cam kết, các hiệp định trợi giúp kỹ thuật và tài chính cho các chương trình dự án phát triển xuất khẩu gạo.
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách quan chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đơn thuần giới hạn trong phạm vi cắt giảm thuế quan mà đã mở rộng ra tất cả các lĩnh vực
liên quan đến chính sách kinh tế thương mại, nhằm mục đích mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ, loại bỏ các rào cản hữu hình và vô hình đối với trao đổi thương mại.
Do các nước đều nỗ lực tăng cường khả năng cạnh tranh xuất khẩu bằng các biện pháp đổi mới công nghệ sản xuất, đổi mới quản lý và phương thức kinh doanh nên chênh lệch về cạnh tranh chất lượng và giá thành sản phẩm giữa các nước đang phát triển và đã phát triển đang có khoảng cách. Vì vậy, trong bối cảnh đua tranh tìm kiếm thị trường quyết liệt, quan hệ buôn bán quốc tế ngày càng dựa trên quan hệ đối ngoại và hợp tác thương mại trao đổi ưu đãi hàng rào thuế quan, đặc biệt đối với các mặt hàng hàm lượng kỹ thuật thấp như gạo và các nông sản khác.
Đối với Việt Nam hiện nay, vấn đề đặt ra không phải là có hội nhập hay không mà là làm thế nào đẻ hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, đảm bảo được lợi ích dân tộc, nâng cao được sự cạnh tranh của nền kinh tế, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình hội nhâp.
Trên thực tế, kinh tế Việt Nam đã hội nhập kinh tế thế giới từ lâu nhưng vẫn ở trình độ thấp, sơ khai. Hiện nay, tuy kinh tế Việt Nam tham gia AFTA, ASEAN, APEC, WTO… nhưng sự tham gia đó vẫn dừng ở phạm vi hẹp, nhỏ cả về lĩnh vực lẫn quy mô, khối lượng… Chính vì vây, trong thời gian tới, Việt Nam cần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo chiều sâu để tận dụng một cách tối đa các nguồn lực bên ngoài cho việc phát triển kinh tế, tạo cơ hội cho việc phát triển hoạt động xuất khẩu.
Trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, Việt Nam cần hợp tác với các nước trong Liên Hợp Quốc, Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế, các cường quốc xuất khẩu gạo khác nhằm tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ mới vào lĩnh vực nông nghiệp. Hợp tác với Ngân Hàng Thế Giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), để tranh thủ vốn vay và các
khoản tài trợ của các chương trình mục tiêu quốc gia liên quan đến xóa đói giảm nghèo, dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.