Kiến nghị đối với Chính Phủ

Một phần của tài liệu Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng (Trang 71)

Do tình hình kinh tế - xã hội phát triển nhanh chóng, nhiều quan hệ

xã hội mới phát sinh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải được điều

chỉnh bằng pháp luật để tạo ra môi trường pháp lý ổn định cho sự phát

triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ

quan mà hệ thống pháp luật nước ta chưa thật đồng bộ, chưa thực sự là chỗ

dựa pháp lý cho các nhà kinh doanh. Do đó, xin kiến nghị với Chính phủ

cần có những biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo luật pháp phải được thực

hiện một cách nhất quán và triệt để. Riêng đối với lĩnh vực ngân hàng yêu cầu tăng cường pháp chế trên lĩnh vực hoạt động ngân hàng đáp ứng yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện - hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế thế giới. Chính phủ cần ban hành kịp

thời những văn bản pháp luật quy định và hướng dẫn thi hành những điều

luật mới phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế.

Chính phủ cần có những biện pháp đồng bộ để ổn định chính sách

tiền tệ, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đối nội cũng như đối ngoại của đồng tiền. Khi tiền tệ ổn định thì nó có tác động rất lớn cho hoạt động huy động vốn cũng như hoạt động của ngân hàng. Bởi vì khi đó, người dân sẽ

yên tâm gửi tiền vào ngân hàng, làm cho nguồn vốn huy động của ngân

hàng tăng lên và ổn định hơn. Ổn định chính sách tiền tệ làm cho nền kinh

ro tín dụng. Do đó ngân hàng sẽ mạnh mẽ hơn trong việc cho vay, đặc biệt

là cho vay trung và dài hạn.

Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước phải ráo riết triển khai thực hiện

các cam kết trong Hiệp định Việt - Mỹ, các thoả thuận song phương với

liên minh Châu Âu, Nhật Bản cũng như chương trình mà chúng ta dự kiến

sẽ tham dự để gia nhập WTO để ngân hàng Nhà nước Việt Nam có sự hội

nhập dầy đủ hơn vào thị trườn tài chính khu vực cũng như thế giới một

cách chủ động, mở ra một thị trường vốn đầy tiềm năng cho các ngân hàng

Việt Nam.

Thị trường chứng khoán Việt Nam mới hình thành được hơn 1 năm, chưa phát triển, Chính phủ vẫn có thể cho phép các ngân hàng thương mại

phát hành các công cụ nợ co thể chuyển nhượng để tăng cường khả năng

huy động vốn cho đầu tư phát triển của các ngân hàng thương mại. Hiện

nay, các ngân hàng thương mại chủ yếu chỉ được phép phát hành các giấy

tờ có giá như: kỳ phiếu, trái phiếu,... đã gây hạn chế nhiều đến sự hấp dẫn

của các dịch vụ đối với khách hàng. Việc cho phép phát hành kỳ phiếu, trái

phiếu với nhiều hình thức khác nhau một mặt cho phép các ngân hàng

thương mại năng động hơn trong tăng cường huy động vốn, đáp ứng nhu

cầu tăng tài sản mặt khác việc làm này sẽ thúc đẩy quá trình phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam.

3.4.2 Kiến ngh đối với Ngân hàng Nhà nước

- Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện chính sách tiền tệ

một cách đồng bộ, sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ một cách

linh hoạt nhằm điều hoà hợp lý lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế,

thực hiện chính sách lãi suất tự do theo thị trường, tạo điều kiện cho các

ngân hàng thương mại nâng cao hiệu quả huy động vốn. Đặc biệt ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm có liên

quan đến lĩnh vực huy động vốn. Các văn bản cần thông thoáng, linh hoạt,

phù hợp với thực tế và được áp dụng thống nhất tại các ngân hàng.

- Hiện nay, trước tình hình tỷ giá biến động đã gây không ít khó

khăn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và cả ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng Nhà nước cần theo dõi chặt chẽ những tín hiệu của thị trường, từ đó đè xuất và thực hiện các chính sách tiền tệ thận trọng và linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

- Cũng như kiến nghị đối với Chính phủ, đó là ngân hàng Nhà nước

cần tiếp tục nghiên cứu để mở rộng thêm nhiều loại hàng hoá như các loại

trái phiếu, các loại chứng khoán do tổ chức tín dụng phát hành,... có thể sử

dụng trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở. Đây cũng là cơ sở để

nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại

thông qua nghiệp vụ thị trường mở.

- Ngân hàng Nhà nước nên tạo điều kiện để các ngân hàng thương

mại hợp tác và cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng, nhất là giữa các ngân hàng thương mại quốc doanh và ngân hàng thương mại cổ phần.

3.4.3 Kiến ngh đối với Ngân hàng Công thương Việt

Nam

Ngân hàng Công thương Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện và

phát triển hơn nữa trên thị trường. Để giữ vững và tiếp tục phát triển hơn

nữa, ngân hàng cần phải có những điều chỉnh thích hợp trong điều kiện

kinh tế thị trường như hiện nay để có thể mở rộng mối quan hệ quốc tế với

các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, tiếp tục nhận được nguồn vốn

từ các dự án uỷ thác đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn vốn dài hạn.

hàng Công thương Việt Nam về hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng, tạo điều kiện cho ngân hàng luôn hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và đảm bảo chất lượng cao.

- Cần tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ với các chi

nhánh cũng như ngay tại Hội sở chính của ngân hàng. Hoạt động này phải

được diễn ra thường xuyên, toàn diện và chính xác để phát hiện và xử lý

kịp thời các rủi ro.

- Bám sát định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước để từ đó có những kế hoạch mục tiêu và chiến lược

phát triển riwngr phù hợp với ngân hàng Công thương Việt Nam.

- Tiến hành và phát triển hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin

của toàn hệ thống, thực hiện quản lý thông tin theo hướng đồng bộ. Đồng

thời khẩn trương đưa công nghệ, thiết bị mới để phát triển đa dạng các loại

hình dịch vụ ngân hàng, tăng hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh

của ngân hàng.

- Mở rộng hoạt động tuyên truyền, quảng cáo hình ảnh của ngân

hàng Công thương thông qua việc tài trợ cho các chương trình văn hoá - xã hội, thể thao, các chương trình từ thiện,... để thương hiệu và các sản

phẩm của ngân hàng được quảng bá rộng rãi trong và ngoài nước.

- Chủ động đa dạng hoá các hình thức huyđộng vốn, chú trọng công tác huy động vốn từ dân cư, mức huy động vốn từ dân cư phải chiếm tối

thiểu 50% trong tổng nguồn vốn.

- Đẩy mạnh công tác thanh toán điện tử, nối mạng thanh toán để thu

hút vốn từ các đơn vị tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính,...

- Gửi nhiều cán bộ trẻ, có năng lực đi học tập tại nước ngoài, đặc

Thuỵ Sỹ,... để nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ chuyên môn, từ đó

rút ra những kinh nghiệm áp dụng vào thực tiễn nước ta.

- Thực hiện quản lý lãi suất tập trung tại Trụ sở chính, các chi nhánh

thực hiện linh hoạt trong phạm vi quy định.

3.4.4 Kiến ngh đối với Ngân hàng Công thương chi nhánh Hai Bà Trưng

Tăng cường chỉ đạo nâng cao chất lượng điều hành tại các ngân hàng cơ sở, các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm,..., tiếp tục thực hiện tố các

giải pháp cơ cấu lại ngân hàng thêo đề án của ngân hàng Công thương Việt

Nam; Phân công rõ việc, thực thi công việc đúng quy trình nghiệp vụ và

quy chế quản trị điều hành.

Ngân hàng Công thương chi nhánh Hai Bà Trưng có thể nghiên cứu

mở thêm một số điểm giao dịch tại những khu vực đông đúc dân cư, tăng cường thêm một số máy rút tiền tự động ATM tại các khu vực trên địa bàn quận, tại những nơi thuận tiện cho việc đi lại giao dịch của khách hàng.

Mở rộng thêm các hình thức huy động vốn từ người dân bằng những chương trình tiết kiệm dự thưởng, gửi tiền tiết kiệm trúng vàng,... Đẩy

mạnh hơn nữa công tác tiếp thị gắn với thông tin tuyên truyền về mọi mặt

hoạt động, mọi cơ chế chính sách để người dân hiểu thêm về hoạt động và những chương trình ưu đãi của ngân hàng Công thương chi nhánh Hai Bà Trưng. Đồng thời nắm bắt thông tin một cách nhạy bén diễn biến về sản

phẩm và lãi suất của các tổ chức tín dụng trên địa bàn để từ đó cũng đưa ra

được các hình thức huy động vốn phù hợp như tiết kiệm dự thưởng, tiết

KẾT LUẬN

Huy động vốn phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước là biện pháp rất quan trọng góp phần quyết định cho sự nghiệp xây

dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nó đòi hỏi hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng phải không ngừng đổi mới về hoạt động, đưa ra các giải pháp và biện pháp thích hợp với các

vùng kinh tế, từng khu vực nhằm huy động tối đa nguồn vốn trong nước

nhằm phát huy nội lực kinh tế, góp phần ổn định và thúc đẩy nền kinh tế

phát triển, cải thiện phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Bên cạnh

đó Nhà nước, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phải có những biện

pháp, chính sách hỗ trợ cho hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại

tạo điều kiện để hệ thống ngân hàng phát triển.

Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng trong

những năm qua đã không ngừng đổi mới kinh doanh phù hợp với nền kinh

tế thị trường và đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt

trong hoạt động huy động vốn, ngân hàng Công thương chi nhánh Hai Bà

Trưng đã đưa ra những biện pháp tích cực nhằm huy động tối đa nguồn

vốn huy động trong dân cư. Trong những năm vừa qua số lượng và quy mô

các nguồn vốn huy động được năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước,

đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm cho

nhân dân, góp phần nâng cao đời sống .

Vì sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, dưới ánh sáng nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, ngân hàng công thương Việt Nam nói chung và chi nhánh Hai Bà trưng nói riêng quyết tâm đua hoạt động ngân hàng có bước chuyển biến mạnh mẽ hơn, cơ bản hơn, làm tròn

Danh mục tài liệu tham khảo

1. TS Phan Thị Thu Hà, (2004), “Giáo trình Ngân hàng thương mại”,

NXB Thống Kê.

2. TS Nguyễn Hữu Tài, (2002), “Lý thuyết Tài chính - tiền tệ”, NXB

Thống Kê.

3. Frederic S.Miskin, (1995), “Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài

chính”, NBX Khoa học kỹ thuật.

4. Peter Rose, (2004), “Quản trị ngân hàng thương mại”, NXB Tài

chính.

5. GS. TS Nguyễn Văn Thường, (2005),”Kinh tế Việt Nam năm 2004,

những vấnđề nổi bật”, NXB Lý luận chính trị.

6. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Công thương Việt Nam chi

nhánh Hai Bà Trưng Hà Nội.

Một phần của tài liệu Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)