Những vấn đề đặt ra trong việc nâng cao hiệu quả quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam (Trang 73 - 74)

khẩu và sử dụng phế liệu

Với những đánh giá ở trên về hiệu quả của các công cụ quản lý nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu thời gian qua trên hai khía cạnh: hiệu quả môi trường và hiệu quả kinh tế có thể thấy: để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này trong thời gian tới, một số vấn đề đặt ra cần giải quyết như sau:

Nhà nước cần từng bước hoàn thiện và nâng cao hiệu quả các công cụ quản lý nhập khẩu phế liệu thông qua việc hoàn thiện các văn bản, chính sách có liên quan. Hiện nay, biện pháp mà chúng ta sử dụng phổ biến là biện pháp mệnh lệnh hành chính. Việc áp dụng biện pháp này sẽ đạt được những mục tiêu nhất định, tuy nhiên, cần được phối hợp một cách hợp lý với các biện pháp khác như: các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, giáo dục truyền thông. Ngoài ra, bản thân những qui định trong biện pháp mệnh lệnh hành chính cũng tỏ ra chưa thật sự hợp lý, cần có những điều chính trong thời gian tới.

Một trong những nguyên nhân chính của tính thiếu hiệu quả trong công tác quản lý nhập khẩu phế liệu thời gian qua là thiếu sự phối hợp giữa các Bộ, Ban ngành và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý ngày từ khâu xây dựng đến triển khai cũng như kiểm tra, giám sát thực hiện văn bản chính sách.

Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác này, việc đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các bên hữu quan là rất cần thiết. Ngoài ra cũng cần chú ý tới việc tham gia của bản thân các doanh nghiệp chịu tác động của những văn bản, chính sách này.

Thời gian qua, rất nhiều khó khăn, phiền hà mà doanh nghiệp gặp phải xuất phát từ những hạn chế về mặt kỹ thuật của cơ quan quản lý tại khâu kiểm soát chất lượng của phế liệu được phép nhập khẩu. Cụ thể: để được thông quan, lô phế liệu nhập khẩu của doanh nghiệp phải được tiến hành kiểm tra việc đáp ứng các yêu cầu môi trường theo qui định nhà nước. Tuy nhiên, với trạng bị về mặt kỹ thuật thiếu hiện đại, thời gian tiến hành thủ tục này là không ít, điều đó cũng đồng nghĩa với việc lô hàng sẽ phải lưu kho, chờ đợi. Đứng từ phía doanh nghiệp thì những thiệt hại về tiền của cho những điều này là không nhỏ.

Năng lực về con người của các cơ quan có liên quan trong khẩu triển khai thực hiện các qui định cũng cần được tăng cường, đặc biệt là đối với cơ quan kiểm soát cửa khẩu – Hải quan. Với năng lực của một số cán bộ còn hạn chế, mặc dù qui định đưa ra là rất rõ ràng, tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn gặp phải những khó khăn trong khâu này.

Việc rà soát và điều chỉnh những qui định trong nước nhằm phù hợp với các qui định quốc tế là hết sức cần thiết trong bối cảnh khi Việt Nam ra nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) những tránh những vi phạm không cần thiết trong hoạt động thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu tại Việt Nam (Trang 73 - 74)