Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Ngành da - giầy Việt Nam trong tiến trình đổi mới (Trang 84 - 85)

- Phối kết hợp liên ngành và tổ chức của Hiệp hội.

3.3.1 Đào tạo nguồn nhân lực

Nh đã phân tích ở các phần trên, năng lực của lực lợng cán bộ khoa học công nghệ ngành da giầy Việt nam hiện nay còn rất hạn chế, không đáp ứng đợc yêu cầu của giai đoạn phát triển từ 2000 - 2010. So sánh với các nớc ttrong khu vực thì trình độ cán bộ của ngành tụt hậu khá xa. Nếu không thấy hết vấn đề này sẽ càng làm chậm thêm qua trình phát triển và sẽ bị tụt hậu xa hơn nữa. Do đó, chúng ta phải đa dạng hóa các hình thức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho khoa học công nghệ da giầy mới kịp đáp ứng nhu cầu đã đề ra, coi trọng chất lợng song song với số lợng.

Hiện tại toàn ngành Da giầy Việt nam có khoảng trên 430.000 lao động, trong đó 80% là nữ. Trừ một số ít cán bộ quản lý đợc đào tạo ở các tr- ờng đại học ( khoảng 10%), còn lại hầu hết không đợc đào tạo cơ bản nghề nghiệp mà chủ yếu là đợc kèm cặp trực tiếp trên dây truyền tại các doanh nghiệp, kể cả đội ngũ cán bộ kỹ thuật. Vì vậy nhìn chung tay nghề của cán bộ công nhân viên ngành Da giầy Việt nam là yếu.

Theo tính toán, số lợng lao động toàn ngành sẽ là: Năm 2005: 550.000 ngời Năm 2010: 650.000 ngời

Nh vậy bình quân mỗi năm ngành Da giầy Việt nam cần bổ sung một lợng lao động khoảng 40.000 ngời cho nhu cầu phát triển của ngành và nhu cầu thuyên chuyển của ngời lao động. Trong khi đó cả nớc hiện nay không có một

trờng dạy nghề nào cho ngành Da giầy. Đây là một lỗ hổng lớn, một điểm yếu cơ bản, nếu không có biện pháp khắc phục ngay thì ngành Da giầy Việt nam khó có thể phát triển nhanh, mạnh và vững chắc đợc. Vì vậy, trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành, Bộ Công nghiệp và Bộ Giáo dục Đào tạo cần phối hợp thực hiện một số việc sau:

• Thành lập khoa thiết kế, tạo mẫu Giầy dép tại trờng Đại học Mỹ thuật công nghiệp, mỗi năm đào tạo từ 50 - 100 sinh viên.

• Thành lập khoa Kỹ thuật công nghệ da giầy tai trờng Đại học Bách khoa, mỗi năm đào tạo từ 50 - 100 sinh viên.

• Thành lập trờng đào tạo công nhân kỹ thuật cho ngành Da giầy ở cả phía Bắc và phía Nam. Mỗi năm đào tạo từ 1000 - 2000 công nhân kỹ thuật, bao gồm nhiều trình độ và bao gồm các khoa: May, Gò, Đế .

Nh vậy cũng mới chỉ cung cấp đợc một phần cho nhu cầu của các doanh nghiệp, phần còn lại tạm thời các doanh nghiệp vẫn phải tuyển dụng và đào tạo tại chỗ.

Ngoài việc mỗi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một phòng thiết kế tạo mẫu phục vụ cho sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Ngành da giầy Việt nam cần phải xây dựng cho mình hai trung tâm nghiên cứu, thiết kế chế tạo mẫu mốt, đợc trang bị hiện đại. Một ở phía Bắc, một ở phía Nam để đáp ứng yêu cầu thời trang ngày càng phát triển trên thị trờng thế giới, và thực hiện phơng thức mua bán mẫu mốt và chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp. Đây cũng sẽ là trờng đào tạo cán bộ kỹ thuật, thiết kế - khoa học công nghệ đầu ngành cho ngành da giầy Việt nam.

Đây là một trong những biện pháp thiết thực nhất, cần phải triển khai ngay để khắc phục kịp thời tình trạng thừa thầy, thiếu thợ hiện nay ở nớc ta nói chung và ngành Da giầy Việt nam nói riêng.

Một phần của tài liệu Ngành da - giầy Việt Nam trong tiến trình đổi mới (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w