Mục tiêu, định hướng phát triển xuất khẩu gạo củaViệt Nam tới năm 2020

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 97 - 98)

năm 2020

* Mục tiêu

- Tăng lượng gạo xuất khẩu trên cơ sở vẫn phải đảm bảo lương thực quốc gia và có lãi cho người sản xuất và người xuất khẩu.

- Mở rộng thị trường xuất khẩu bằng cách xây dựng một hệ thống phân phối trên thị trường quốc tế và chú trọng chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam.

- Nâng cao kim ngạch xuất khẩu trên cơ sở nâng cao giá gạo xuất khẩu trên thị trường quốc tế.

Đa dạng hoá nhiều loại với các chủng loại khác nhau để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới, cơ cấu của chủng loại sản phẩm phải thay đổi theo chiều hướng tích cực ngày càng có nhiều chủng loại chất lượng cao, đặc sản phù hợp, giảm tỷ lệ các loại gạo phẩm cấp thấp.

Đa phương hoá thị trường tiêu thụ gạo đồng thời xác định và có sự ưu tiên đối với thị trường xuất khẩu gạo chiến lược, lâu dài bằng ổn định số lượng và nâng cao chất lượng hàng hoá, khi có cơ hội phải chiếm lĩnh và biến những thị trường tiềm năng thành những thỉ trường quen thuộc và truyền thống của mình.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho nhiều hình thức tổ chức tham gia xuất khẩu để có thể đáp ứng được mọi nhu cầu ở mọi nơi, mọi lúc, mỗi quy mô của khách hàng. Điều đó đòi hỏi cơ quan quản lý Nhà nước phải có cơ chế quản lý sinh hoạt mềm dẻo thích ứng với kịp thời những biến động của thị trường

Tiếp cận và hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế có chương trình viện trợ lương thực để tranh thủ bán gạo, coi đây như là một cách để thâm nhập vào thị trường thế giới một cách sâu và rộng.

Xây dựng mọi cơ sở nền tảng cho xuất khẩu gạo phù hợp với nhu cầu thị trường và tập quán thương mại Quốc tế.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w