Bài học rút ra đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam (Trang 80 - 82)

Việt Nam đang thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, nhập khẩu phế liệu sắt thép làm nguyên liệu sản xuất đang là vấn đề có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng chúng ta nên cấm nhập phế liệu (trong đó có phế liệu sắt thép), quan điểm khác lại cho rằng việc nhập khẩu phế liệu sắt thép là cần thiết. Khi đã cho phép nhập khẩu phế liệu sắt thép thì Nhà nước có cơ chế, chính sách gì để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động này? Các chủ thể liên quan phải có những biện pháp gì ngăn chặn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động nhập khẩu phế liệu sắt thép? Việc rút ra những bài học kinh nghiệm từ một một số quốc gia trên giải đáp phần nào những câu hỏi đó.

Những bài học kinh nghiệm từ các nước trên có thể sử dụng trong việc hoàn thiện chính sách nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng phế liệu sắt thép của Việt Nam là:

Thứ nhất: Cần khẳng định rằng việc cho phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn. Chính vì vậy, để chủ trương này thực sự phát huy hiệu quả trong thực tiễn thì nó phải được quán triệt một cách mạnh mẽ trong tất cả các văn bản, chính sách có liên quan. Các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp cần nắm rõ chủ trương này, trên cơ sở đó xây dựng và triển khai các qui định một cách có hiệu quả nhất.

Thứ hai: Để hoạt động nhập khẩu diễn ra một cách thuận lợi cho doanh nghiệp, đồng thời hướng tới các mục tiêu bảo vệ môi trường, cần có một bộ tiêu chuẩn cụ thể liên quan tới các loại phế liệu được phép nhập khẩu. Bộ tiêu chuẩn này càng rõ ràng, chi tiết bao nhiêu thì các mục tiêu kinh tế và môi trường mà Nhà nước và doanh nghiệp hướng tới càng cao bấy nhiêu.

chuẩn đã đưa ra, cần có một cơ quan kiểm tra chất lượng có đủ năng lực về con người và kỹ thuật. Đối với Việt Nam, cơ quan này có thể là Hải quan hoặc một cơ quan chuyên môn độc lập.

Thứ 4: Việc kiểm tra xem xét các loại phế liệu phải được thực hiện trước khi bốc dỡ và vận chuyển vào lãnh thổ. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với qui định về kiểm tra chất lượng hàng hóa hiện nay. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, phương thức phổ biến trong việc kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu hiện này là hậu kiểm – tức là thông quan trước rồi mới kiểm tra chất lượng. Tuy nhiên, đối với một số loại hàng hóa có nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe cộng đồng thì cần cân nhắc áp dụng phương pháp tiền kiểm – tức là kiểm tra chất lượng trước rồi mới cho thông quan sau. Với phương pháp này cũng tránh được không ít rắc rối của các cơ quan chức năng hiện nay khi đối phó với tình trạng nhập khẩu phế liệu không đúng qui định, nhập khẩu rác thải mà buộc doanh nghiệp tái xuất không được.

Thứ 5: Bên cạnh chính sách cho phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, Nhà nước cần khuyến khích việc hình thành các doanh nghiệp chuyên về tái chế. Nhà nước cũng cần kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này thông qua những ưu đãi hết sức cụ thể. Có như vậy thì mới phát huy một cách tối đa hiệu quả của chính sách nhập khẩu phế liệu.

Thứ 6: Xem xét việc hạn chế các công ty hoạt động như một cơ sở phân phối hay kinh doanh phế liệu. Qui định này cũng hoàn toàn hợp lý khi năng lực kiểm soát các vấn đề môi trường không có. Nếu cho phép các công ty hoạt động với hình thức phân phối hay kinh doanh thì nguy cơ tác động tới môi trường là rất lớn. Hay nói một cách khác, phế liệu nhập khẩu chỉ được sử dụng cho mục tiêu sản xuất.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU PHỤC VỤ SẢN XUẤT TRONG

THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w