Phân tích doanh số cho vay

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY LĨNH VỰC NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 40 - 41)

Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một ngân hàng thương mại nào. Sự chuyển hóa từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân ngân hàng. Bởi vì, nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng để từ đó hoàn trả tiền gửi lại cho khách hàng, bù đắp lại chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay là hoạt động tạo ra rủi ro lớn vì vậy cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặc chẽ thì mới có thể ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro xảy ra.

Doanh số cho vay ngoài quốc doanh trong 3 năm 2004, 2005 và 2006 doanh số cho vay ngoài quốc doanh tăng nhanh và giảm đôi chút vào năm 2006. Trong thời gian 2004-2005, doanh số cho vay tăng nhanh đạt tốc độ tăng 14,94% và tăng 349.254 triệu đồng. Trong thời gian này, Việt Nam chuẩn bị tham gia vào các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới như AFTA và WTO. Như xu thế chung trên cả nước, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cần phải chuẩn bị một lượng vốn lớn để tiến hành cải tiến công nghệ, mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì thế doanh số cho vay tăng mạnh. Tuy nhiên doanh số cho vay giai đoạn 2005-2006 lại giảm xuống 60.310 triệu đồng. Nguyên nhân giảm sút này là việc tách chi nhánh Sóc Trăng vào cuối năm 2005 và chi nhánh Trà Nóc năm 2006. Như chúng ta đã biết Trà Nóc là một trong những khu công nghiệp lớn của Cần Thơ, việc mất đi địa bàn này là một tổn thất khá lớn cho ngân hàng và làm cho doanh số sụt giảm. Nhưng việc tách chi nhánh là một tất yếu, việc này sẽ làm cho công tác quản lý từng địa bàn tốt hơn, cụ thể hơn. Bên cạnh đó, như phía trên em đã đề cập, mất đi Sóc Trăng cũng làm cho doanh số cho vay giảm xuống theo. Tuy nhiên với sự sụt giảm 60.310 triệu đồng và việc tăng 296.882 triệu đồng vào năm 2004-2005, chúng ta có thể đưa ra giả thuyết sau nếu như ngân hàng công thương Cần Thơ không mất 2 địa bàn Sóc Trăng và Trà Nóc thì so với năm 2005 thì doanh số cho vay sẽ còn tăng mạnh.

42

Trong 3 năm 2004, 2005 và 2006 doanh số cho vay ngoài quốc doanh tăng nhanh và giảm đôi chút vào năm 2006. Trong thời gian 2004-2005, doanh số cho vay tăng nhanh đạt tốc độ tăng 14,94% và tăng 349.254 triệu đồng. Trong thời gian này, Việt Nam chuẩn bị tham gia vào các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới như AFTA và WTO. Như xu thế chung trên cả nước, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cần phải chuẩn bị một lượng vốn lớn để tiến hành cải tiến công nghệ, mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì thế doanh số cho vay tăng mạnh. Tuy nhiên doanh số cho vay giai đoạn 2005-2006 lại giảm xuống 60.310 triệu đồng. Nguyên nhân giảm sút này là việc tách chi nhánh Sóc Trăng vào cuối năm 2005 và chi nhánh Trà Nóc năm 2006. Như chúng ta đã biết Trà Nóc là một trong những khu công nghiệp lớn của Cần Thơ, việc mất đi địa bàn này là một tổn thất khá lớn cho ngân hàng và làm cho doanh số sụt giảm. Nhưng việc tách chi nhánh là một tất yếu, việc này sẽ làm cho công tác quản lý từng địa bàn tốt hơn, cụ thể hơn. Bên cạnh đó, như phía trên em đã đề cập, mất đi Sóc Trăng cũng làm cho doanh số cho vay giảm xuống theo. Tuy nhiên với sự sụt giảm 60.310 triệu đồng và việc tăng 296.882 triệu đồng vào năm 2004-2005, chúng ta có thể đưa ra giả thuyết sau nếu như ngân hàng công thương Cần Thơ không mất 2 địa bàn Sóc Trăng và Trà Nóc thì so với năm 2005 thì doanh số cho vay sẽ còn tăng mạnh.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY LĨNH VỰC NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)