Phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY LĨNH VỰC NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 83 - 85)

Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế, chúng ta có ba thành phần nợ quá hạn sau: nợ quá hạn công ty TNHH, nợ quá hạn DNTN và nợ quá hạn cá thể.

Hình 28: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

84

Đối với nợ quá hạn lĩnh vực DN, chúng ta nhận thấy tỷ trọng cúa lĩnh vực này có sự biến đổi qua các năm. Cụ thể năm 2004 tỷ trọng của lĩnh vực cho vay các DN chiếm 34,41%, đến năm 2005 tỷ trọng này giảm xuống chỉ còn 5,6% và lại tăng lên đến 56,68% vào năm 2006. Đế thấy rõ hơn chúng ta xét về sự biến động của nợ quá hạn của DN qua 3 năm. Nhìn chung, qua các năm chúng ta thấy nợ quá hạn tăng giảm khá nhanh. So với năm 2004, nợ quá hạn lĩnh vực này giảm 736 triệu đồng, giảm 59,45%. Đây là một điều đáng mừng, việc giảm nợ quá hạn trong thời gian này là do sự tích cực thu nợ của cán bộ tín dụng để tránh được tình trạng nợ quá hạn kéo dài. Tuy nhiên đến năm 2006 nợ quá hạn lại tăng lên 6.211 triệu đồng, tăng gấp 12 lần. Việc này là do sự tăng trưởng của doanh số cho vay ở lĩnh vực này khá cao 25,8% trong khi doanh số cho vay ngoài quốc doanh lại giảm xuống, làm rủi ro tăng lên cao. Bên cạnh đó thì công tác thu hồi nợ không được thực hiện tốt lắm, cũng có tăng trưởng nhưng tốc độ tăng không bằng tốc độ tăng của doanh số cho vay. Thêm một lý do khác nữa là có một số dự án tuy đã hoàn thành nhưng những năm đầu hoạt động chưa đạt hết công suất hoặc chưa có hiệu quả ngay do sự biến động của thị

trường, dẫn đến không có khả năng trả nợ Ngân hàng. Vì vậy trong những năm tới khi xét cho vay các dự án Ngân hàng cần phải thận trọng hơn, xem xét kỹ tính khả thi cũng như khả năng thu hồi vốn của dự án và sự biến động của thị trường.

Đối với nợ quá hạn cá thể chúng ta nhận thấy đây là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ quá hạn ngoài quốc doanh. Cụ thể trong năm 2004 nợ quá hạn lĩnh vực này chiếm 65,59%, đến năm 2006 nợ quá hạn chiếm 94,39% và năm 2006 chiếm 43,32%. Xét về sự thay đổi của nợ quá hạn lĩnh vực cá thể chúng ta thấy rằng nợ quá hạn có sự biến động. So với năm 2004 nợ quá hạn lĩnh vực này tăng 6.094 triệu đồng, tăng 2,5 lần. Tuy nhiên nếu so với năm 2005 thì nợ quá hạn năm 2006 lại giảm xuống 3.324 triệu đồng, giảm 39%. Trong thời gian đầu nợ quá hạn tăng nhanh là do lĩnh vực vay cá thể đa số là các hộ nuôi trồng thủy sản. Trong thời gian này sự kiện Hoa Kỳ kiện Việt Nam bán phá giá cá và việc đòi kiểm tra chất lượng sản phẩm cá đã làm một số hộ nông dân điêu đứng. Tuy nhiên đến thời gian sau, Ngân hàng tăng cường thu hồi nợ bằng các biện pháp như: xem xét lại hồ sơ quá hạn, phân loại nguyên nhân để có biện pháp xử lý phù hợp, giành nhiều thời gian đến cơ sở sản xuất của các hộ kinh doanh cá thể để xem xét hoạt động của họ…. Tất cả các hoạt động này nhằm để giảm nợ quá hạn lại. Mặt khác, do có được kinh nghiệm từ những vụ kiện cũng như về chất lượng của cá, các hộ này đã có biện pháp khắc phục và đã đạt được doanh thu cao trong năm 2006. Từ đó nâng cao khả năng trả nợ cho ngân hàng.

85

4.2.5 Phân tích các chỉ số tài chính Bảng 16: CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY LĨNH VỰC NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 83 - 85)