Như những phân tích ở trên có thể thấy, phế liệu là nguồn nguyên liệu đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Bên cạnh những nguy cơ môi trường trong việc nhập khẩu và sử dụng loại nguyên liệu này, chúng ta không thể phủ nhận những giá trị về mặt kinh tế cũng như môi trường của nó. Chính vì vậy, các công cụ quản lý đưa ra, ngoài việc đảm bảo các mục tiêu môi trường cũng cần đảm bảo những mục tiêu về mặt kinh tế hay nói cách khác là những lợi ích của doanh nghiệp, những nhà sử dụng nguyên liệu này.
Thời gian qua, có không ít các văn bản đã được ban hành trong lĩnh vực này. Xét từ khía cạnh thương mại, việc ban hành những văn bản này đã tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động nhập khẩu phế liệu của doanh nghiệp. Căn cứ vào những qui định này, các doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong hoạt động của mình. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn. Cụ thể:
Sự bất ổn trong môi trường pháp lý với những thay đổi liên tục trong các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đã gây ra những khó khăn không nhỏ cho hoạt động của doanh nghiệp.
Trong một khoảng thời gian không dài từ năm 2001 – nay, đã có rất nhiều văn bản liên quan đến lĩnh vực nhập khẩu phế liệu được ban hành. Ngoài những điều chỉnh nhằm thuận lợi cho doanh nghiệp đã có không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình nhập khẩu. Một ví dụ điển hình về vấn đề này là trường hợp khi Luật bảo vệ môi trường chính thức có hiệu lực. Bởi trước khi Luật có hiệu lực, hoạt động nhập khẩu phế liệu tuân thủ theo Quyết định 03. Theo quyết định này, chủ thể tham gia nhập khẩu bao gồm doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp thương mại nhập khẩu ủy thác cho các
doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, vào ngày 01/7/2006, khi Luật BVMT có hiệu lực, chủ thể tham gia nhập khẩu được hiểu chỉ bao gồm các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất. Do thay đổi này, không ít các lô hàng do các doanh nghiệp thương mại nhập khẩu về đã bị ứ đọng tại cảng. Đối với ngành Thép, một lượng lớn thép phế đã bị tắc tại cảng Hải phòng do Tổng công ty Thép Việt Nam là người nhập đã bị giữ lại tại cảng do Tổng công ty không phải là doanh nghiệp sản xuất. Tình trạng này đã gây ra những thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho doanh nghiệp cũng như những tác động tới kế hoạch kinh doanh của họ.
Trong hoạt động nhập khẩu phế liệu, để đảm bảo mục tiêu về môi trường, các chủ thể tham gia nhập khẩu phải tuân thủ rất nhiều các biện pháp kiểm soát khác nhau (như những phân tích ở trên). Nếu xét trên khía cạnh kinh tế và thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp thì những qui định này có thể trở thành những rào cản rất lớn cho doanh nghiệp. Cụ thể
Đối với biện pháp kiểm soát loại chủ thể được phép nhập khẩu phế liệu
Theo qui định hiện tại, các chủ thể được phép tham gia nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất bao gồm:
Doanh nghiệp trực tiếp sản xuất
Doanh nghiệp thương mại: Tuy nhiên, các doanh nghiệp thương mại chỉ được phép nhập khẩu phế liệu khi được uỷ thác của các nhà sảun xuất hay có hợp đồng uỷ thác nhập khẩu phế liệu với các nhà sản xuất. Trong trường hợp Luật BVMT năm 2005, các doanh nghiệp thương mại còn được hiểu là không được phép tham gia hoạt động này.
Những khó khăn nảy sinh từ biện pháp này xuất phát từ đặc thù của hoạt động thu mua phế liệu từ nước ngoài cũng như những lợi thế của các doanh nghiệp thương mại khi tham gia hoạt động này.
muốn có một lượng hàng đủ lớn, đáp ứng nhu cầu của mình sẽ phải tiến hành mua lại tại các cơ sở thu gom ở nước ngoài. Để tránh tình trạng manh mún này, rất nhiều doanh nghiệp phải tiến hành mở chi nhánh tại nước ngoài để có thể dễ dàng tiếp cận nguồn hàng cũng như kiểm soát chất lượng.
Về lợi thế của các doanh nghiệp thương mại: Với hình thức thu mua như trên, các doanh nghiệp loại này có những lợi thế không nhỏ:
Thứ nhất: Các doanh nghiệp thương mại thường có các mạng lưới khác hàng rất đa dạng ở nước ngoài. Ngoài kinh doanh mặt hàng phế liệu họ thường kết hợp với nhiều loại hình kinh doanh khác, chính vì vậy, thông tin về nguồn hàng sẽ đa dạng hơn. Những am hiểu về giá cả, hình thức thanh toán, vận chuyển cũng như những thông lệ quốc tế trong việc buôn bán thương mại cũng được họ nắm rõ hơn. Những lợi thế này giúp cho họ có thể cung cấp được lượng hàng thường xuyên với giá rẻ.
Thứ hai: Nguồn vốn dồi dào. Trong khi các doanh nghiệp sản xuất phải tốn rất nhiều vốn đầu tư vào việc phát triển xuất thì việc tận dụng được nguồn vốn của các doanh nghiệp trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào là hết sức quan trọng. Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp thương mại tham gia vào hoạt động này là rất lớn, hay nói một cách khác thì với việc huy động đối tượng này tham gia thì cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đã có một nguồn vốn rất dồi dào tham gia vào hoạt động cung cấp nguyên liệu ổn định cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Bên cạnh đó, việc ràng buộc các doanh nghiệp thương mại bằng một hợp đồng ủy thác với các doanh nghiệp sản xuất cũng tạo ra không ít khó khăn.
Làm mất tính chủ động của các doanh nghiệp thương mại. Do, để được phép nhập hàng vào Việt Nam, các doanh nghiệp này bắt buộc phải có một hợp đồng ủy thác từ phía các nhà sản xuất. Điều này sẽ làm doanh nghiệp không thể chủ động khi có thông tin về một nguồn hàng tốt .
doanh nghiệp chỉ phục vụ duy nhất cho nhà sản xuất đó. Với lợi thế này, các doanh nghiệp sản xuất hoàn toàn có thể đưa ra những áp đặt về mặt giá cả, tỷ lệ hoa hồng … Hơn thế, giá cả thị trường của mặt hàng này thường biến động rất nhanh, chính vì vậy, đôi khi giá tại thời điểm bốc lên tàu tới khi về Việt Nam đã thay đổi rất nhiều. Điều này sẽ gây ra những thiệt hại kinh tế cho các doanh nghiệp thương mại, nguy cơ đóng cửa không phải là không có.
Ngoài ra, nếu xem xét từ phía các doanh nghiệp sản xuất, họ có những hạn chế nhất định khi phải tự thu mua phế liệu từ nước ngoài phục vụ sản xuất cho mình. Những khó khăn phải kể đến là: tính chuyên nghiệp trong hoạt động thương mại quốc tế, thông tin về nguồn hàng, nhân lực và vốn cho việc thu mua phế liệu từ nước ngoài.
Đối với biện pháp kiểm soát năng lực xử lý môi trường của chủ thể nhập khẩu
Việc kiểm soát năng lực xử lý môi trường của các chủ thể nhập khẩu và sử dụng phế liệu là hoàn toàn phù hợp nhằm hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nếu các biện pháp đưa ra chỉ mang tính chất thủ tục hành chính thì không những không đảm bảo được các mục tiêu môi trường mà còn gây ra những khó khăn cho doanh nghiệp. Điển hình là qui định tại văn bản số 6551/BTM-KHĐT ngày 20/10/2006 của Bộ Thương mại về việc cần có xác
nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi đặt cơ sở sản xuất hoặc doanh
nghiệp thương mại về các điều kiện liên quan đến năng lực của các chủ thể này, bao gồm:
Giấy xác nhận của Sở Tài nguyên và môi trường về việc: Có kho bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu nhập khẩu đảm bảo các điều kiện về môi trường trong quá trình lưu giữ phế liệu nhập khẩu.
Giấy xác nhận của Sở Tài nguyên và môi trường về việc: Có đủ năng lực xử lý các tạp chất đi kèm với phế liệu nhập khẩu
phiền hà không cần thiết cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp không những mất thời gian, tốn chi phí cho việc đi lại xin xác nhận, chi phí lưu kho tại cảng chờ có đầy đủ giấy tờ, mà đôi khi qui định này còn tạo ra khe hở để các cơ quan quản lý xách nhiễu doanh nghiệp. Nói một cách khác, loại giấy xác nhận này có thể xem như một loại “giấy phép con” trong thủ tục hành chính Nhà nước.
Đối với biện pháp kiểm soát phế liệu được phép nhập khẩu thông qua các yêu cầu kỹ thuật với các phế liệu được phép nhập khẩu
Việc kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu thông qua các tiêu chuẩn kỹ thuật là biện pháp được dùng phổ biến trong thương mại quốc tế hiện nay. Lợi ích của biện pháp này là tạo ra những căn cứ rõ ràng trong việc kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước. Ngoài ra, với những nước là thành viên của WTO, việc áp dụng biện pháp này còn giảm nguy cơ vi phạm những nguy tắc về cấm giới hạn về lượng của tổ chức này. Đối với việc kiểm soát phế liệu được phép nhập khẩu, hầu hết các quốc gia đã đưa ra những bộ tiêu chuẩn riêng cho mình căn cứ trên những luận cứ khoa học, yêu cầu môi trường cũng như công nghệ xử lý của mỗi nước, VD như ở Nhật, với sắt thép phế liệu đã có bộ tiêu chuẩn: H1, H2, H3; Mỹ là HMS1, HMS2, HMS3 hay Nga là A1, A2, A3. Với từng bộ tiêu chuẩn, các thông số như độ dài, rộng, dày, tạp chất, khối lượng đơn chiếc, đặc điểm … được mô tả hết sức cụ thể. Chính vì vậy, việc kiểm soát chất lượng của các phế liệu nhập khẩu vào trong nước cụ dễ dạng hơn.
Tuy nhiên, trong các qui định có liên quan của Việt Nam, mặc dù đã cố gắng đưa ra các yêu cầu kỹ thuật đối các loại phế liệu được phép nhập khẩu nhưng các qui định này còn hết sức chung chung, chưa rõ ràng. Chính vì vậy, việc kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu thường gây ra những khó khăn rất lớn đối với cơ quan quản lý như Hải quan, cơ quan quản lý môi trường. Bản thân các nhà quản lý cũng khó khăn khi xác định phế liệu nào thì đạt yêu cầu, phế liệu nào thì không đạt yêu cầu. Đôi khi, các quyết định đưa ra mang tính định tính, cảm quan nhiều hơn. Điều này, khiến doanh nghiệp phải mất
nhiều thời gian lưu kho đối với lô hàng của mình, từ đó làm gia tăng chi phí. Đây cũng trở thành một kẽ hở để các cán bộ thoái hóa gây phiền hà cho doanh nghiệp.