Giám định viên:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay hộ gia đình tại NHNN và PTNT quận Cái Răng (Trang 27)

Là người duy nhất thực hiện công việc quan sát toàn bộ quá trình hoạt động của các nhân viên trong ngân hàng với sự trợ giúp và đóng góp ý kiến của giám đốc ngân hàng.

3.6 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG QUA BA NĂM:

3.6.1 Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của NHN0 & PTNT Quận Cái Răng: PTNT Quận Cái Răng:

Trong những năm gần đây cùng với sự thay đổi và phát triển của nền kinh tế nước ta, hoạt động của ngân hàng có sự thay đổi, phương thức hoạt động phù hợp với cơ chế thị trường. NHN0 & PTNT Quận Cái Răng là một ngân hàng thương mại quốc doanh hoạt động theo cơ chế kinh doanh tương đối đầy đủ để thu hút tiền gởi của mọi thành phần kinh tế, từ đó đầu tư tín dụng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, cùng với các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước. Cụ thể bao gồm các hoạt động sau:

+ Huy động vốn: khai thác và huy động vốn trong và ngoài nước của mọi tổ chức dân cư thuộc mọi thành phần kinh tế bao gồm: các loại tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi không kỳ hạn.

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi: kỳ phiếu, trái phiếu…

+ Đầu tư tín dụng: cho vay ngắn hạn với các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ. Cho vay trung hạn với các mục tiêu hiệu quả hoặc mục tiêu tùy tính chất và khả năng vốn.

+ Ngoài ra, NHN0 & PTNT Quận Cái Răng còn thực hiện các nghiệp vụ như: kinh doanh, mua bán và thu đổi ngoại tệ; chuyển tiền điện tử; chi trả kiều hối; bảo lãnh dự thầu; kiểm đếm tiền; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; thu phí bảo hiểm; đại lý bảo hiểm cho Bảo Việt; đại lý bảo hiểm cho Groupama.

3.6.2 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh:

Trong ba năm qua, trước những thử thách và cơ hội, chi nhánh NHN0 & PTNT Quận Cái Răng với sự nổ lực vượt bậc của mình đã vượt qua khó khăn

hoàn thành những nhiệm vụ cấp trên giao phó và đạt được những kết quả khả quan. Điều đó được thể hiện trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong ba năm như sau:

3.6.2.1 Về doanh thu:

Nhìn chung doanh thu qua ba năm đều tăng lên qua các năm. Cụ thể, trong năm 2004 doanh thu của ngân hàng là 8.777 triệu đồng, đến năm 2005 doanh thu của ngân hàng là 15.897 triệu đồng tăng 7.120 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 81,12% so với năm 2004. Đến năm 2006 doanh thu của ngân hàng lại tiếp tục gia tăng đạt 20.467 triệu đồng tăng 4.570 triệu đồng tỷ lệ tăng 28,75% so với năm 2005.

Nguyên nhân của sự tăng lên qua các năm là do ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả. Số vốn ngân hàng huy động đều tăng lên qua các năm kéo theo đó là sự gia tăng của công tác cho vay. Hơn nữa, Cái Răng là quận mới được thành lập năm 2004 do đó thành phố tập trung xây dựng quận này thành một trong những quận trung tâm, vì thế nhiều hạng mục công trình được quy hoạch và xây dựng. Điều này dẫn đến việc nhiều người dân vay vốn ngân hàng để thực hiện việc xây dựng sửa chữa nhà, mở rộng quy mô sản xuất…mà để vay được vốn phải cam kết trả nợ lãi và nợ vay đúng hạn, chính vì thế mà ngân hàng đã thu được phần lớn là lãi vay từ các hộ này.

Trong năm 2004 hoạt động của ngân hàng chỉ chủ yếu là thu lãi từ hoạt động kinh doanh, chiếm khoảng 99,78% trong tổng doanh thu. Trong đó thu lãi chiếm khoảng 98,83%, 0,95% là thu từ dịch vụ. Điều này cho ta thấy ngân hàng chỉ tập trung vào nghiệp vụ cho vay và thu nợ mà chưa để ý nhiều đến việc thực hiện các sản phẩm dịch vụ. Để cho ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn đòi hỏi ngân hàng cần phải chú ý nhiều hơn đến loại hình này.

Năm Chênh lệch 2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005

Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

I. Doanh thu 8.777 100 15.897 100 20.467 100 7.120 81,12 4.570 28,75 1. Thu từ hoạt động kinh doanh 8.757 99,78 15.799 99,38 20.404 99,69 7.042 80,42 4.605 29,15 1.1 Thu lãi 8.674 98,83 15.744 99,04 20.321 99,29 7.070 81,51 4.577 29,07

1.2 Thu dịch vụ 83 0,95 55 0,35 83 0,41 -28 -33,73 28 50,91

2 Thu khác 20 0,22 98 0,62 63 0,31 78 390 -35 -35,71

II. Chi phí 4.092 100 10.100 100 13.135 100 6.008 146,82 3.035 30,05 1. Chi hoạt động kinh doanh 2.393 58,48 8.067 79,87 10.184 77,53 5.674 237,11 2.117 26,24 2. Chi sự nghiệp 1.210 29,57 1.420 14,06 2.254 17,16 210 17,36 834 58,73

3. Chi khác 489 11,95 613 6,07 697 5,31 124 25,36 84 13,70

III. Lợi nhuận trước thuế 4.685 100 5.797 100 7.332 100 1.112 23,74 1.505 26,48

Năm 2005 tổng doanh thu có sự gia tăng. Cụ thể là thu lãi năm 2005 so với năm 2004 đã tăng 7.070 triệu đồng khoảng 81,51%, thu dịch vụ lại giảm 28 triệu đồng tốc độ giảm là 33,73%. Năm này cũng có tỷ trọng thu lãi chiếm khá cao khoảng 99,04%. Cho ta thấy doanh thu từ dịch vụ và thu khác không những không tăng mà còn đang có chiều hướng giảm xuống.

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

(Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh)

Năm 2006 tình hình doanh thu lại tiếp tục có sự gia tăng. Cụ thể, năm 2006 so với năm 2005 thu từ hoạt động kinh doanh tiếp tục tăng lên đạt mức 20.404 triệu đồng tăng 4.605 triệu đồng vào khoảng 29,15%. Như đã nêu ở trên nguyên nhân chủ yếu là do khách hàng đã bắt đầu tin tưởng hơn vào ngân hàng. Trong năm này, mặc dù tỷ lệ thu lãi vẫn còn khá cao 99,29% trong khi dịch vụ chỉ khoảng 0,41% nhưng so với năm 2005 cả hai loại thu này đều có những gia tăng nhất định. Đây là điều đáng mừng vì khách hàng đã bắt đầu chú ý đến sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

3.6.2.2 Về chi phí:

Nhìn chung chi phí của ngân hàng qua các năm cũng có sự thay đổi. Cụ thể, năm 2004 chi phí cho ngân hàng là 4.092 triệu đồng trong đó chi phí cho hoạt động kinh doanh là 2.393 triệu đồng chiếm khoảng 58,48% còn lại là chi sự nghiệp và chi khác chiếm khoảng 41,52%. Đến năm 2005 chi phí của ngân hàng đã tăng lên thành 10.100 triệu đồng tăng 6.008 triệu đồng so với năm 2004. Điều này là do doanh thu năm 2005 tăng so với năm 2004 nên chi phí tăng là điều bình thường. Hơn thế nữa chi nhánh đi vào hoạt động cần phải có sự trang bị máy móc thiết bị mới do đó chi phí năm 2005 tăng lên. Chi phí năm 2006 tiếp tục tăng lên thành 13.135 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 3.035 triệu đồng. Có sự gia tăng này là do ngân hàng đã hoạt động hiệu quả hơn và đã đi vào ổn định. Vì lý do trên mà chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh cũng tăng lên, đây là điều bình thường, tuy nhiên chúng ta cũng phải lưu ý không cho chỉ tiêu chi phí này tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu.

3.6.2.3 Về lợi nhuận:

Do doanh thu và chi phí có sự tăng lên qua các năm nên dẫn đến lợi nhuận cũng tăng theo. Cụ thể, năm 2004 lợi nhuận đạt được là 4.685 triệu đồng, sang đến năm 2005 lợi nhuận tăng lên thành 5.797 triệu đồng. Đến năm 2006 lợi nhuận lại tiếp tục tăng lên đạt 7.332 triệu đồng, tăng hơn năm 2005 là 1.505 triệu đồng chứng tỏ ngân hàng đã dần đi vào ổn định và ngày càng hoạt động có hiệu quả.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH TẠI NHN0 & PTNT QUẬN CÁI RĂNG

4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN.

NHN0 & PTNT Quận Cái Răng là ngân hàng hoạt động với phương châm “đi vay để cho vay” như mọi ngân hàng thương mại khác, chính vì thế mà hoạt động huy động vốn rất được chú ý. Để biết được công tác huy động vốn của ngân hàng qua ba năm ta tiến hành phân tích tình hình nguồn vốn của ngân hàng.

4.1.1 Vốn huy động:

Đây là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng, ngân hàng thực hiện các hình thức huy động vốn nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế qua đó ngân hàng có thể sử dụng chúng để cho vay lại nhằm thu về lợi nhuận. Vốn huy động không những mang lại cho ngân hàng nguồn vốn với chi phí thấp để kinh doanh, mà nó còn giúp cho ngân hàng nắm bắt được thông tin, tư liệu chính xác về tình hình tài chính của các tổ chức kinh tế và cá nhân có quan hệ tín dụng với ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng có căn cứ để quy định mức vốn để đầu tư cho vay đối với những khách hàng đó.

Vốn huy động bao gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và phát hành chứng chỉ tiền gửi. Dựa vào bảng 2 ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng qua các năm đều tăng lên. Cụ thể, năm 2004 vốn huy động của ngân hàng đạt 102.445 triệu đồng chiếm 63,25% tổng nguồn vốn của ngân hàng. Trong đó, tiền gửi thanh toán chiếm khoảng 30,06% tổng nguồn vốn, tiền gửi tiết kiệm chiếm khoảng 32,42% còn lại là chứng chỉ tiền gửi chiếm khoảng 3,26%. Điều này cho thấy ngân hàng huy động chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tiền gửi thanh toán.

Đến năm 2005 tình hình huy động vốn đạt 138.907 triệu đồng, tăng 36.462 triệu đồng so với năm 2004 tức khoảng 35,59% về số

tương đối. Nguyên nhân do Cái Răng đã trở thành một trong bốn quận của thành phố Cần Thơ nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng vào đây là điều tất yếu. Chính vì thế nhiều nơi được quy hoạch, chỉnh trang lại dẫn đến việc nhiều nhà được bồi thường do đó vốn nhàn rỗi trong dân cư

tăng lên và ngân hàng đã thu hút được lượng vốn nhàn rỗi đó. Trong cơ cấu vốn huy động này tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm vẫn chiếm tỷ trọng khá cao khoảng 78,38%.

Năm Chênh lệch 2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % I. Vốn huy động 102.445 138.907 151.975 36.462 35,59 13.068 9,41 1. Tiền gửi thanh toán 48.683 61.785 52.605 13.102 26,91 -9.180 -14,86 2.Tiền gửi tiết kiệm 52.505 75.017 97.330 22.512 42,88 22.313 29,74 2.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 2.676 3.166 3.817 490 18,31 651 20,56 2.2 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 49.673 71.776 92.713 22.103 44,50 20.937 29,17 2.3 Tiền gửi tiết kiệm khác 156 75 800 -81 -51,92 725 966,67 3. Phát hành chứng chỉ tiền gửi 1.257 2.105 2.040 848 67,46 -65 -3,09 II. Vốn điều chuyển 59.514 35.634 11.414 -23.880 -40,13 -24.220 -67,97 Tổng nguồn vốn 161.959 174.541 163.389 12.582 7,77 -11.152 -6,39 ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh)

Sang đến năm 2006 tình hình cũng không có nhiều thay đổi, vốn huy động tiếp tục tăng trưởng đạt 151.975 triệu đồng, tăng 13.068 triệu đồng so với năm 2005 tức khoảng 9,41%. Đây là điều đáng mừng vì như vậy ngân hàng đã thu hút ngày càng nhiều người dân đến gởi tiền. Ngoài ra, việc phát hành các chứng chỉ tiền gửi cũng đang giảm xuống, chứng tỏ tình hình huy động vốn của ngân hàng thông qua tiền gửi đã dần được cải thiện, nhờ đó ngân hàng cũng ngày càng giảm bớt được chi phí vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

4.1.2 Vốn điều chuyển:

Vốn điều chuyển là lượng vốn được điều chuyển từ ngân hàng cấp trên xuống các chi nhánh khi khả năng huy động vốn của chi nhánh không đủ cho hoạt động. Loại vốn này chủ yếu là bổ sung vốn ngắn hạn cho ngân hàng, hơn nữa lại có lãi suất cao hơn lãi suất huy động ngắn hạn của ngân hàng. Do đó ngân hàng cần hạn chế lượng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên xuống càng tốt.

Năm 2004 số vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên là 59.514 triệu đồng, chiếm tới 36,75% nghĩa là khả năng huy động vốn của ngân hàng chỉ đủ đáp ứng khoảng 2/3 cho hoạt động của mình phần còn lại phải nhận điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Sang năm 2005 tình hình đã có chuyển biến tốt hơn, số vốn điều chuyển đã giảm xuống chỉ còn 35.634 triệu đồng. Đến năm 2006, con số này đã giảm chỉ còn 11.414 triệu đồng. Đây là điều đáng mừng vì như vậy chứng tỏ ngân hàng đã ngày càng có những biện pháp tốt hơn để nâng cao khả năng huy động của mình.

4.1.3 Tổng nguồn vốn:

Tổng nguồn vốn của ngân hàng bao gồm vốn huy động được tại ngân hàng và vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Để thấy rõ hơn tổng nguồn vốn của ngân hàng qua các năm ta sẽ đi sâu vào tỷ trọng của từng khoản mục trong tổng nguồn vốn.

Dựa vào hình 2 ta thấy tổng cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi qua các năm. Vốn điều chuyển giảm xuống qua các năm trong khi vốn huy động lại không ngừng tăng lên. Mặc dù vẫn còn phải sử dụng lượng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên xuống nhưng xu hướng chuyển biến chung của nguồn vốn rất khả quan, số lượng cũng như tỷ trọng của vốn điều chuyển và phát hành giấy tờ có giá dần được thay thế bằng vốn huy động từ tiền gửi. Từ đó làm cho cơ cấu

nguồn vốn của ngân hàng ngày càng hợp lý hơn và ngân hàng ngày càng hoạt động hiệu quả hơn.

Năm 2004 63,25% 36,75% Năm 2005 79,58% 20,42% Vốn huy động Vốn điều chuyển Năm 2006 93,01% 6,99%

4.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG:

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quận Cái Răng là một ngân hàng thương mại hoạt động cho vay trên tất cả các lĩnh vực kinh tế nhưng trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là cho vay hộ gia đình.

Bảng 3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

ĐVT: triệu đồng

Năm

2004 2005 2006 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1) Tổng doanh số cho vay 109.619 100 162.761 100 151.698 100

Hộ gia đình 92.797 84,65 137.545 84,51 116.303 76,67 Khác 16.822 15,35 25.216 15,49 35.395 23,33 2) Tổng doanh số thu nợ 61.013 100 115.965 100 145.643 100 Hộ gia đình 46.406 76,06 93.200 80,37 112.849 77,48 Khác 14.607 23,94 22.765 19,63 32.794 22,52 3) Tổng dư nợ 86.151 100 132.947 100 139.002 100 Hộ gia đình 80.035 92,90 124.380 93,56 127.834 91,97 Khác 6.116 7,10 8.567 6,44 11.168 8,03 4) Nợ quá hạn 130 100 153 100 370 100 Hộ gia đình 130 100 153 100 370 100 Khác 0 0 0 0 0 0

(Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh)

Dựa vào số liệu ở bảng 3 ta có thể thấy được doanh số cho vay của ngân hàng có khoảng 80% là cho vay hộ gia đình. Con số này có sự thay đổi qua các năm tuy nhiên nó luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn cũng tương tự luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Từ đó cho thấy hoạt động của ngân hàng chủ yếu là cho vay hộ gia đình.

4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ GIA ĐÌNH TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2006.

Trong những năm qua, sự phát triển các thành tựu kinh tế của tỉnh Cần Thơ nói chung và Quận Cái Răng nói riêng ngày một đi lên. Tuy nhiên, cũng có vấn đề nảy sinh đó là sự thiếu hụt vốn diễn ra ngày một nhiều. Thực tế nhu cầu vốn ở nông thôn trong quận ngày một tăng, trong khi đó nguồn vốn tự có của các ngân hàng lại không đủ để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh tế của khu vực, riêng

ngành sản xuất nông nghiệp, nguồn vốn đầu tư thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay hộ gia đình tại NHNN và PTNT quận Cái Răng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)