Cạnh tranh khuyến mại và mở rộng mạng lưới

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY LĨNH VỰC NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 94 - 99)

-Cùng với việc đưa ra lãi suất hấp dẫn, các ngân hàng thương mại cũng đưa ra nhiều hình thức khuyến mại khác nhau, với tổng chi phí không những đem lại lợi ích thiết thực và hấp dẫn cho người gửi tiền, hoặc lựa chọn sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, như: tổ chức phát hành kỳ phiếu, trái phiếu quay số dự thưởng với phần thưởng hấp dẫn như: ô tô du lịch, vàng, xe máy, ti vi, tủ lạnh.

-Hình thức cạnh tranh mở rộng mạng lưới. Trong một vài năm gần đây, đông đảo khách hàng được chứng kiến sự mở rộng mạng lưới chi nhánh cấp 2, chi nhánh cấp 3, phòng giao dịch hay bàn tiết kiệm của các ngân hàng thương mại ở các thành phố, thị xã, tại các khu công nghiệp, khu đô thị mới, khu dân cư tập trung...

-Một dạng khác cũng có thể được coi là cạnh tranh mở rộng mạng lưới, đó là phát triển màng lưới máy rút tiền tự động - ATM. Tính đến nay Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã lắp đặt được 460 máy ATM. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam lắp đặt 260 máy. Ngân hàng Công thương và Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam mỗi ngân hàng cũng lắp đặt được khoảng 100 máy ATM. Các ngân hàng thương mại cổ phần cũng lắp đặt được khoảng 200 máy ATM.

-Tính chung trong toàn quốc hiện nay có khoảng 700.000 chủ thẻ ATM, tạo sự tiện lợi cho chủ thẻ giao dịch, rút tiền mặt, lĩnh lương, chuyển tiền và gia đình, thanh toán điện nước và ủng hộ từ thiện.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Cùng với sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng trong cả nước, ngân hàng Công Thương Việt Nam nói chung và Công Thương chinh nhánh Cần Thơ nói riêng đang góp tiếng nói của mình vào công cuộc phát triển nền kinh tế nước nhà. Tuy bản thân là một ngân hàng thương mại, nhưng ngân hàng Công Thương Cần Thơ không chỉ hoạt động vì mục đích lợi nhuận mà còn vì sự nghiệp nâng cao và phát triển nền kinh tế thành phố ta. Trong thực tế, trong những năm gần đây, ngân hàng đã cung cấp vốn hỗ trợ không chỉ cho các doanh nghiệp mà còn cho cả các thành phần khác nữa. Chính những việc này đã góp phần xây dựng một bộ mặt năng động cho thành phố Cần Thơ chúng ta.

Qua phân tích và đánh giá sơ bộ về tình hình hoạt động tín dụng ngoài quốc doanh tại ngân hàng Công Thương Cần Thơ em có một số nhận xét sau:

Đối với vốn huy động, đây là nguồn vốn hoạt động chủ yếu của ngân hàng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp qua các năm. Về mặt này, ngân hàng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của vùng. Thành phố Cần Thơ là một thành phố đang trên đà phát triển với dân số trên một triệu người, có nhiều doanh ngiệp lớn hoạt động trên địa bàn, thu nhập đầu người ngày càng tăng. Chính vì những điều kiện đó, ngân hàng ta phải nâng cao khả năng huy động vốn hơn nữa.

96

Đối với doanh số cho vay, chúng ta nhận thấy doanh số cho vay vẫn chưa đều các thành phần kinh tế. Chúng ta cần phải làm tỷ trọng cho vay các thành phần kinh tế cân bằng nhau, không thiên về thành phần nào. Một mặt chúng ta thu hút thêm được lượng khách hàng mới, mặt khác chúng ta giảm được nguy cơ mất vốn. Ngoài ra, ngân hàng cần phải mở rộng thêm lĩnh vực cho vay dài hạn, trong cơ cấu doanh số cho vay chúng ta nhận thấy lĩnh vực này chiếm tỷ trọng chưa cao. Tuy nhiên đối

với loại hình này, ngân hàng cần phải xem xét thật kỹ càng, vì loại hình này dễ dàng dẫn đến mất vốn.

Về doanh số thu nợ, ngân hàng cần phải phát huy tình hình hiện thời. Ngoài ra, có lẽ vì lĩnh vực cho vay của ngân hàng chủ yếu là lĩnh vực ngắn hạn do đó tốc đột thu nợ diễn ra nhanh chóng như vậy.

Về nợ quá hạn, chúng ta cần phải tránh tình trạng nợ quá hạn tăng cao vào năm 2006. Cần phải xem lại việc thu nợ lĩnh vực tiêu dùng vì lĩnh vực này chiếm tỷ trọng khá lớn trong nền kinh tế. Chúng ta cần phải tránh những việc vay vốn của người dân để đầu tư như bất động sản, chứng khoán, vàng… Đây là việc làm đầy rủi ro, dễ dẫn đến việc mất vốn. Ngoài ra đối với cho vay các công ty ngoài quốc doanh như công ty TNHH và DNTN, đây là lĩnh vực cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu cho vay. Tuy nhiên nó cũng chứa nhiều rủi ro, các công ty này thường gây ấn tượng với ngân hàng bằng những bản báo cáo đẹp. Do đó trong thời gian sau, các cán bộ tín dụng phải thật lưu ý hơn.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với Ngân hàng Công Thương TP. Cần Thơ:

Qua quan sát thực tế tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT CT, em xin đề xuất một số ý kiến sau:

- Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Cần Thơ có quá ít máy ATM của Ngân hàng Công Thương nên nhiều khách hàng không muốn sử dụng thẻ ATM của Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng nên lắp đặt thêm một số máy ở các khu vực đông người như: trường học, chợ, siêu thị, một số công ty lớn… để huy động được nhiều tiền hơn từ dịch vụ này. Ví dụ ở siêu thị Maximax, siêu thị Metro…

97

- Triển khai thực hiện liên kết nhiều hơn nữa với các đối tác để tạo điều kiện cho người sử dụng thẻ có thể thanh toán qua ngân hàng Ngân hàng, thông qua đó sẽ thu được một khoản phí lớn từ dịch vụ này đồng thời sẽ tạo cho người dân có thói quen gửi tiền vào ngân hàng.

- Ngân hàng cần tăng cường tiếp thị, quảng cáo để giới thiệu về hoạt động của Ngân hàng, thông báo tình hình lãi suất, cũng như giới thiệu về sản phẩm mới của mình trên các phương tiện truyền thông, nhờ vào đó Ngân hàng sẽ thu hút được thêm một lượng khách hàng đáng kể.

- Cải thiện tình hình hệ thống công nghệ thông tin trong ngân hàng. Hệ thống có vẻ đã quá tải so với tầm của ngân hàng.

-Địa điểm của ngân hàng có vẻ ít được người dân biết đến nhiều. Do đó cần phải thay đổi hơn nữa bộ mặt của hội sở chính, làm mới hơn, thu hút hơn.

- Ngân hàng Công Thương Cần Thơ nên xây dựng một trang web riêng và thường xuyên cập nhật để các khách hàng ở xa có thể tìm hiểu về Ngân hàng nhanh chóng và Ngân hàng có thể giải đáp thắc mắc của khách hàng qua mạng.

6.2.2 Đối với các cấp thẩm quyền:

Đối với các cấp thẩm quyền cần phải phải chú tạo điều kiện cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển thông qua các biện pháp sau:

-Khuyến khích mở rộng mạng lưới thương mại dịch vụ nông thôn, mở rộng phục vụ cho các địa bàn vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện mua bán giao lưu hàng hóa thuận lợi, tăng sức tiêu dùng khu vực nông thôn (chú trọng các dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, dịch vụ kỹ thuật, phục vụ phát triển nông nghiệp). Củng cố và phát triển mạng lưới thu mua sơ chế biến nông sản, kinh doanh vật tư nông nghiệp, xăng dầu, giống cây trồng, thuốc thú ý, giết mổ gia súc…

-Xây dựng cơ bản hạ tầng nông thôn: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn: giao thông, thủy lợi, điện nước, văn hóa giáo dục, y tế…Tăng cường các biện pháp huy động vốn xã hội hóa trong nhân dân kết hợp với vốn nhà nước, quản lý sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.

98

-Tăng nhanh và mở rộng sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ. Vì đây là lĩnh vực thu hút số tiền tiêu dùng nhiều nhất.

-Xây dựng hoàn thiện các đường giao thông và điện nước qua các khu vực đôi thị mới hoặc các khu nhà nghỉ cao cấp. Để tạo điều kiện cho người dân có thể định cư được.

-Cần phải quản lý chặt chẽ hơn nữa đến giá xăng dầu tránh hiện tượng xăng tăng kéo theo một số sản phẩm thiết yếu tăng theo đẩy chỉ số lạm phát tăng cao.

-Đối với các thành phần kinh tế vừa vả nhỏ, ngoài chính sách hỗ trợ như những năm trước, các cấp thẩm quyền cần phải tạo điều kiện hơn nữa đế cho doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây quỹ đất của thành phố gần như đã cạn. Vì thế việc mở rộng đất đai để phát triển khu công nghiệp mới là việc cần thiết.

99

-Các cấp chính quyền cần phải chú ý đến thành phần kinh tế nuôi trồng thủy sản, đây là lĩnh vực có khá nhiều biến động trong các năm vừa qua. Trong thời gian tới các ban ngành cần phải tạo điều kiện để các hộ nuôi trồng thủy sản phát triển: hỗ trợ kỹ thuật, ổn định giá cá nguyên liệu, quy hoạch các khu nuôi cá hợp lý…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Ths. Thái Văn Đại (2005), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Tủ sách Đại học Cần Thơ.

2) Ths. Nguyễn Thanh Nguyệt, Ths. Thái Văn Đại (2004) Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, Tủ sách Đại học Cần Thơ.

3) Gs –Ts Lê Văn Tư, Ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính. 4) Sổ tay tín dụng Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

5) Tạp chí Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

-

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY LĨNH VỰC NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)