 7 phường trong Quận Cái Răng. Mỗi phường sẽ có một cán bộ tín dụng phụ trách về công tác nắm thông tin từng đối tượng, hướng dẫn bà con cách vay tiền, lập hồ sơ vay, quản lý nợ vay, đôn đốc người dân trả nợ vay đúng hạn…

Do đó để tìm hiểu chính xác hơn về công tác cho vay đối với hộ gia đình ta sẽ xem xét thêm công tác cho vay này ở từng địa bàn cụ thể, qua đó sẽ cho ta biết được phường nào có doanh số cho vay hộ gia đình cao nhất cần được phát huy và phường nào còn hạn chế trong công tác cho vay để có hướng khắc phục.

Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY THEO PHƯỜNG ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Phường Ba Láng 4.714 14.165 12.539 9.451 200,49 -1.626 -11,48 Phường Hưng Phú 4.547 21.370 21.360 16.823 369,98 -10 -0,05 Phường Hưng Thạnh 2.374 6.929 8.840 4.555 191,87 1.911 27,58 Phường Lê Bình 36.341 42.498 20.399 6.157 16,94 -22.099 -52,00 Phường Phú Thứ 23.758 21.922 28.418 -1.836 -7,73 6.496 29,63 Phường Tân Phú 11.890 22.896 16.904 11.006 92,57 -5.992 -26,17 Phường Thường Thạnh 9.173 7.765 7.843 -1.408 -15,35 78 1,00 Tổng cho vay 92.797 137.545 116.303 44.748 48,22 -21.242 -15,44

(Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh) Doanh số cho vay hộ gia đình theo phường cũng có sự biến động đáng kể qua các năm. Cụ thể như sau:

+ Doanh số cho vay hộ gia đình tại phường Ba Láng năm 2004 là 4.714 triệu đồng chiếm khoảng 5,08% tổng doanh số cho vay hộ gia đình của ngân hàng trong năm này. Năm 2005 con số này đã gia tăng mạnh đạt 14.165 triệu đồng, chiếm 10,3% tổng doanh số cho vay hộ gia đình, tăng 9.451 triệu đồng so với năm 2004, tốc độ tăng là 200,49%, một con số rất lớn. Có sự gia tăng như vậy là do phường Ba Láng nằm ở vị trí thuận lợi cho giao thông, nằm trên quốc lộ, nên công tác thẩm định cho vay diễn ra rất dễ dàng. Mặt khác đây còn là phường tập trung nhiều hộ mua bán sản xuất nhỏ do đó năm 2005 có sự tăng mạnh doanh số cho vay đối với các hộ này. Đến năm 2006 thì doanh số cho vay hộ gia đình tại phường này có sự giảm sút chỉ đạt 12.539 triệu đồng, chiếm 10,78%, giảm 1.626 triệu đồng tức khoảng 11,48%. Có điều này là do người dân vẫn còn vay tiền để thực hiện việc kinh doanh mua bán nhỏ nhưng không còn nhiều như hai năm trước nữa.

+ Đối với phường Hưng Phú thì trong hai năm 2004, 2005 cũng có sự tăng trưởng mạnh. Cụ thể năm 2004 doanh số cho vay chỉ đạt 4.547 triệu đồng, chiếm khoảng 4,9% tổng doanh số cho vay nhưng đến năm 2005 con số này đã tăng vọt lên đạt 21.370 triệu đồng, chiếm 15,54%, tăng 16.823 triệu đồng, tốc độ tăng là 369,98%. Nguyên nhân của sự gia tăng mạnh như vậy là do đa số bà con tại phường này sống bằng nghề mua bán nhỏ mà trong hai năm này lại là năm có sự

tham gia ngày càng nhiều của các thành phần kinh tế phi nông nghiệp. Sang năm 2006 cho vay hộ gia đình tại phường Hưng Phú có sự giảm sút chỉ đạt 21.360

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay hộ gia đình tại NHNN và PTNT quận Cái Răng (Trang 36)