Ngành sản xuất lúa gạo luôn đòi hỏi sử dụng nhiều lao động trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, giá lao động tại Việt Nam lại thường rẻ hơn các nước khác trong khu vực, trong sản xuất lúa phổ biến với mức 1- 1,2
USD/ngày công lao động, rẻ hơn so với Thái Lan từ 2-3 lần. Như vậy, về chi phí đầu vào, ngành sản xuất và xuất khẩu lúa gạo Việt Nam hiện nay phát triển dựa trên một trong những yếu tố nguồn lực mà Việt Nam có lợi thế đó là lao động giá rẻ, dồi dào. Tất nhiên lợi thế này sẽ không tồn tại mãi do sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và thế giới, mức thu nhập của người nông dân sẽ dần được cải thiện, hơn nữa do sự giảm giá của một số đồng tiền của các nước Châu Á từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 đã làm cho giá lao động của Việt Nam tăng lên, mất dần lợi thế về giá lao động rẻ.
Với công thức tính DRC đã nêu trong Chương 1, ta có
- Chi phí cho lao động (người nông dân) (DCj): là thu nhập của người nông dân
- Giá trị gia tăng theo lao động (IVAj): giá trị ròng thu được qua việc xuất khẩu 1 đơn vị gạo.
Bảng 2.3. Hệ số chi phí lao động của Việt Nam trong sản xuất lúa gạo ( So với các nước ở khu vực Châu Á)
Nướ c Năm Việt Nam Trung
Quốc Indonexia Malaysia
Hàn Quốc
Đài
Loan Singapore Thu nhập của nông dân (tính theo USD/năm)
2003 340 395 740 3100 9590 10710 8820 2004 370 420 760 3440 10550 10960 9990 2005 450 500 930 3810 12930 11620 11190 2006 550 540 940 3990 12700 11460 11430 2007 650 550 890 3840 11230 11120 10890 2008 690 570 330 2870 7820 10260 10210
Giá trị gia tăng do mỗi nông dân tạo ra (tính theo USD/năm)
2003 870 2260 3600 7260 27090 22300 13960
2004 990 1580 4600 8750 29900 20000 14840
2006 1720 1490 4000 10450 37210 22500 16270 2007 1720 1650 3700 10700 33160 22900 16190 2008 1770 1760 1100 7980 20510 21100 15560 DRC 2003 0,39 0,17 0,21 0,43 0,35 0,48 0,63 2004 0,37 0,27 0,17 0,39 0,35 0,55 0,67 2005 0,33 0,34 0,24 0,39 0,34 0,57 0,69 2006 0,32 0,36 0,24 0,38 0,34 0,51 0,70 2007 0,38 0,33 0,24 0,36 0,34 0,49 0,67 2008 0,39 0,32 0,30 0,36 0,38 0,49 0,66 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2008
Từ những tính toán trên đây có thể thấy, Việt Nam có lợi thế xuất khẩu đối với mặt hàng lúa gạo (hệ số chi phí lao động của Việt Nam luôn <1). Hệ số này có xu hướng giảm dần từ năm 2003 đến 2006, chứng tỏ lợi thế cạnh tranh ngày càng tăng đối với xuất khẩu lúa gạo trong giai đoạn này về mặt nhân công giá rẻ, điều này là do mức độ cải thiện thu nhập của nông dân chưa cao trong khi giá trị ròng thông qua xuất khẩu lúa gạo ngày càng tăng mạnh. Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, hệ số DRC cho lao động của Việt Nam bắt đầu tăng dần hay mức độ lợi thế cạnh tranh về giá lao động bắt đầu giảm chủ yếu là do mức thu nhập của người nông dân trồng lúa tăng nhưng giá trị gia tăng khi xuất khẩu một đơn vị lúa gạo thì không đổi.
Như vậy nếu xem yếu tố chi phí lao động như là một chỉ số cạnh tranh quốc tế về chi phí, thì ngành sản xuất và xuất khẩu lúa gạo Việt Nam với mức chi phí cao hơn đã không còn duy trì được ưu thế cạnh tranh so với các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonexia và Malaysia kể từ năm 2007 (Bảng 2.3).
Với phương pháp tiếp cận trên đây, trong một chừng mực nào đó, đã cho thấy những nét khái quát về khả năng cạnh tranh quốc tế của ngành sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam: ngành có lợi thế so sánh về yếu tố giá lao
động rẻ, tuy nhiên đây không phải là lợi thế so sánh bền vững (mức thu nhập của người nông dân sẽ được tăng lên cùng với mức tăng trưởng của nền kinh tế). Vì vây, yêu cầu đặt ra đối với ngành là bên cạnh việc khai thác lợi thế này, cần tạo dựng thêm những lợi thế khác như: chất lượng gạo, xây dựng thương hiệu cho gạo, mở rộng thị trường tiêu thụ…