Tác động về mặt môi trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam (Trang 27 - 39)

1.3.2.1. Các nhân tố gây tác động đến môi trường của việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất

Ảnh hưởng của phế liệu nhập khẩu đối với môi trường chính là sự tác động của hoạt động kinh doanh, sử dụng phế liệu quá trình vào sản xuất lên các yếu tố của môi trường. Trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển, tập kết, tái chế…phế liệu nhập khẩu, các thành phần của nó sẽ tác động lên các yếu tố của môi trường như nước, đất, không khí… và có thể làm thay đổi hiện trạng của các yếu tố đó. Xuất phát từ đặc điểm là những vật đã bị loại ra từ sản xuất, tiêu dùng ở nước ngoài, đồng thời có chứa các tạp chất nên phế liệu nhập khẩu có thể tác động xấu đến môi trường do các nhân tố sau:

i. Sử dụng phế liệu nhập khẩu không đúng mục đích.

Theo qui định của Nhà nước, phế liệu nhập khẩu chỉ được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất. Đã có rất nhiều các biện pháp đưa ra nhằm ràng buộc mục đích nhập khẩu phế liệu của các nhà nhập khẩu phế liệu. Bởi, trên thực tế, nếu phế liệu được sử dụng vào mục đích không phù hợp thì khả năng tác động đến môi trường là rất lớn. Bên cạnh đó việc sử dụng phế liệu đặc biệt là sắt thép phế liệu không đúng mục đích mở đường cho việc nhập khẩu máy móc, thiết bị và phương tiện đã bị thải loại từ nước ngoài vào sản xuất. Điều

triển của nền kinh tế bởi những lý do sau: Thứ nhất, tuổi thọ của những máy móc thiết bị này ngắn, trong một thời gian ngắn chúng sẽ bị thải loại ra môi trường; Thứ hai, công nghệ của những máy móc, thiết bị này là những công nghệ không thân thiện đối với môi trường. Các sản phẩm, hàng hoá được tạo ra từ những thiết bị này thường không đảm bảo tiêu chuẩn gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của cộng đồng; Thứ ba, trong quá trình vận hành, chúng thường xả ra môi trường một lượng chất thải lớn hơn những máy móc thiết bị mới.

j. Trong phế liệu nhập khẩu có lẫn các chất thải độc hại.

Phế liệu chủ yếu là các sản phẩm, vật liệu được loại ra trong sản xuất hoặc tiêu dùng nhưng đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất, bao gồm: Nguyên liệu thứ phẩm (nguyên liệu không đáp ứng yêu cầu về quy cách, phẩm chất để sản xuất một loại sản phẩm nhất định nhưng có thể được gia công để sản xuất lại sản phẩm ấy hoặc để sản xuất các loại sản phẩm khác); Nguyên liệu vụn (nguyên liệu được loại ra của một quá trình sản xuất (đầu mẩu, đầu tấm, đầu cắt, phoi, sợi rối, mảnh vụn); Và vật liệu tận dụng (vật liệu đồng nhất về chất được tháo gỡ, bóc tách, thu hồi từ sản phẩm đã qua sử dụng hoặc từ thứ phẩm, phế phẩm). Với nguồn gốc như vậy, trong thành phần của các loại phế liệu thường lẫn một tỷ lệ nhất định các tạp chất – là các chất bám dính không đồng nhất với phế liệu. Các loại tạp chất thường rất đa dạng và có nguy cơ tác động đến môi trường cao, đặc biệt là các tạp chất như: hóa chât, chất phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ gây ăn mòn; chất thải y tế; các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc động vật, thực vật, thực phẩm có nguy cơ gây dịch bệnh … Các tạp chất này trong quá trình sử dụng sẽ phát tán ra bên ngoài gây tác động trực tiếp tới môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng.

k. Năng lực của các doanh nghiệp trong việc xử lý các vấn đề môi trường trong quá trình nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất còn hạn chế

Một trong những nhân tố quan trọng trở thành nhân tố tác động tới môi trường của việc nhập khẩu và sử dụng phế liệu là công nghệ sản xuất và công nghệ xử lý môi trường của bản thân của các doanh nghiệp sử dụng nguồn

nguyên liệu này. Chính vì vậy, một đánh giá tổng quan về tình trạng công nghệ của các ngành sử dụng phế liệu là việc hết sức cần thiết nhằm đánh giá được những rủi ro môi trường từ chính sách cho phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

 Công nghệ sản xuất

a. Ngành thép

Sản xuất thép gồm 3 công đoạn chính: công đoạn luyện gang, công đoạn luyện thép và công đoạn cán thép. Tuy nhiên, với những đánh giá liên quan tới các nhân tố tác động đến môi trường trong việc sử dụng sắt thép phế liệu, ở đây nhóm nghiên cứu chỉ xem xét tới trình độ công nghệ trong khâu sản xuất phôi thép.

Tính tới thời điểm hiện nay, hầu hết các cơ sở luyện thép của Việt Nam đều sử dụng công nghệ luyện bằng lò điện hồ quang, sử dụng nguyên liệu chính là thép phế liệu. Hiện tại, chỉ có một số lò của Tổng công ty Thép Việt Nam (Thép Miền Nam và Công ty Gang thép Thái nguyên) và Công ty TNHH Hòa phát là được trang bị đồng bộ lò tinh luyện và máy đúc liên tục, cho phép nâng cao năng suất và chất lượng phôi thép còn đa số các công ty khác thì trình độ công nghệ ở mức trung bình.

b. Ngành giấy

Trình độ thiết bị và công nghệ của các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy ở Việt Nam nhìn chung ở mức thấp so với khu vực và thế giới. Nếu chia trình độ trang thiết bị của ngành thành những nhóm khác nhau có thể thấy:

Nhóm thiết bị tương đối tiên tiến : ở nhóm này có 2 cơ sở là Công ty Giấy Bãi Bằng và phần mở rộng của Công ty Giấy Tân Mai, ngoài ra còn có Công ty New Toyo, chiếm khoảng 27,3% công suất bột và 36,4% công suất giấy so với toàn ngành.

Nhóm 2 : Nhóm thiết bị trung bình: Nhóm này bao gồm các doanh nghiệp sản xuất bột và giấy quốc doanh ở phía Nam và một số nhà máy ở phía

Bắc như: nhà máy giấy Việt Trì và Công ty cổ phần giấy Hải Phòng. Về công suất so với toàn ngành nhóm này chiếm khoảng 20% công suất giấy toàn ngành.

Nhóm 3 : Nhóm thiết bị lạc hậu: Nhóm này bao gồm các doanh nghiệp sản xuất bột và giấy còn lại. Nhìn chung dây chuyền thiết bị sản xuất lạc hậu, chắp vá, thiếu đồng bộ, đa phần các thiết bị sản xuất là của Trung Quốc, Đài Loan, của một số nước khác và tự chế tạo trong nước. Về công suất so với toàn ngành, nhóm này chiếm khoảng 46,6%. Phần lớn các xí nghiệp này không có hệ thống xử lý làm sạch nguyên liệu, làm sạch bột và thiết bị thu hồi. Thiết bị gia công và hoàn thiện cũng thiếu. Ngoài ra còn phải kể đến một bộ phận lớn các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình sản xuất giấy tại các làng nghề. Đa số máy móc thiết bị ở những cơ sở này cũng thuộc nhóm các thiết bị lạc hậu và hết sức thô sơ.

Theo điều tra của Bộ Công nghiệp, trong thời gian qua, đã bùng nổ phong trào đầu tư vào các nhà máy sản xuất giấy có chất lượng trung bình từ các thiết bị đã qua sử dụng được nhập khẩu. Chủ đầu tư của các doanh nghiệp này hầu hết là tư nhân và nằm ở các địa phương với qui mô sản xuất tương đối nhỏ. Sự bùng nổ này được xuất phát từ nhu cầu sử dụng giấy tăng cao, nhất là các sản phẩm giấy bao gói, chất lượng trung bình.

c. Ngành nhựa

Toàn ngành nhựa trải qua các thời kỳ sử dụng máy móc cũ có sẵn từ trước giải phóng hoặc sử dụng thiết bị tự chế tạo tại Việt Nam (1975 - 1985 ); thời kỳ đầu tư cho máy móc thiết bị đã qua sử dụng hoặc thiết bị mới nhưng rẻ tiền, trình độ trung bình của các nước trong khu vực (1985 - 1995) và thời kỳ đầu tư tăng nhanh, có những luận văn đầu tư lớn, đầu tư thiết bị mới, hiện đại của những nước công nghiệp tiên tiến như Đức, Italia, Áo, Nhật là những nước có nền công nghiệp chế tạo thiết bị ngành nhựa nổi tiếng trên thế giới (1995 - 2000).

Tuy nhiên, trong khi ngành nhựa của nhiều nước đã được trang bị phần lớn các thiết bị điều khiển theo chương trình và tự động hoá thì ngành công nghiệp nhựa Việt Nam còn lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực.

Gần đây, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư các dây chuyền thiết bị hiện đại, tuy nhiên chỉ tập trung tại một số nhà máy lớn.

Từ những thông tin trên đây có thể thấy: Phần lớn các máy móc thiết bị của các ngành đều ở mức trung bình và lạc hậu. Một phần nhỏ các nhà máy được trang bị máy móc hiện đại thì chỉ tập trung tại các nhà máy lớn, mới được xây dựng. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp sử dụng phế liệu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. VD như tại ngành giấy, có tới 75% lượng giấy cung cấp của toàn ngành là từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tình trạng thiết bị máy móc cũ và lạc hậu tạo ra việc lãng phí các yếu tố đầu vào cũng như không có khả năng xử lý một cách hiệu quả các vấn đề môi trường phát sinh. Đây trở thành nhân tố quan trong tác động đến môi trường của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất nói riêng.

Năng lực xử lý chất thải của các ngành

a. Ngành Thép

Về cơ bản, các doanh nghiệp ngành thép đã có những đầu tư nhất định cho công tác bảo vệ môi trường, tuy nhiên, năng lực xử lý các vấn đề môi trường còn hạn chế. Cụ thể: Đối với việc xử lý khí thải, bụi: mặc dù đã có nhưng các hệ thống này hầu hết đều đã sử dụng trong một thời gian dài, mang tính chắp và nhiều, hiệu suất xử lý không cao, do đó đòi hỏi phải có những cải tiến và đầu tư chiều sâu. Với những chất thải rắn, bao gồm cả chất thải rắn chưa độc tố, hiện nay các doanh nghiệp chưa có phương thức xử lý cụ thể, biện pháp chủ yếu hiện nay là thu gom và vận chuyển tới các bãi rác. Để giảm tiếng ồn các doanh nghiệp cũng mới chỉ dừng lại ở việc xây tường bao quanh cao, trồng cây xanh ….

Đầu tư của ngành giấy đối với công tác xử lý môi trường thực sự chưa nhiều. Đối với việc xử lý nước thải – một trong những vấn đề môi trường bức xúc nhất của ngành giấy – thì hiện nay cũng mới chỉ có một số ít nhà máy có hệ thống xử lý như: Công ty Giấy Bãi Bằng, Tân Mai, Đồng Nai và Việt trì. Trạm xử lý nước thải ở giấy Bãi Bằng tốt nhất song về công suất mới chỉ xử lý được 80%, về chất lượng nước thải mới chỉ có xử lý hoá học kết hợp lắng cặn. Đối với việc xử lý khí thải trong sản xuất bột và giấy cũng chưa được chú ý và giải quyết thoả đáng. Còn chất thải rắn về cơ bản đều có giải pháp do nó đơn giản và dễ thực hiện.

c. Ngành Nhựa

Thực trạng năng lực xử lý các vấn đề môi trường của ngành được thể hiện trên các khía cạnh sau:

Xử lý nước thải:

Có thể nói vấn đề xử lý nước thải trong ngành sản xuất và tái chế nhựa ở nước ta hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất nhựa đề chưa có hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường, đặc biệt là đối với các cơ sở sản xuất qui mô nhỏ, các làng nghề tái chế nhựa. Tại TP Hồ Chí Minh 90% các cơ sở tái chế nhựa không có hệ thống xử lý nước thải.

Điều này được lý giải bởi năng lực đầu tư các công trình xử lý nước thải trong ngành nhựa còn nhiều hạn chế, không nói là hầu như chưa có

Xử lý khí thải:

Ô nhiễm khí thải là ô nhiễm hàng đầu trong ngành nhựa. Các hoạt động xe nghiền nguyên liệu, đùn nhựa.. là các hoạt động gây ô nhiễm không khí nặng nề. Tuy nhiên, năng lực xử lý khí thải của hầu hết các doanh nghiệp trong ngành nhựa cũng rất yếu kém, chỉ có một số ít doanh nghiệp lớn, mới thành lập mới có những đầu tư thích đáng cho vấn đề này.

Các chất thải rắn của ngành nhựa được thu gom, phân loại và tập kết sau đó bán cho các cơ sở tái chế lại hoặc thuê các công ty môi trường xử lý. Đến nay vấn chưa có hình thức xử lý chất thải rắn trong ngành nhựa một cách triệt để. Bản thân ngành nhựa cũng chưa tìm ra được cách thức giải quyết vấn đề này do năng lực và nguồn tài chính không đáp ứng được.

1.3.2.2. Thực trạng tác động tới môi trường của việc nhập khẩu phế liệu

l. Tác động tích cực

Tác động tích cực của việc sử dụng phế liệu được thể hiện ở những khía cạnh sau:

Thứ nhất: Giảm khai thác tài nguyên thiên nhiên: cũng như những phân tích ở trên về những lợi ích kinh tế, nếu xét trên khía cạnh môi trường, việc sử dụng phế liệu có những tác động hết sức tích cực đối với môi trường trong việc hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các tài nguyên không thể tái tạo như quặng, than, dầu khí …

Thứ hai: Giảm lượng rác thải ra môi trường. Các chất được loại ra từ quá trình sản xuất và tiêu dùng, thay vì được thải vào môi trường thì đã được tái sử dụng, làm nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất. Điều này đã giảm một lượng lớn chất thải vào môi trường. Theo một nghiên cứu của Tổng công ty Giấy Việt Nam cho thấy: Riêng khu vực phía Nam, lượng giấy sử dụng bình quân của một cơ quan là 154,24 kg/tháng và lượng giấy phế liệu thải bỏ bình quân là 15,5 kg/tháng. Nếu chúng ta có thể thu hồi được 50% lượng giấy phế liệu này (tỷ lệ thu hồi trung bình trên thế giới) làm nguyên liệu sản xuất giấy tái chế, thì việc sử dụng giấy tái chế sẽ làm giảm bớt lượng giấy thải ra môi trường ước tính năm 2005 là 40.200 tấn. Đặc biệt trong các doanh nghiệp phía Nam, lượng giấy thải bình quân còn lớn hơn cả lượng giấy sử dụng (271,48 kg/tháng so với 259,05 kg/tháng). Nếu tính với tỷ lệ thải bỏ giấy ở miền Bắc là 34,7% lượng giấy thải ra môi trường sẽ còn lớn hơn rất nhiều. Khi sản xuất, sử dụng giấy tái chế sẽ hạn chế nhiều lượng giấy thải ra môi

trường và tiết kiệm được nhiều chi phí liên quan tới giấy thải. Điều này cũng xảy ra tương tự đối với ngành thép và ngành nhựa

Thứ ba: Giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường: Trên thực tế cho thấy việc sử dụng nguyên liệu từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên tạo ra một lượng chất thải khá lớn. VD như trong ngành thép: tỷ lệ thép từ quặng chỉ chiếm trên 60%, trong khi đó, tỷ lệ thép trong thép phế liệu lên tới từ 96% – 97% có thể cho ta những lợi ích trong việc giảm thiểu chất thải. Thêm vào đó, việc khai thác khoáng sản hiện nay đang gặp phải rất nhiều vấn đề về môi trường, đặc biệt là khả năng hoàn nguyên của các khu vực bị khai thác. Đối với ngành giấy, một nghiên cứu quốc tế chỉ ra rằng việc sử dụng mỗi tấn bột giấy tái chế thay vì sử dụng bột giấy gốc để sản xuất giấy in giảm thiểu 27% năng lượng sử dụng, 47% khí nhà kính, 33% nước thải, 54% chất thải rắn và 100% bột gỗ. Trong tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam và thế giới hiện nay, tỷ lệ giảm 33% nước thải là một mục tiêu cần được khuyến khích.

m. Tác động tiêu cực

Tác động tiêu cực của việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất được thể hiện trên những khía cạnh sau:

Những vấn đề môi trường của doanh nghiệp sử dụng phế liệu

Thực trạng của hoạt động nhập khẩu sai qui định và nhập khẩu rác thải vào Việt Nam thời gian qua

Tác động tới môi trường của việc sử dụng phế liệu tại các doanh nghiệp

d. Ngành thép

Với trình độ công nghệ của ngành thép Việt Nam đang ở mức thấp, máy

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam (Trang 27 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w