Dư nợ theo thời gian

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY LĨNH VỰC NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 68 - 71)

a) Dư nợ ngắn hạn:

69

Cũng như doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao qua 3 năm. Tuy nhiên tỷ trọng này có sự thay đổi thất thường. Cụ thể: năm 2004 dư nợ ngắn hạn chiếm 56,02% dư nợ ngoài quốc doanh, đến năm 2005 tỷ trọng này tăng lên chiếm 70,09%, sau đó đến năm 2006 tỷ trọng này lại sụt giảm chỉ còn chiếm có 57,5%. Để thấy rõ hơn sự thay đổi này chúng ta cùng xét sự biến động của dư nợ qua các năm. Nhìn chung dư nợ ngắn hạn qua 3 năm có xu hướng giảm dần và giảm mạnh. So với năm 2004, dư nợ năm 2005 giảm 2.443 triệu đồng, tốc độ giảm 0,4%. Tuy nhiên đến năm 2006, dư nợ lại còn giảm mạnh hơn nữa, so với năm 2005 dư nợ năm này giảm 295.340 triệu đồng, tốc độ giảm 48%. Ngân hàng tập trung vào mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, cho vay để đầu tư vào các dự án cần vốn ngắn hạn. Ngoài ra, tình hình sản xuất kinh doanh của khu vực ta diễn ra sôi động, bên cạnh nhu cầu vốn ngày càng tăng thì việc trả nợ cũng diễn ra nhanh chóng. Bên cạnh đó, vào năm 2005 và 2006 việc tách hai chi nhánh Sóc Trăng và Trà Nóc làm cho dư nợ giảm sút khá nhiều. Khi tách chi nhánh, một phần chi phí

70

ngân hàng ta vẫn phải chịu tuy nhiên dư nợ thì sẽ bàn giao cho chi nhánh. Chính từ nguyên nhân đó mà dư nợ từ năm 2005 sang năm 2006 giảm mạnh.

b)Dư nợ dài hạn

Hình 20: Dư nợ theo thời gian

Đối với dư nợ trung và dài hạn, lĩnh vực này tuy chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng cũng có sự biến động lớn qua các năm. Cụ thể năm 2004 dư nợ dài hạn chiếm 43,98% tổng dư nợ ngoài quốc doanh. Đến năm 2005 tỷ trọng này giảm xuống chỉ còn chiếm 29,91%, đến năm 2006 tỷ trọng này tăng lên đến 42,5%. Khi xét sự chênh lệch qua các năm chúng ta thấy rằng, dư nợ lĩnh vực này cũng tương tự như dư nợ ngắn hạn, đều đi xuống qua 3 năm. So với năm 2004, dư nợ năm 2005 giảm 222.308 triệu đồng, tốc độ giảm 45,85%. Đến năm 2006, dư nợ này tiếp tục giảm so với năm 2005, giảm 26.095 triệu đồng, tốc độ giảm 9,94%. Trong thời gian, tình hình kinh tế ở khu vực ta có chuyển biến tích cực. Các ban ngành có thẩm quyền tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất. Từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp mau chóng trả nợ cho ngân hàng. Ngoài ra sự tăng tốc của doanh số thu nợ so với doanh số cho vay cũng làm cho dư nợ giảm sút. Thêm một nguyên nhân khách quan nữa, đó chính là sự tách hai chi nhánh Sóc Trăng va Trà Nóc. Việc tách hai chi nhánh này đồng thời chúng ta cũng phải chia tách dư nợ thuộc địa bàn cho hai chi nhánh này quản lý. Từ đó kéo dư nợ giảm nhanh chóng như vậy.

71

Bảng 11: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG

ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: Phòng kinh doanh ngân hàng Công Thương Cần Thơ)

Thời gian Chênh lệch Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2004-2005 2005-2006 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Dư nợ ngắn hạn 617.739 56,02 615.296 70,09 319.956 57,50 -2.443 -0,40 -295.340 -48,00 -9,94 Dư nợ trung và dài hạn 484.908 43,98 262.600 29,91 236.505 42,50 -222.308 -45,85 -26.095 Tổng 1.102.647 100 877.896 100 556.461 100 -224.751 -20,38 -321.435 -36,61

Hình 21: Tỷ trọng của dư nợ theo thời gian

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY LĨNH VỰC NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 68 - 71)