Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY LĨNH VỰC NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 41 - 46)

0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Lĩnh vực đầu tư - Cho vay sản xu doanh - Cho vay dịch vụ kinh doanh khác - Cho vay tiêu dùn - Cho vay nuôi trồ thủy sản

ất kinh và

ng g

43

Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: Phòng kinh doanh ngân hàng Công Thương Cần Thơ)

Thời gian Chênh lệch Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Giai đoạn 2004-2005 Giai đoạn 2004- 2005 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

- Cho vay sản xuất kinh doanh 1.140.540 48,80 1.263.441 47,01 1.247.375 47,48 122.901 0,11 -16.066 -0,01

- Cho vay nuôi trồng thủy sản 72.986 3,12 24.385 0,91 100.562 3,83 -48.601 -0,67 76.177 3,12

- Cho vay dịch vụ và kinh doanh khác 721.452 30,87 938.483 34,92 681.727 25,95 217.031 0,30 -256.756 -0,27

- Cho vay tiêu dùng 402.324 17,21 461.247 17,16 597.582 22,75 58.923 0,15 136.335 0,30

Về cho vay nuôi trồng thủy sản, nhìn chung chúng ta dễ dàng nhận thấy lĩnh vực này luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong số lĩnh vực đầu tư.Cụ thể năm 2004 doanh số cho vay lĩnh vực này chiếm 3,12%, đến năm 2005 chiếm 0,91% và năm 2006 tỷ trọng này là 3,83%. Tuy nhiên, doanh số cho vay qua các năm lại có tình trạng tăng giảm thất thường. Giai đoạn 2004-2005, doanh số cho vay ở lĩnh vực này giảm mạnh, giảm 48.601 triệu đồng, giảm 66,59%. Nguyên nhân của sự sụt giảm là trong giai đoạn này là tình hình nuôi trồng thủy sản trong năm 2005 gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm của cá tra và cá basa. Từ sau thời điểm tháng 04/2005 cho đến nay, giá cá trên thị trường luôn biến động theo chiều hướng giảm có lúc dưới mức giá thành (tháng 9/2005 chỉ còn 10.000 đ/kg cá loại I), đến 8/2005 lại xảy ra sự kiện 03 Bang của Mỹ cấm nhập khẩu cá tra, basa Việt Nam do bị nhiễm chất Pluoroquinolones càng làm cho người nuôi không còn mạnh dạn đầu tư nuôi cá tra như trước, quy mô nuôi vì thế cũng sụt giảm. (Theo Tình hình kinh tế - xã hội trên web site của tỉnh An Giang - http://www.angiang.gov.vn/). Đến giai đoạn sau doanh số có vẻ tăng trở lại, về số liệu tuyệt đối tăng 76.177 triệu đồng. Tốc độ tăng đạt hơn gấp 3 lần so với năm 2005. Trong thời gian này sau vụ kiện cá bị nhiễm chất độc vào năm 2005, nông dân ta đã có kinh nghiệm hơn, do đó người nông dân đã biết cách khắc phục được nhược điểm. Từ đó xây dựng sản phẩm thủy sản đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng vẫn tiêu thụ tốt ở tất cả các thị trường quốc tế. Ngoài thị trường quốc tế, các công ty cũng không quên địa bàn nội địa - một thị trường thủy sản có sức mua ngày càng tăng theo mức sống dân cư và tăng trưởng của du lịch. Bên cạnh đó các công trình cơ sở hạ tầng đã được tỉnh và TW đầu tư xây dựng phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Lực lượng lao động tham gia hoạt động nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển góp phần hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước. Chính vì những điều kiện thuận lợi này, mà tình hình thủy sản năm 2006 có vẻ khả quan hơn trước. Và điều này góp phần tạo điều kiện khích thích người dân mở rộng việc nuôi trồng thủy sản. Do đó doanh số cho vay tăng nhanh.

44

Đối với cho vay tiêu dùng, đây là lĩnh vực chiếm tỷ trọng khá cao qua 3 năm. Cụ thể năm 2004 doanh số cho vay tiêu dùng chiếm 17,21% doanh số cho vay ngoài

quốc doanh, năm 2005 doanh số lĩnh vực này chiếm 17,16% và năm 2006 chiếm 22,75%. Xét theo sự tăng trưởng qua các năm, doanh số cho vay lĩnh vực này cũng tăng đều qua các năm. Trong giai đoạn 2004-2005, doanh số cho vay vẫn tăng khá ổn định, đạt đà tăng trưởng 14,65%. Có được điều này là do chính phủ ta ngày một mở của thị trường, cuộc sống của người dân ở nước ta ngày càng xích lại gần hơn với đời sống của nhân dân các nước tiên tiến. Bên cạnh đó, đây là năm bản lề chuẩn bị cho sự hội nhập của nước ta vào kinh tế quốc tế, điển hình là sự chuẩn bị gia nhập AFTA vào năm 2006. Do đó nhu cầu của người dân ngày càng cao, kích thích nhu cầu cho vay tiêu xài cá nhân tăng cao. Đến giai đoạn 2005-2007, giai đoạn này chúng ta nhận thấy tốc độ tăng của doanh số cho vay tăng khá mạnh, gấp đôi so với tốc độ tăng năm trước, đạt 29,56%. Năm 2006 là năm khá quan trọng đối với kinh tế nước nhà, Việt Nam chính thức tham gia AFTA và thực hiện các cam kết giảm thuế một số mặt hàng. Ngoài ra sự kiện ô tô cũ chính thức được nhập khẩu vào Việt Nam cũng là một sự kiện nổi bật cho thấy chúng ta gia nhập sâu hơn vào kinh tế quốc tế. Tiếp đến là chính phủ cho phép giảm thuế đối với ôtô nguyên chiếc nhập khẩu từ các nước khác. Chính những điều này đã làm cho các doanh nghiệp ôtô trong nước nói riêng và các doanh nghiệp trong nước nói chung đưa ra những chính sách giảm giả khuyến mãi nhằm kích cầu. Bên cạnh đó, thời gian này các tổ chức du học đến Việt Nam và xem Việt Nam như là một đất nước tiềm năng. Vì lẽ đó mà hình thức du học phát triển khá rầm rộ ở Việt Nam trong thời gian này. Tất cả những yếu tố này đã góp phần làm cho doanh số cho vay tiêu dùng tăng cao.

45

Về cho vay sản xuất kinh doanh, đây là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Cụ thể năm 2004 doanh số cho vay sản xuất kinh doanh chiếm 48,8% doanh số cho vay ngoài quốc doanh, năm 2005 tỷ trọng này là 47,01% và năm 2006 là 47,08%. Xét về sự tăng trưởng qua 3 năm chúng ta thấy rằng doanh số tăng vào giai đoạn 2004-2005 và giảm nhẹ vào giai đoạn 2005-2006. Trong giai đoạn đầu, doanh số chon vay sản xuất kinh doanh tăng khá nhanh, đạt 10,78%. Nguyên nhân trong giai đoạn này, các doanh nghiệp co xu hướng chuyển động, tăng vốn sản xuất để chuẩn bị cho tiến trình hội nhập quốc tế. Đến giai đoạn sau, doanh số có phần sụt giảm nhẹ, sụt giảm 16,066 triệu đồng. Chúng ta nhận thấy rằng trong thời gian này,

các doanh nghiệp đã đi vào quỹ đạo ổn định. Nhu cầu vốn vẫn còn nhưng không còn cao như giai đoạn trước. Chính vì điều này doanh số có phần sụt giảm. Ngoài ra doanh số cho vay các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh luôn giữ vị trí hàng đầu trong tỷ trọng cho vay các doanh theo lĩnh vực đầu tư, do đó để đạt được doanh số cho vay tăng hơn so với năm trước là chuyện rất khó khăn.

Hình 7: Tỷ trọng của doanh số cho vay theo mục đích

46

Đối với doanh số vay dịch vụ và sản xuất kinh doanh khác, đây là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay ngoài quốc doanh. Cụ thể, năm 2004 tỷ trọng này là 30,87%, năm 2005 là 34,92% và năm 2006 tỷ trọng giảm còn 25,95%. Xét qua 3 năm chúng ta nhận ta rằng tình trạng giảm như doanh số cho vay. Ở lĩnh vực này doanh số cho vay có tăng và cũng có giảm. Giai đoạn 2004-2005, trong thời gian này doanh số cho vay tăng mạnh hơn so với năm 2004 là 217.031 triệu đồng, đạt tốc độ tăng 30,08%. Trong thời gian này như em đã nói trên, thu nhập người dân ngày một nâng cao, nhu cầu ngày càng nhiều. Thấy được thị hiếu đó, các doanh nghiệp đã vay vốn đầu tư vào các ngành dịch vụ để phục vụ. Từ đó, doanh số cho vay tăng cao. Đến giai đoạn tiếp theo, doanh số cho vay lại giảm xuống. Giai đoạn này tốc độ tăng chỉ đạt 27,36% so với năm 2005. Thời gian này các lĩnh vực dịch vụ đã có lẽ đi vào hoạt động ổn định, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp đã thành lập

47

không còn nhiều như trước nữa. Vì đặc điểm của ngành dịch vụ chủ yếu cần vốn đầu tư ban đầu. Ngoài ra năm 2006, các lĩnh vực dịch vụ mới không xuất hiện nhiều. Do đó, doanh số cho vay của năm 2006 tăng giảm hơn so với doanh số năm 2005.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY LĨNH VỰC NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 41 - 46)