Bảng 7: TỔNG DOANH SỐ THU NỢ ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. Ngắn hạn 34.440 76.078 92.689 41.638 120,90 16.611 21,83 2. Trung hạn 11.966 17.122 20.160 5.156 43,09 3.038 17,74 Tổng cộng 46.406 93.200 112.849 46.794 100,84 19.649 21,08
(Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh) Doanh số thu nợ đối với hộ gia đình có sự gia tăng qua các năm. Cả thu nợ ngắn hạn và thu nợ trung hạn đều có sự gia tăng. Cụ thể, năm 2004 doanh số thu nợ hộ gia đình là 46.406 triệu đồng, trong đó thu nợ ngắn hạn hộ gia đình là 34.440 triệu đồng, còn thu nợ trung hạn là 11.966 triệu đồng.
Năm 2005 doanh số thu nợ có sự gia tăng đạt 93.200 triệu đồng, tăng 46.794 triệu đồng, tốc độ tăng là 100,84%. Trong năm này thu nợ ngắn hạn hộ gia đình là 76.078 triệu đồng, tăng so với năm 2004 là 41.638 triệu đồng. Riêng thu nợ trung hạn hộ gia đình cũng có sự gia tăng đạt 17.122 triệu đồng.
Năm 2006 doanh số thu nợ tiếp tục gia tăng đạt 112.849 triệu đồng, tăng 19.649 triệu đồng, tốc độ tăng là 21,08%. Dư nợ ngắn hạn và trung hạn hộ gia đình cũng có sự gia tăng.
Sự tăng lên của doanh số thu nợ qua các năm là do ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, người dân ngày càng ý thức hơn trong việc trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Các khoản thu nông nghiệp biến động theo chiều hướng tăng, với đội ngũ cán bộ nhiệt tình, năng nổ, hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn được thực hiện một cách triệt để, bên cạnh đó yếu tố môi trường cũng tác động đáng kể. Những yếu tố trên gián tiếp tác động đến công tác thu nợ của ngân hàng làm cho thu nợ có sự gia tăng qua các năm. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ công tác thu nợ của ngân hàng đạt kết quả rất khả quan.
4.3.2.2 Doanh số thu nợ phân theo đối tượng:
Bảng 8: DOANH SỐ THU NỢ THEO ĐỐI TƯỢNG
ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. Cải tạo vườn 11.346 20.225 22.399 8.879 78,26 2.174 9,71 2. Chăn nuôi 1.063 2.698 6.433 1.635 153,81 3.735 58,06
3. Mua máy nông nghiệp 164 16 121 -148 -90,24 105 86,78
4. Mua bán nhỏ 9.487 29.948 41.152 20.461 215,67 11.204 27,23 5. Xây dựng, sửa chữa nhà 24.346 40.313 42.744 15.967 65,58 2.431 5,69
Tổng cộng 46.406 93.200 112.849 46.794 100,84 19.649 17,41
(Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh) Dựa vào bảng 8 ta có thể thấy được đa số các lĩnh vực kinh doanh như cải tạo vườn, chăn nuôi, mua bán nhỏ…doanh số thu nợ đều gia tăng qua các năm chứng tỏ các đối tượng này vay vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, tuy nhiên doanh số cho vay của các loại hình này cũng gia tăng nên doanh số thu nợ gia tăng. Doanh số thu nợ ngắn hạn hộ gia đình gia tăng qua các năm là dấu hiệu tốt chứng tỏ công tác thu nợ đạt kết quả khả quan.
Doanh số thu nợ cải tạo vườn:
Năm 2004 thu nợ về cải tạo vườn của ngân hàng là 11.346 triệu đồng, đến năm 2005 doanh số thu nợ đối tượng này tăng lên 20.225 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ đạt là 22.399 triệu đồng. Cho ta thấy doanh số thu nợ đối với cải tạo vườn luôn tăng qua ba năm. Do các hộ này sử dụng vốn có hiệu quả nên tạo ra được lợi nhuận. Từ đó họ có tiền trả nợ cho ngân hàng, điều này làm cho doanh số thu nợ đối với mục đích sử dụng này tăng lên. Bên cạnh đó còn do sự cố gắng của cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định cho vay và đôn đốc thu hồi nợ.
Doanh số thu nợ chăn nuôi:
Năm 2004 thu nợ về chăn nuôi là 1.063 triệu đồng, sang năm 2005 doanh số thu nợ của ngân hàng đối với đối tượng này là 2.698 triệu đồng, đến năm 2006 doanh số thu nợ này là 6.433 triệu đồng. Doanh số thu nợ đối với loại hình này tăng lên qua các năm chứng tỏ công tác thu nợ của ngân hàng đối với loại hình là
khá tốt. Tình hình dịch bệnh đã tạm thời lắng dịu, người chăn nuôi đã dần khống chế được dịch bệnh. Hơn nữa giá cả của loại mặt hàng gia cầm đã gia tăng trở lại. Chính điều này giúp cho bà con nông dân có được thu nhập và trả nợ cho ngân hàng.
Doanh số thu nợ mua máy móc nông nghiệp:
Doanh số thu nợ đối với loại hình này có sự biến đổi không đều qua các năm. Năm 2004 doanh số thu nợ này là 164 triệu đồng, sang năm 2005 doanh số thu nợ này giảm xuống còn là 16 triệu. Sở dĩ có sự biến động này một phần là do mục đích sử dụng này chỉ có phát sinh trong năm 2004 mà không có phát sinh ở năm 2005, do đó doanh số thu nợ năm 2005 giảm xuống. Năm 2006 doanh số thu nợ đối tượng này lại tăng lên thành 121 triệu đồng. Nguyên nhân của việc này là do cho vay đối với mục đích này chỉ có phát sinh trong trung hạn. Các hộ này vay tiền ngân hàng trong những năm trước đây nay tới hạn trả và để giữ được uy tín của mình để thuận lợi cho việc vay vốn lần sau, các hộ nông dân này luôn tuân thủ đúng thời hạn trả nợ. Chính vì thế làm cho doanh số thu nợ mua máy móc nông nghiệp năm 2006 tăng lên.
Doanh số thu nợ mua bán nhỏ:
Doanh số thu nợ mua bán nhỏ năm 2004 là 9.487 triệu đồng. Năm 2005 doanh số thu nợ này tăng lên thành 29.948 triệu đồng, tăng 20.461 triệu đồng, tốc độ tăng là 215,67%. Năm 2006 con số này là 41.152 triệu đồng, tăng 11.204 triệu đồng, tốc độ tăng là 27,23%. Có được sự tăng trưởng này là do cho vay mua bán nhỏ mới được bà con nơi đây thực hiện trong những năm gần đây. Đây là đối tượng có thu nhập thường xuyên khá ổn định, và họ sử dụng đồng vốn quay vòng với chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, mà lợi nhuận thu được đúng như kế hoạch kinh doanh đề ra. Do làm ăn có hiệu quả nên họ đã chủ động trả nợ để vay thêm nhằm mở rộng sản xuất.
Doanh số thu nợ xây dựng, sửa chữa nhà:
Năm 2004 doanh số thu nợ đối với xây dựng sửa chữa nhà là 24.346 triệu đồng. Năm 2005 doanh số này đã tăng lên đạt 40.313 triệu đồng, tăng 15.967 triệu đồng. Năm 2006 tiếp tục có sự gia tăng về doanh số thu nợ đối tượng này đạt 42.744 triệu đồng, tăng 2.431 triệu đồng, tốc độ tăng là 5,69%. Có sự gia tăng như vậy là do giá cả đất đai, nhà ở tại Quận Cái Răng tăng cao cùng với xu thế
phát triển của quận. Một số kinh doanh có lãi, số khác thì được chính phủ bồi thường đối với những khu đất bị quy hoạch. Chính điều này đã kéo dài đến năm 2005 và 2006 nên doanh số thu nợ năm 2005 cũng tăng lên đáng kể.
Tóm lại:
Qua phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn tại ngân hàng ta có thể thấy được công tác thu nợ ở đây liên tục tăng qua các năm. Đây là dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ ngày càng có nhiều người dân đến ngân hàng vay tiền với mục đích chính đáng, họ muốn tăng gia sản xuất chứ không phải như một số người sử dụng số vốn vay này sai mục đích. Tuy nhiên mặc dù có sự gia tăng về doanh số thu nợ nhưng nhìn chung tình hình thu nợ của ngân hàng trên tổng doanh số cho vay vẫn còn ở mức thấp. Cụ thể: năm 2004 tỷ lệ thu nợ trên cho vay chỉ có 50%, đến năm 2005 con số này được cải thiện thành 67,76%, còn năm 2006 con số này tăng lên là 97,03%. Như vậy hoạt động của ngân hàng cũng đạt được hiệu quả nhưng chưa cao. Điều này chứng tỏ vẫn còn nhiều người chưa thực sự vay vốn với mục đích chính đáng, đây là điểm hạn chế của công tác tín dụng mà ngân hàng cần phải có biện pháp khắc phục.
Ngoài ra, công tác thu nợ cũng rất quan trọng, có thể nói đây là sự sống còn của ngân hàng. Do đó đối với công tác thu nợ ngân hàng cần có những biện pháp quản lý, đôn đốc thích hợp hơn nữa nhằm giữ vững sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
4.3.2.3 Doanh số thu nợ theo phường:
Công tác thu nợ đối với từng phường là rất quan trọng vì dựa vào doanh số thu nợ của từng phường ta có thể thấy được công tác này thực hiện tốt ở những phường nào và chưa tốt ở những phường nào từ đó ngân hàng có thể đưa ra được những giải pháp thích hợp đối với từng khu vực khác nhau. Qua đó làm cho doanh số thu nợ tại các khu vực cụ thể có sự gia tăng qua các năm. Sau đây là bảng số liệu mô tả công tác thu nợ đối với các phường tại Quận Cái Răng:
Dựa vào doanh số thu nợ hộ gia đình theo phường có thể thấy được doanh số thu nợ của các phường cũng có sự gia tăng đáng kể. Sự gia tăng này là do mỗi phường đều có một cán bộ tín dụng chuyên phụ trách, do đó họ thường xuyên theo dõi các hộ này và đôn đốc các hộ trả nợ đúng hạn.
Bảng 9: DOANH SỐ THU NỢ THEO PHƯỜNG ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Phường Ba Láng 675 7.658 10.529 6.983 1034,52 2.871 37,49 Phường Hưng Phú 247 9.002 16.910 8.755 3544,53 7.908 87,85 Phường Hưng Thạnh 741 2.690 6.504 1.949 263,02 3.814 141,78 Phường Lê Bình 26.837 39.668 32.084 12.831 47,81 -7.584 -19,12 Phường Phú Thứ 9.447 16.213 24.806 6.766 71,62 8.593 53,00 Phường Tân Phú 5.253 12.764 14.695 7.511 142,98 1.931 15,13 Phường Thường Thạnh 3.206 5.205 7.321 1.999 62,35 2.116 40,65 Tổng cho vay 46.406 93.200 112.849 46.794 100,84 19.649 21,08
(Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh) Chính điều này giúp cho tình hình trả nợ của các hộ luôn tăng lên qua các năm. Trong đó tốc độ tăng nhanh nhất là phường Hưng Phú và phường Ba Láng, kế đến là các phường Hưng Thạnh và Tân Phú. Phường Lê Bình trong năm 2006 vẫn là phường chiếm tỷ trọng thu nợ cao nhất trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng. Lý do là vì phường Lê Bình là phường tập trung nhiều nhất các hộ mua bán nhỏ mà các hộ này do vay nhiều trong những năm này nên công tác thu nợ từ các hộ này cũng chiếm tỷ trọng cao. Phường Phú Thứ mặc dù tốc độ thu nợ không tăng nhanh như các phường khác nhưng nhìn chung phường này vẫn chiếm tỷ trọng về thu nợ rất cao, chỉ đứng sau phường Lê Bình về tỷ trọng thu nợ hộ gia đình. Điều này một phần là do đây là phường có doanh số cho vay khá cao, mà đa phần các hộ này đều có thiện chí trả nợ nên công tác thu nợ trong các năm qua ở phường này là rất tốt.
Đối với lĩnh vực thu nợ khác các phường cũng có những sự biến động nhất định. Phường Lê Bình trong năm 2006 có sự giảm sút tương đối về doanh số thu nợ khác, ngoài ra các phường khác đều có sự gia tăng về doanh số này.
4.3.3 Phân tích tình hình dư nợ.
Dư nợ là những khoản vay qua các năm nhưng khách hàng chưa thanh toán vào ngày 31/12. Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và quy mô hoạt động của ngân hàng. Nó cho biết tình hình cho vay, thu nợ đạt hiệu quả như thế nào đến thời điểm báo cáo và đồng thời nó cho biết số nợ mà ngân
4.3.3.1 Dư nợ theo thời hạn.
Bảng 10: TỔNG DƯ NỢ CHO VAY HỘ GIA ĐÌNH
ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. Ngắn hạn 50.445 79.585 78.314 29.140 57,77 -1.271 -1,60 2. Trung hạn 29.590 44.795 49.520 15.205 51,39 4.725 10,55 Tổng cộng 80.035 124.380 127.834 44.345 55,41 3.454 2,78
(Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh) Dư nợ năm 2004 của ngân hàng là 80.035 triệu đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn là 50.445 triệu đồng; dư nợ trung hạn là 29.590 triệu.
Năm 2005 tổng dư nợ tăng lên đạt 124.380 triệu đồng, tăng 44.345 triệu đồng, tốc độ tăng là 55,41%, trong đó dư nợ ngắn hạn là 79.585 triệu đồng còn dư nợ trung hạn là 44.795 triệu đồng, cả dư nợ ngắn hạn và trung hạn năm 2005 đều tăng lên tương đối. Doanh số cho vay năm 2005 có sự tăng lên nên làm cho dư nợ tăng lên.
Dư nợ năm 2006 là 127.834 triệu đồng, tăng 3.454 triệu đồng, tốc độ tăng là 2,78%, năm này có sự giảm sút tương đối của dư nợ ngắn hạn trong khi dư nợ trung hạn vẫn tiếp tục tăng lên. Năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn giảm xuống 13,12% trong khi doanh số thu nợ lại tăng 21,83% làm cho dư nợ ngắn hạn có sự giảm sút.
4.3.3.2 Dư nợ phân theo đối tượng:
Trong năm 2004 dư nợ đối với xây dựng và sửa chữa nhà chiếm cao nhất trong tổng dư nợ đạt 39.840 triệu đồng, mua bán nhỏ đạt 22.452 triệu đồng cao thứ hai trong dư nợ hộ gia đình, chăm sóc, cải tạo vườn cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu dư nợ của ngân hàng năm 2004 đạt 15.924 triệu đồng còn lại đối tượng chăn nuôi chỉ chiếm một phần nhỏ.
Năm 2005 dư nợ ngắn hạn tăng lên đáng kể nguyên nhân là do các khách hàng vay tiền kinh doanh mua bán nhỏ ngày càng tăng mạnh. Các đối tượng vay này tăng mạnh là do Quận Cái Răng mới chia tách nên quận rất tạo điều kiện cho
các thành phần kinh tế phát triển. Dư nợ đối tượng xây dựng và sửa chữa nhà vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất và tiếp tục tăng trong năm 2005 đạt 57.765 triệu đồng. Các đối tượng khác cũng có sự gia tăng về dư nợ. Dư nợ về chăn nuôi cũng chiếm tỷ trọng cao hơn so với năm 2004, chỉ có dư nợ cải tạo vườn là có sự giảm sút nhẹ về tỷ trọng trong năm 2004. Điều này là do mặc dù chăn nuôi cũng có sự gia tăng về dư nợ so với năm 2004 nhưng do đây là lĩnh vực còn ít người vay nên do vậy tốc độ tăng của ngành này mặc dù khá lớn 117,76% nhưng lại vẫn là ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất.
Bảng 11: TỔNG DƯ NỢ THEO ĐỐI TƯỢNG
ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. Cải tạo vườn 15.924 25.065 27.045 9.141 57,40 1.980 7,90 2. Chăn nuôi 1.622 3.532 7.221 1.910 117,76 3.689 104,45 3. Mua máy nông nghiệp 197 181 100 -16 -8,12 -81 -44,75 4. Mua bán nhỏ 22.452 37.837 43.636 15.385 68,52 5.799 15,33 5. Xây dựng sửa chữa nhà 39.840 57.765 49.832 17.925 44,99 -7.933 -13,73
Tổng cộng 80.035 124.380 127.834 44.345 55,41 3.454 2,78
(Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh) Năm 2006 dư nợ đối với hộ gia đình tiếp tục gia tăng. Trong đó tốc độ tăng của ngành chăn nuôi là cao nhất tăng đến 104,45%. Điều này làm cho tỷ trọng của chăn nuôi trong tổng dư nợ của ngân hàng cũng có sự gia tăng tương đối. Các lĩnh vực khác cũng có sự gia tăng về dư nợ. Sở dĩ chăn nuôi có sự gia tăng mạnh về dư nợ là do những năm vừa qua tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi đã ảnh hưởng đến làm giảm năng suất. Do đó nhu cầu vốn của người dân nhằm tái tạo cũng như chăm sóc đàn vật nuôi rất cần thiết và tăng lên.
Trong khi các đối tượng khác đều có sự gia tăng thì dư nợ mua máy móc nông nghiệp lại có sự giảm dần qua các năm. Điều này là do máy móc nông nghiệp có thời gian sử dụng tương đối lâu và việc cho vay đối với đối tượng này