NHỮNG THUẬN LƠI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY LĨNH VỰC NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 30)

-Ngân hàng Công Thương Cần Thơ có trụ sở đặt tại trung tâm thành phố nên khách hàng dễ giao dịch; có điều kiện thuận lợi để nắm bắt thông tin về kinh tế, chính trị, xã hội.

- Ngân hàng hoạt động luôn được sự hỗ trợ hiệu quả của hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam cũng như các ban ngành, các cấp ủy…sẵn sàng hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng.

- Được sự quan tâm, động viên, khuyến khích của lãnh đạo đúng lúc, từ đó đã phát huy tinh thần trách nhiệm và sự đoàn kết trong tập thể cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng.

- Ngân hàng có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, nhiệt tình, tâm huyết trong công việc và có một bộ phận cán bộ trẻ năng động, ham học hỏi, tận tâm trong công việc.

-Ngân hàng Công Thương Cần Thơ là một trong bốn NHTM Quốc doanh lớn trên địa bàn Thành phố Cần Thơ hiện nay, từ đó tạo được sự tin tưởng cho khách hàng, do đó lượng khách hàng của Ngân hàng rất đông đảo.

- Ngân hàng có nhiều phòng giao dịch nên có lợi thế trong việc huy động vốn và mở rộng các dịch vụ kinh doanh như chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ,….

3.5.2 Khó khăn

-Hiện nay trên địa bàn Thành phố Cần Thơ có rất nhiều NHTM hoạt động do đó sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi Ngân hàng phải nỗ lực phấn đấu không ngừng trên tất cả các lĩnh vực, trong đó quan trọng nhất là lĩnh vực huy động vốn và cho vay.

-Do áp lực cạnh tranh đòi hỏi lãi suất cho vay phải giảm điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

31

-Do người dân vẫn còn thói quen giữ tiền ở nhà, đồng thời họ chưa có thói quen sử dụng các tiện ích của Ngân hàng nên gây không ít khó khăn trong công tác huy động vốn của Ngân hàng.

32

-Quá trình cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước đang diễn ra mạnh mẽ. Trong kế hoạch điều hành kinh tế - xã hội năm 2007, Chính phủ đã xác định phải đẩy nhanh quá trình này. Trong năm tới có nhiều khách hàng của Ngân hàng phải cổ phần hóa, nhưng theo quy định mới, thành phần tham gia định giá doanh nghiệp Nhà nước không có NHTM tham gia, nên quyền lợi của Ngân hàng chưa thật sự được bảo đảm, trong khi dư nợ đối với đối tượng này còn khá lớn.

33

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦN THƠ

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN

Vốn là một yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nên trước hết một tổ chức nào muốn hoạt động đạt hiệu quả cao thì yếu tố trước nhất là về vốn phải dồi dào. Khi một thành phần kinh tế thiếu vốn hoạt động, họ thường đến các ngân hàng để làm thủ tục xin vay vốn. Vì vậy, một ngân hàng muốn đứng vững được trên thương trường thì điều cần thiết đầu tiên là ngân hàng phải có một nguồn vốn đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng được nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Trong quá trình hoạt động ngân hàng cần phải mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các hình thức huy động để thu hút tiền nhàn rỗi của dân cư, hay các doanh nghiệp nhằm để phân phối lại cho các khu vực cần vốn kinh doanh. Nguồn vốn của ngân hàng tăng trường vừa tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư.

Ngân hàng Công Thương Cần Thơ là một chi nhánh của ngân hàng Công Thương Việt Nam hoạt động dựa trên hai nguồn vốn chính: vốn huy động tại chỗ và vốn điều hòa được cấp từ ngân hàng mẹ. Đối với nguồn vốn huy động tại chỗ chúng ta có các loại huy động sau: tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi của các tổ chức tín dụng, tiền gửi doanh nghiệp và vốn huy động từ phát hành công cụ nợ.

34 ĐVT: Triệu đồng 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 1.600.000 1.800.000 2004 2005 2006 Vốn huy động Vốn điều hòa Tổng cộng (Nguồn: Phòng kinh doanh ngân hàng Công Thương Cần Thơ)

Bảng 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG Hình 3: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng 2004 2005 2006 2004-2005 2005-2006 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 616.364 37,44 538.383 39,77 563.698 62,13 -77.981 -12,65 25.315 4,49 Vốn điều hòa 1.029.799 62,56 815.434 60,23 343.541 37,87 -214.365 -20,82 -471.893 -57,87 Tổng cộng 1.646.163 100,00 1.353.817 100,00 907.239 100,00 -292.346 -17,76 -446.578 -32,99

Nhìn chung, nguồn vốn hoạt động của ngân hàng qua 3 năm giảm. Cụ thể so với năm 2004 thì nguồn vốn hoạt động năm 2005 tăng 292.346 triệu đồng, giảm 17,76%. Đến năm 2006 nguồn vốn hoạt động lại tiếp tục giảm. So với năm trước đó nguồn vốn hoạt động giảm 446.578, giảm 32,99%. Nguyên nhân của việc giảm sút này là do vào cuối năm 2005 và vào năm 2006 ngân hàng phải tách thêm chi nhánh Sóc Trăng và chi nhánh Trà Nóc. Do đó nguồn vốn hoạt động giảm xuống. Để thấy rõ hơn, chúng ta phân tích thêm hai chỉ số: vốn huy động và vốn điều hòa.

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2004 2005 2006 Vốn huy động Vốn điều hòa

Hình 4: Tỷ trọng của các nguồn vốn qua các năm

35

Đối với vốn huy động, ta thấy rằng nguồn vốn này vẫn chưa chiếm tỷ trọng lớn và tăng qua các năm. Cụ thể, vào năm 2004 tỷ trọng của nguồn vốn này chiếm 37,44%. Đến năm sau, tỷ trọng của nguồn vốn này tăng lên, chiếm 39,77%. Vào năm 2006, tỷ trọng này lại tiếp tục tăng lên, chiếm tỷ trọng khá cao 62,13%. Xét qua các năm ta nhận thấy vốn huy động qua các năm có giảm có tăng. Vào năm 2005 nguồn vốn huy động có xu hướng đi xuống. So với năm trước đó thì vốn huy động giảm 12,65% hay giảm 77.981 triệu đồng. Đến năm 2006 nguồn vốn này lại tăng nhẹ, tăng hơn năm trước đó 25.315 triệu đồng, đạt tốc độ tăng 4,49%. Từ đó cho thấy việc huy động vốn của ngân hàng chưa thật sự hiệu quả. Nguyên nhân của việc này là do sự xuất hiện của hàng loạt ngân hàng ngoài quốc doanh. Bên cạnh đó theo

người dân biết ngân hàng công thương là một ngân hàng thuộc nhà nước và chỉ cho doanh nghiệp nhà nước vay. Từ đó chúng ta cần phải cải thiện tình hình và làm cho nguồn vốn huy động ngày tăng lên.

Đối với vốn điều hòa, hay còn gọi là vốn điều chuyển, chúng ta thấy rằng đây là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng. Nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Cụ thể vào năm 2004, tỷ trọng của nguồn vốn này chiếm 62,56%. Đến năm 2005 tỷ trọng này giảm xuống 60,23%. Nhưng năm 2006 tỷ trọng này lại giảm xuống khá mạnh, chỉ còn chiếm 37,87%. Nếu xét về sự thay đổi của nguồn vốn này qua các năm, chúng ta thấy chúng giảm qua các giai đoạn. Giai đoạn 2004-2005, nguồn vốn này giảm hơn năm 2004 là 214.365 triệu đồng, tốc độ giảm 20,82%. Đến giai đoạn sau, nguồn vốn của năm 2006 lại có xu hướng giảm sút mạnh, so với năm 2005 thì giảm 471.893 triệu đồng và giảm 32,99%%. Như đã nói ở phần trên, so với năm trước đó nguồn vốn điều hòa năm 2006 giảm là do việc tách 2 chi nhánh mới làm cho địa bàn quản lý của ngân hàng không còn rộng lớn như trước do đó nhu cầu về vốn cũng không còn cao như trước. Nhưng xét về tỷ trọng ta thấy rằng đây là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng. Việc này cho thấy việc huy động vốn không hiệu quả lắm. Ngoài ra sử dụng vốn điều hòa sẽ phải trả thêm một mức phí cho ngân hàng mẹ, mà lệ phí này bằng với tiền vay không kỳ hạn. Từ đó dẫn đến phát sinh chi phí cao. Tuy nhiên, đến năm 2006, ngân hàng đã giảm tỷ trọng này xuống. Từ đó chúng ta nhận ra là vào năm nay, ngân hàng hoạt động chủ yếu bằng vốn huy động.

36

Nếu vấn đề khó khăn của các doanh nghiệp là kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo thành các sản phẩm dịch vụ mới hơn nhằm phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng, thì vấn đề nan giải của khối ngân hàng là làm sao tăng hiệu quả của việc huy động vốn để tạo điều kiện cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế mở rộng sản xuất để làm cho nền kinh tế phát triển. Thực hiện vai trò của một tổ chức trung gian tài chính ngân hàng sẽ đi vay những người có thừa vốn để cho các tổ chức cần vốn vay lại. Ngoài ra ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ cho nền kinh tế. Vì thế hoạt động huy động vốn của ngân hàng không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng mà còn có ý nghĩa đối với xã hội. Thông qua việc huy động vốn sẽ tạo

37 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nguồn vốn phục vụ cho các hoạt động đầu tư và cho vay đối với các tổ chức kinh tế. Ngoài ra, ngân hàng còn là một chỗ giữ tiền an toàn cho người thừa vốn.

Đối với lĩnh vực huy động vốn chúng ta đã phân tích phía trên. Ở phần này chúng ta đi sâu hơn vào các thành phần của lĩnh vực huy động vốn để thấy được điểm mạnh, điểm yếu của lĩnh vực này. Đối với lĩnh vực này chúng ta có 4 loại huy động vốn: tiền gửi của các tổ chức doanh nghiệp, tiền gửi của các cá nhân, tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác và phát hành các công cụ nợ.

Loại hình tiền gửi của các doanh nghiệp là tiền mà các doanh nghiệp gửi tại ngân hàng để tiện cho việc thanh toán. Trong tiền gửi của các tổ chức doanh nghiệp chúng ta nhận thấy đây là loại hình chiếm tỷ trọng khá cao trong huy động vốn. Từ đó chúng ta có thể thấy rằng ngân hàng công thương là một ngân hàng có nhiều uy tín đối với các doanh nghiệp trong địa bàn. Cụ thể năm 2004, tiền gửi doanh nghiệp chiếm 33,01%. Đến năm 2005 tỷ trọng của khu vực này giảm sút, chiếm 29,02%. Thời gian năm 2006, tỷ trọng lại tăng lên 32,49%. Nếu xét qua các năm, thì huy động vốn từ khu vực này có tăng có giảm. Nếu so với năm trước đó là 2004, thì số tiền chúng ta thu được vào năm 2005 ở lĩnh vực này giảm 47.186 triệu đồng, giảm 23,19%. Trong thời gian này tình hình thanh toán qua ngân hàng không lớn lắm. Từ đó ảnh hưởng đến tiền của doanh nghiệp tại ngân hàng. Đến thời gian sau, vào năm 2006 huy động từ tiền gửi của doanh nghiệp tăng lên. So với năm trước đó là 2005 thì số tiền tăng thêm là 26.914 triệu đồng, tăng 14,69%. Vào thời gian này do các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ăn nên làm ra do đó số tiền thanh toán qua ngân hàng tăng mạnh. Từ đó kéo theo huy động vốn ở lĩnh vực này tăng mạnh. Tuy nhiên, với loại tiền gửi này, đa số là tiền gửi ngắn ngày dùng để thanh toán ngay do đó để tăng hiệu quả chúng ta cần phải huy động tiền gửi dài ngày của doanh nghiệp.

38

2004 2005 2006 2004-2005 2005-2006

Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiề

ĐVT: Triệu đồng

Bảng 3: CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG

(Nguồn: Phòng kinh doanh ngân hàng Công Thương Cần Thơ)

n % 1. Tiền gửi doanh nghiệp 203.433 33,01 156.247 29,02 183.161 32,49 -47.186 -23,19 26.914 14,69 2. Tiền gửi dân cư 294.712 47,81 299.168 55,57 294.961 52,33 4.456 1,51 -4.207 -1,43 3. Phát hành các công cụ nợ 86.411 14,02 82.403 15,31 84.847 15,05 -4.008 -4,64 2.444 2,88 4. Tiền gửi các tổ chức tín dụng khác 31.808 5,16 565 0,10 729 0,13 -31.243 -98,22 164 22,50 Tổng vốn huy động 616.364 100 538.383 100 563.698 100 -77.981 -12,65 25.315 4,49

Loại hình tiền gửi của các tổ chức cá nhân ta nhận thấy đây là loại hình chiếm tỷ trọng cao nhất trong huy động vốn. Trong năm 2004 tỷ trọng lĩnh vực này chiếm đến 47,81%. Vào năm 2005 tỷ trọng này vẫn tiếp tục tăng trưởng, chiếm 55,57%. Đến năm 2006 tỷ trọng này có vẻ giảm sút, chỉ còn chiếm 52,33% nhưng vẫn đứng ở mức cao. Khi xét sự thay đổi qua các năm chúng ta nhận ra rằng ở loại huy động này có ít sự chênh lệch qua các năm. Cụ thể, so với năm 2004 thì huy động năm 2005 chỉ tăng có 4.456 triệu đồng, tốc độ tăng khá thấp 1,51%. Đến năm 2006 thì doanh số huy động ở lĩnh vực này giảm xuống so với năm 2005 là 4.207 triệu đồng, giảm 1,43%. Trong giai đoạn này, thị trường địa ốc đang còn đóng băng. Do đó tiền gửi ngân hàng luôn là ưu tiên số một của người dân. Ngoài ra một số người già có thâm niên thường để tiền của mình vào ngân hàng. Đó chính là những nguồn thu lớn của ngân hàng ta. Từ tỷ trọng trên chúng ta thấy rằng đây là lĩnh vực huy động mạnh nhất của ngân hàng. Tuy nhiên, với số tiền huy động như vậy chúng ta cần phải tăng mạnh hơn nữa để tăng doanh số huy động ở lĩnh vực này.

Hình 5: Sự thay đổi của nguồn vốn huy động qua các giai đoạn

39

Phát hành các công cụ nợ : đây là nguồn vốn mà Ngân hàng huy động cho những mục đích nhất định hoặc khi không huy động được nhiều tiền gửi thì mới phát hành, đặc biệt đối với vốn trung dài hạn Ngân hàng không huy động được

nhiều nên Ngân hàng sẽ huy động từ trái phiếu. Do đó, nguồn vốn này sẽ có lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi thông thường vì có như vậy thì mới thu hút được khách hàng đầu tư vào nó. Tuy nhiên nguồn thu từ lĩnh vực này chỉ chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn. Năm 2004, tỷ trọng lĩnh vực này chiếm 14,02%. Đến năm 2005 tỷ trọng tăng lên 15,31%. Nhưng đến năm 2006 tỷ trọng lại sụt giảm, chỉ còn chiếm 15,02%. Để thấy rõ hơn sự biến động này, chúng ta cùng xem xét sự thay đổi qua các năm. So với năm 2004 thì lượng tiền thu được từ phát hành công cụ nợ giảm 4.008 triệu đồng. Đến năm 2006, tình hình có vẻ thay đổi chiều hướng tốt hơn. So với năm 2005 thì năm nay số tiền thu được hơn 2.444 triệu đồng.

Tiền gửi của các tổ chức tín dụng: đây là loại tiền gửi biến động nhiều nhất qua các năm do các tổ chức tín dụng chỉ gửi tiền vào khi họ chưa cần dùng đến để giảm gánh nặng lãi suất. Nhưng họ sẽ rút tiền ra bất cứ khi nào họ cần. Sử dụng loại tiền gửi này sẽ có lợi cho Ngân hàng là lãi suất phải trả ít. Tuy nhiên nếu sử dụng nhiều quá thì rất mạo hiểm vì không biết được khi nào thì khách hàng rút tiền, đến khi họ rút tiền ra thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Qua bảng số liệu, ta thấy rõ đây là hình thức huy động có tỷ trọng thay đổi nhiều nhất. Vào năm 2004, tỷ trọng giai đoạn khá ổn định, chiếm 5,16%. Nhưng đến năm sau, tỷ trọng này đã có sự thay đổi bất ngờ, chỉ còn chiếm 0,1%. Tuy vào năm 2006 tỷ trọng có tăng lên, nhưng vẫn còn chiếm khá thấp 0,13%. Nếu xem xét qua các năm chúng ta thấy tỷ trọng có thời gian giảm rất mạnh và tăng nhẹ. Cụ thể, so với năm 2004 thì số tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác giảm mạnh, giảm hơn 98 lần. Đến năm 2006 thì số tiền gửi khu vực này tuy có tăng nhưng không nhiều, chỉ tăng có 164 triệu đồng. Nguyên nhân của việc sụt giảm này là do vào năm 2004 tiền gửi của các tổ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY LĨNH VỰC NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 30)