Nam
Ngân hàng Công thương Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện và
phát triển hơn nữa trên thị trường. Để giữ vững và tiếp tục phát triển hơn
nữa, ngân hàng cần phải có những điều chỉnh thích hợp trong điều kiện
kinh tế thị trường như hiện nay để có thể mở rộng mối quan hệ quốc tế với
các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, tiếp tục nhận được nguồn vốn
từ các dự án uỷ thác đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn vốn dài hạn.
hàng Công thương Việt Nam về hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng, tạo điều kiện cho ngân hàng luôn hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và đảm bảo chất lượng cao.
- Cần tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ với các chi
nhánh cũng như ngay tại Hội sở chính của ngân hàng. Hoạt động này phải
được diễn ra thường xuyên, toàn diện và chính xác để phát hiện và xử lý
kịp thời các rủi ro.
- Bám sát định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước để từ đó có những kế hoạch mục tiêu và chiến lược
phát triển riwngr phù hợp với ngân hàng Công thương Việt Nam.
- Tiến hành và phát triển hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin
của toàn hệ thống, thực hiện quản lý thông tin theo hướng đồng bộ. Đồng
thời khẩn trương đưa công nghệ, thiết bị mới để phát triển đa dạng các loại
hình dịch vụ ngân hàng, tăng hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh
của ngân hàng.
- Mở rộng hoạt động tuyên truyền, quảng cáo hình ảnh của ngân
hàng Công thương thông qua việc tài trợ cho các chương trình văn hoá - xã hội, thể thao, các chương trình từ thiện,... để thương hiệu và các sản
phẩm của ngân hàng được quảng bá rộng rãi trong và ngoài nước.
- Chủ động đa dạng hoá các hình thức huyđộng vốn, chú trọng công tác huy động vốn từ dân cư, mức huy động vốn từ dân cư phải chiếm tối
thiểu 50% trong tổng nguồn vốn.
- Đẩy mạnh công tác thanh toán điện tử, nối mạng thanh toán để thu
hút vốn từ các đơn vị tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính,...
- Gửi nhiều cán bộ trẻ, có năng lực đi học tập tại nước ngoài, đặc
Thuỵ Sỹ,... để nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ chuyên môn, từ đó
rút ra những kinh nghiệm áp dụng vào thực tiễn nước ta.
- Thực hiện quản lý lãi suất tập trung tại Trụ sở chính, các chi nhánh
thực hiện linh hoạt trong phạm vi quy định.
3.4.4 Kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương chi nhánh Hai Bà Trưng
Tăng cường chỉ đạo nâng cao chất lượng điều hành tại các ngân hàng cơ sở, các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm,..., tiếp tục thực hiện tố các
giải pháp cơ cấu lại ngân hàng thêo đề án của ngân hàng Công thương Việt
Nam; Phân công rõ việc, thực thi công việc đúng quy trình nghiệp vụ và
quy chế quản trị điều hành.
Ngân hàng Công thương chi nhánh Hai Bà Trưng có thể nghiên cứu
mở thêm một số điểm giao dịch tại những khu vực đông đúc dân cư, tăng cường thêm một số máy rút tiền tự động ATM tại các khu vực trên địa bàn quận, tại những nơi thuận tiện cho việc đi lại giao dịch của khách hàng.
Mở rộng thêm các hình thức huy động vốn từ người dân bằng những chương trình tiết kiệm dự thưởng, gửi tiền tiết kiệm trúng vàng,... Đẩy
mạnh hơn nữa công tác tiếp thị gắn với thông tin tuyên truyền về mọi mặt
hoạt động, mọi cơ chế chính sách để người dân hiểu thêm về hoạt động và những chương trình ưu đãi của ngân hàng Công thương chi nhánh Hai Bà Trưng. Đồng thời nắm bắt thông tin một cách nhạy bén diễn biến về sản
phẩm và lãi suất của các tổ chức tín dụng trên địa bàn để từ đó cũng đưa ra
được các hình thức huy động vốn phù hợp như tiết kiệm dự thưởng, tiết
KẾT LUẬN
Huy động vốn phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước là biện pháp rất quan trọng góp phần quyết định cho sự nghiệp xây
dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nó đòi hỏi hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng phải không ngừng đổi mới về hoạt động, đưa ra các giải pháp và biện pháp thích hợp với các
vùng kinh tế, từng khu vực nhằm huy động tối đa nguồn vốn trong nước
nhằm phát huy nội lực kinh tế, góp phần ổn định và thúc đẩy nền kinh tế
phát triển, cải thiện phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Bên cạnh
đó Nhà nước, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phải có những biện
pháp, chính sách hỗ trợ cho hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại
tạo điều kiện để hệ thống ngân hàng phát triển.
Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng trong
những năm qua đã không ngừng đổi mới kinh doanh phù hợp với nền kinh
tế thị trường và đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt
trong hoạt động huy động vốn, ngân hàng Công thương chi nhánh Hai Bà
Trưng đã đưa ra những biện pháp tích cực nhằm huy động tối đa nguồn
vốn huy động trong dân cư. Trong những năm vừa qua số lượng và quy mô
các nguồn vốn huy động được năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước,
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm cho
nhân dân, góp phần nâng cao đời sống .
Vì sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, dưới ánh sáng nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, ngân hàng công thương Việt Nam nói chung và chi nhánh Hai Bà trưng nói riêng quyết tâm đua hoạt động ngân hàng có bước chuyển biến mạnh mẽ hơn, cơ bản hơn, làm tròn
Danh mục tài liệu tham khảo
1. TS Phan Thị Thu Hà, (2004), “Giáo trình Ngân hàng thương mại”,
NXB Thống Kê.
2. TS Nguyễn Hữu Tài, (2002), “Lý thuyết Tài chính - tiền tệ”, NXB
Thống Kê.
3. Frederic S.Miskin, (1995), “Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài
chính”, NBX Khoa học kỹ thuật.
4. Peter Rose, (2004), “Quản trị ngân hàng thương mại”, NXB Tài
chính.
5. GS. TS Nguyễn Văn Thường, (2005),”Kinh tế Việt Nam năm 2004,
những vấnđề nổi bật”, NXB Lý luận chính trị.
6. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Công thương Việt Nam chi
nhánh Hai Bà Trưng Hà Nội.