Tại ngân hàng Công thương chi nhánh Hai Bà Trưng, cho vay là
đóng vai trò chủ yếu trong hoạtđộng của ngân hàng. Đối tượng chi vay của ngân hàng là các thành phần kinh tế - xã hội có nhu cầu, nhưng đặc
biệt chủ yếu là doanh nghiệp.
Lãi suất huy động được coi là lãi suấtđầu vào trong khi đó lãi suất
cho vay là lãi suấtđầu ra. Ta có bảng chênh lệch lãi suất bình quân của
ngân hàng trong 3 năm qua như sau:
Bảng 7: Chênh lệch lãi suất bình quân
Đơn vị tính: %
2003 2004 2005
Lãi suấthuy động bình quân 0,60 0,62 0,66
Lãi suất cho vay bình quân 0,90 0,88 0,85
Chênh lệch lãi suất bình quân 0,30 0,26 0,19
Năm 2003, lãi suất huy động bình quân là 0,57%, lãi suất này tăng lên 0,61% vào năm 2004 và 0,63% vào năm 2005. Lãi suất bình quân tăng lên hàng năm trong khí đó lãi suất cho vay bình quân lại có xu hướng
giảm. Năm 2003, lãi suất cho vay bình quân là 0,90%, lãi suất này giảm
xuống 0,85% vào năm 2005. Điều này dẫn đến chênh lệch lãi suất bình
quân hàng năm có xu hướng giảm xuống. Sự giảm sút này đã làm ảnh
hưởngđến thu nhập của ngân hàng.
Hoạtđộng tín dụng của ngân hàng qua các năm cũng gặp nhiều khó khăn. Năm 2003, tổng tài sản sinh lãi bình quân là 987.326 triệuđồng, đến
năm 2004 tổng tài sản sinh lãi tăng 12.032 triệuđồng và đạt 930.752 triệu
đồng vào năm 2005.
Ta có bảng sau:
Bảng 8: Chênh lệch thu, chi lãi / chi phí trả lãi
Đơn vị tính: Triệu đồng
2003 2004 2005
Số tiền Số tiền Số tiền
Thu lãi 888.593 879.435 791.139
Chi lãi 830.843 889.098 980.678
Chênh lệch
thu, chi lãi 57.750 - 9.663 - 189.539
Chênh lệch
thu, chi lãi / chi phí trả lãi
0,0695 - 0,0109 - 0,1933
Qua các chỉ tiêu trên cho thấy, do hoạtđộng tín dụng của ngân hàng
càng ngày càng khó khăn đã ảnh hưởng đến thu lãi của ngân hàng. Điều
này đã làm cho lợi nhuận thu được từ một đồng chi phí huy động vốn ngân
hàng bỏ ra càng ngày càng giảm đáng kể. Năm 2003, hoạt động tín dụng
của ngân hàng đã đem lại 888.593 triệu đồng trong khi ngân hàng chỉ cần
bỏ ra 830.843 triệu đồng để huy động vốn. Như vậy, một đồng chi phí ngân hàng bỏ ra sẽ thu được 0,0695 triệu đồng, Tuy nhiên, 2 năm sau, 2004 và 2005, ngân hàng bỏ ra một đồng chi phí cho huy động vốn thì không những không thu được một đồng lợi nhuận nào mà thậm chí còn
phải bù lỗ. Đặc biêt vào năm 2005, ngân hàng đã phải bù lỗ trên 1 đồng chi phí bỏ ra đểhuy động đến 0,1933 triệuđồng. Như vậy, hiệu quả trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng là chưa đạt hiệu quả bởi lợi nhuận thu
được từ một đồng chi phí bỏ ra là không có.
Như vậy, trong hoàn cảnh nguồn vốn huy động càng đắt thêm trong
khi hoạtđộng cho vay của ngân hàng lại không thể tăng lãi suất. Đó là khó khăn trong hoạt động của ngân hàng đòi hỏi phải có nhiều biện pháp để có thể huy động vốnđược hiệu quả hơn.