Hệ thống các văn bản liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam (Trang 39 - 45)

Nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, trong thời gian qua, hàng loạt các văn bản pháp lý đã được ban hành. Sau khi các văn bản này ra đời, với những định hướng rõ ràng của nhà nước, các doanh nghiệp đã có thể chủ động hơn trong hoạt động của mình. Lợi ích từ các văn bản này thông qua việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thi tham gia nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất là không

nhỏ. Tuy nhiên, cũng có không ít những khó khăn phiền toái mà doanh nghiệp gặp phải khi phải tuân thủ các văn bản này. Nhằm có những đánh giá chân thực về hiệu quả của các biện pháp quản lý của nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu phế liệu trong thời gian qua thì việc xem xét lại hệ thống các văn bản liên quan đến vấn đề này là hết sức cần thiết.

Luật bảo vệ môi trường năm 2005 là một văn bản cơ bản nhất qui định những vấn đề cơ bản trong hoạt động bảo vệ môi trường. Đối với hoạt động nhập khẩu phế liệu, Luật bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn có liên quan là những căn cứ pháp lý quan trọng. Chính vì vậy, việc đánh giá hiệu quả quản lý của các văn bản này là mục tiêu chính của luận văn. Tuy nhiên, do thời gian ban hành của các văn bản này còn ngắn, tính hiệu quả chưa được thể hiện rõ. Do vậy, việc đánh giá toàn bộ các văn bản liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu với Luật bảo vệ môi trường làm mốc căn cứ tính hiệu lực hiện hành sẽ cho chúng ta các nhìn bao quát và đúng đắn về kết quả của các biện pháp quản lý của nhà nước trong hoạt động này.

Trước khi Luật bảo vệ mới ra đời

i. Thông tư liên tịch số 2880/TTLT ngày 19 tháng 12 năm 1996 giữa Bộ Thương mại và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã quy định tạm thời danh mục các loại phế liệu cấm nhập khẩu; các chất thuộc diện bị Nhà nước cấm; các chất thải bị cấm vận chuyển theo các Công ước và Nghị định thư quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và các phế liệu nhập khẩu phải tuân thủ các điều kiện quản lý về thương mại và môi trường.

Tuy nhiên trong quá trình thực thi, Thông tư này còn có nhiều bất cập, gây cản trở cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, đồng thời cũng chưa thực sự đem lại hiệu quả trong vấn đề bảo vệ môi trường đất nước. Vì vậy ngày 13/4/2000, Thông tư này đã bị bãi bỏ.

ii. Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2005 đã định những mặt hàng được phép, hạn chế hoặc cấm nhập khẩu trong từng lĩnh vực cụ thể như đối

với nông sản, thuỷ sản, hoá chất, thiết bị, công nghệ… và giao cho các ngành có liên quan trực tiếp quản lý. Đối với về vấn đề quản lý phế liệu, phế thải nhập khẩu, Điều 9, Quyết định 46/2001/QĐ-TTg quy định: “giao Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường căn cứ pháp luật hiện hành, quy định và công bố danh mục phế liệu, phế thải cấm nhập khẩu, điều kiện và tiêu chuẩn các loại phế liệu, phế thải sử dụng làm nguyên liệu sản xuất trong nước được phép nhập khẩu để làm cơ sở cho doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu”.

iii. Quyết định số 10/2001/QĐ-BKHCNMT (gọi tắt là Quyết định 10/2001) ban hành nhằm cụ thể hoá Quyết định 46/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đã đưa ra Danh mục tạm thời các loại phế liệu đã được xử lý thành nguyên liệu được phép nhập khẩu

Quyết định 10/2001 là văn bản pháp quy đầu tiên chứa đựng những quy định điều chỉnh hoạt động nhập khẩu phế liệu, là cơ sở pháp lý cho hoạt động nhập khẩu phế liệu đã được xử lý thành nguyên liệu của các doanh nghiệp Việt Nam vào thời điểm đó. Về khía cạnh bảo vệ môi trường, Quyết định 10/2001 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là căn cứ pháp lý để các cơ quan chức năng thực hiện việc hạn chế những ảnh hưởng xấu đến môi trường từ phế liệu nhập khẩu một cách triệt để nhất. Tuy nhiên, Quyết định 10/2001 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cũng như các cơ quan chức năng liên quan trong việc thực hiện nó. Ngay sau khi ra đời, qua thực tế áp dụng ngắn ngủi, Quyết định 10/2001/QĐ-BKHCNMT đã vấp phải sự phản ứng của các doanh nghiệp. Chẳng hạn trong Khoản 2, Điều 2 của Quyết định này đưa ra điều kiện để các phế liệu được nhập khẩu vào nước ta là “phải được sạch hoàn toàn” hoá chất độc, chất phóng xạ… “phải được xử lý loại bỏ các tạp chất”

như: dầu, mỡ, cao su, chất dẻo, nhựa đường và các tạp chất khác là không phù hợp với thực tế sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam và trên thực tế khó có thể thực hiện được.

iv. Quyết định số 65/2001/QĐ-BKHCNMT ngày 11/12/2001, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc ban hành Danh mục các loại phế liệu đã được xử lý đảm bảo yêu cầu về môi trường được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất (thay thế Quyết định 10/2001/QĐ-BKHCNMT). Trong Quyết định này, các phế liệu được phép nhập khẩu sẽ thuộc danh mục quyết định và kềm theo các điều kiện về các loại phế liệu này.

Việc xây dựng những điều khoản trong Quyết định 65/2001 được coi là giải pháp quan trọng nhằm tránh lợi dụng việc nhập phế liệu làm nguyên liệu sản xuất để nhập khẩu rác thải, biến nước ta thành bãi rác công nghiệp của các nước phát triển, bảo vệ hiệu quả môi trường đất nước. Đồng thời Quyết định này cũng tạo cơ sở pháp lý tương đối rộng rãi cho lực lượng hải quan thực hiện nhiệm vụ kiểm soát hàng hoá là phế liệu sắt thép nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.

Tuy vậy, trong quá trình thực hiện Quyết định này đã phát sinh một số vấn đề gây phiền toái cho các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu khi những qui định về tạp chất được phép lẫn trong phế liệu là không rõ ràng, mang tính định tính:“Phế liệu nhập khẩu đã được loại bỏ tạp chất, tuy nhiên có thể còn bám dính một lượng không đáng kể mà khó có thể loại bỏ được trong quá trình xử lý, phân loại nhưng không gây ô nhiễm môi trường”.Cụm từ “tạp chất”, “không đáng kể”, “khó có thể loại bỏ” đã gây không ít khó khăn cho việc kiểm tra, xác định của các cơ quan chức năng. Không giải thích cụ thể thế nào là tạp chất, là các chất không phải phế liệu lẫn vào hay các phi kim loại khác? Thế nào là “một lượng không đáng kể”: 1%, 2% hay 3%...? điều này khiến các cơ quan quản lý Nhà nước lúng túng.

Sau những vướng mắc kể trên của các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu, ngày 18/6/2003, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có công văn số 1404/BTNMT-MT thừa nhận phải nhanh chóng sửa đổi Quyết định 65/2001/QĐ-BKHCNMT cho phù hợp tình hình thực tế hiện nay.

Môi trường về việc ban hành Quy định về bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Với Quyết định này, việc quản lý nhập khẩu phế liệu cũng được thực hiện thông qua việc kiểm soát danh mục phế liệu được phép nhập khẩu và yêu cầu đối với các phế liệu. Ngoài ra, trong Quyết định 03, các chủ thể tham gia nhập khẩu cũng phải đảm bảo những yêu cầu nhất định nhằm hạn chế các rủi ro đối với môi trường trong quá trình nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu.

Quyết định 03/2004/ QĐ-BTNMT ra đời đã tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng cho các doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập khẩu phế liệu. Tất cả các doanh nghiệm khi đáp ứng đủ các yêu cầu về năng lực xử lý môi trường: vấn đề kho bãi, vấn đề xử lý tạp chất đi kèm… thì đều được phép nhập khẩu. Ngoài ra, Quyết định 03 còn có ý nghĩa quan trọng trong mục tiêu bảo vệ môi trường với những qui định nhằm hạn chế những nguy cơ ô nhiễm do hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu gây ra. Tuy nhiên, cần thấy rằng: các quy định kỹ thuật đối với phế liệu sắt thép nhập khẩu chưa thật chặt chẽ, cụ thể và rõ ràng. Các biện pháp nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường còn mang tính hành chính và thiếu tính khả thi.

vi. Văn bản số 1833/BTNMT-BVMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi Tổng cục Hải quan, giải thích một số điểm tại Quyết định số 03/2004/QĐ- BTNMT như việc quá cảnh, chuyển khẩu phế liệu, thủ tục hải quan khi nhập khẩu phế liệu.

Khi Luật bảo vệ năm 2005 ra đời

Luật Bảo vệ môi trường được ban hành ngày 29/11/2005 và chính thức có hiệu lực vào ngày 1/7/2006 qui định về hoạt động bảo vệ môi trường, chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường. Liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu, Luật Bảo vệ môi trường qui định rõ tại Điều 43, trong đó cũng đưa ra các yêu cầu đối với phế liệu nhập khẩu; yêu cầu, trách

nhiệm đối với chủ thể nhập khẩu phế liệu cũng như trách nhiệm của các cơ quan quản lý có liên quan như: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh …

Luật bảo vệ môi trường là văn bản pháp lý cao nhất qui định về hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu nói riêng. Điều 43 của Luật, về cơ bản đã bao quát những yêu cầu nhằm đảm bảo mục tiêu môi trường trong hoạt động này. Tuy nhiên, việc qui định không rõ ràng đối tượng được phép nhập khẩu phế trong Luật đã gây không ít những cách hiểu khác nhau đối với vấn đề này, từ đó dẫn tới những vướng mắc cho doanh nghiệp trong khâu thông quan. Rất nhiều lô hàng của các ngành thép, nhựa, giấy .. đã bị ùn tắc tại cửa khẩu.

Công văn số 2348/BTNMT-MT ngày Ngày 7/6/2006 được ban hành nhằm làm rõ chủ thể để được phép tham gia nhập khẩu phế liệu nhằm giải quyết vướng mắc trong việc nhập khẩu phế liệu khi Luật Bảo vệ môi trường chính thức có hiệu lực. Theo quyết định này, ngoài doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, các doanh nghiệp thương mại cũng có thể được phép nhập khẩu phế liệu theo hình thức ủy thác.

Nghị định 80/2006/NĐ-CP của chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường đã bổ sung và chi tiết hoá một số qui định liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu như việc tạm nhập, chuyển khẩu phế liệu.

Quyết định 12/2006/QĐ-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và môi trường về việc ban hành Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Quyết định này ra đời đã cụ thể hoá hơn qui định về các loại phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.

Quyết định 12 này một lần nữa lại gây ra những vướng mắc cho doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu khi yêu cầu mọi hoạt động nhập khẩu phế liệu đều phải tuân thủ nghiêm chỉnh theo Điều 43, Luật Bảo vệ môi trường. Điều đó, đồng nghĩa với những điểm không rõ ràng liên quan đến chủ thể được phép tham gia nhập khẩu.

Công văn số 6551/BTM-XNK ngày 20/10/2006 của Bộ Thương mại về

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w