Tăng cường công tác quản lý, điều hành hoạt động xuất khẩu gạo trong gia

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 104 - 108)

trong giai đoạn 2008 - 2020

Phải phối hợp đồng bộ giữa tổ điều hành thị trường trong nước, hiệp hội lương thực, các doanh nghiệp lớn và các bộ ngành có liên quan để đưa ra chỉ

thị điều hành xuất khẩu được chính xác. Đồng thời tăng cường công tác thông tin về giá cả hàng hoá và các dịch vụ về thị trường. Phổ biến kịp thời các cơ chế chính sách của Nhà nước, dự báo về chiều hướng cung cầu của hàng hoá và dịch vụ các thông tin chiến lược, chiến thuật và các biện pháp điều hành xuất khẩu của Nhà nước. Trên cơ sở đó sẽ nâng cao hiệu ứng và tính linh hoạt trong sản xuất và kinh doanh trong nước. Từ đó có giải pháp ứng phó Quốc tế, điều tiết nguồn cung trong các điều kiện cụ thể nhằm tác động vào thị trường và giá có lợi cho ta.

* Thứ nhất, đối với mặt hàng gạo:

Bỏ hạn ngạch, chỉ tiêu xuất khẩu nhưng cần công bố số lượng định hướng xuất khẩu hàng năm. Phải công bố số lượng định hướng xuất khẩu gạo vì lý do dưới đây:

Một là, căn cứ vào nghị quyết của chính phủ về một số chủ trương và chính sách về chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thì lúa gạo là ngành sản xuất có thế mạnh của nước ta. Phải đảm bảo an ninh lương thực đủ lúa gạo dự trữ quốc gia và số lượng cần thiết để xuất khẩu. Mức sản lượng ổn định khoảng 33 triệu tấn/năm, trong đó lúa gạo để ăn và dự trữ khoảng 25 triệu tấn/năm; số còn lại để xuất khẩu và cho các nhu cầu khác. Như vậy, lượng gạo hàng năm có thể xuất khẩu trên dưới 4 triệu tấn. Việc công bố kế hoạch có định hướng xuất khẩu hàng năm còn cần được hướng dẫn cụ thể về số lượng từng mùa vụ, có như vậy doanh nghiệp xuất khẩu mới chủ động tính toán trong kinh doanh. Đã nhiều lần xẩy ra, khi thị trường tiêu thụ thuận lợi, doanh nghiệp ồ ạt ký kêt hợp đồng, tập trung giao hàng… với số lượng vượt quá khả năng về hàng hoá, chế biến, bốc xếp, vận tải, bao bì dẫn đến mất cân đối với khả năng ở hầu hết các khâu nêu trên, làm giá trị thị trường biến động, doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả và nhà nước đã phải can thiệp bằng những mệnh lệnh hành chính.

Hai là, gạo là mặt hàng nhạy cảm. Biến động giá lúa gạo do việc kiểm soát yếu kém sẽ ảnh hưởng ngay đến đời sống của 80% dân số là nông nghiệp, ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia.

Ba là, vẫn còn những yếu tố đe doạ an ninh lương thực Quốc gia, đó là nhu cầu lương thực ngày càng tăng do tỷ lệ dân số vẫn còn cao đó là diện tích đất sản xuất lương thực có xu hướng bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra nhanh tróng cùng với hiệu quả kinh tế thấp từ ngành trồng lúa. Cần phải xác định là xuất khẩu gạo trước hết là để khuyến khích sản xuất - kế hoạch xuất khẩu do vậy phải được kiểm soát tốt trong quá trình thực hiện.

* Thứ hai, các giải pháp phát triển thị trường và bình ổn thị trường

Giải pháp phát triển thị trường:

Nhà nước phải lựa chọn được cơ cấu, xây dựng chính sách khuyến khích sản xuất, chế biến, xuất khẩu và Nhà nước định hướng, dự báo thị trường, Nhà nước tạo môi trường thuận lợi và có những cam kết quốc tế để doanh nghiệp yên tâm hoạt động

Về tình hình thị trường có thể thấy rõ các doanh nghiệp của ta nhìn chung chưa có được những hợp đồng lớn, ổn định và cũng chưa bán trực tiếp được gạo sang một số thị trường tiềm năng (thị trường Châu Phi). Để giải quyết vấn đề hợp đồng lớn cần nỗ lực hơn nữa trong việc tìm kiếm những thoả thuận ở cấp Chính phủ. Để hỗ trợ cho quá trình đàm phán và ký kết những thoả thuận như vậy, nước xuất khẩu cần phải có những thỏa hiệp nhất định với nước nhập khẩu. Thí dụ như, cấp tín dụng xuất khẩu (bán trả chậm) hoặc chấp nhận mua lại một lượng hàng hóa nào đó. Đối với việc bán trả chậm, Chính phủ đã bàn bạc nhiều lần và chấp nhận cho Bộ Thương Mại được đàm phán bán gạo trả chậm với khối lượng trước 300.000 tấn, thời hạn thanh toán sau 01 năm. Quyết định này đã mở ra những hướng đi mới cho xuất khẩu gạo.

Tuy nhiên, số lượng các cuộc đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu lớn ở cấp Chính phủ sẽ nhiều hơn nữa nếu được phép sử dụng một số chỉ tiêu nhập khẩu hàng hóa như: phân bón, sắt thép, xe tải… để tăng sức “mặc cả”. Một trong những thị trường có thể áp dụng những biện pháp này là Hàn Quốc bởi hàng năm Việt Nam vẫn thường nhập khẩu trên dưới 200.000 triệu USD phân bón, sắt thép, ô tô các loại từ thị trường này.

Việc trực tiếp xuất khẩu gạo sang Châu Phi gặp khó khăn duy nhất là khả năng thanh toán của thị trường này. Để gải quyết vấn đề này, trước mắt cần dựa vào sự chi trả của các nước cung cấp viện trợ cho Châu Phi nhưng có thể thăm dò một hướng đi mới là đổi hàng. Hiện nay, ngành điều của ta đang có nhu cầu lớn đối với hạt điều thô của Châu Phi. Nếu có thể kết hợp nhập khẩu điều với xuất khẩu gạo thì sẽ tạo ra một giải pháp mới cho việc thâm nhập thị trường Châu Phi. Ngoài ra, cơ quan đại diện của Việt Nam tại các nước cung cấp nhiều viện trợ cho Châu Phi (đặc biệt là Hoa Kỳ) cần tìm hiểu kỹ hơn về khả năng thuyết phục các nước này mua, hoặc mua thêm gạo của Việt Nam cung cấp cho Châu Phi.

Giải pháp bình ổn thị trường:

Ổn định thị trường lương thực trong nước sẽ đảm bảo một nguồn cung vững chắc cho xuất khẩu. Muốn ổn định, gia tăng giá trị xuất khẩu cần có chính sách thị trường đúng và hiệu quả.

Nhà nước phải lựa chọn cơ cấu và định hướng dự báo thị trường. Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo trực tiếp các doanh nghiệp trực thuộc và doanh nghiệp có trách nhiệm lo, đảm bảo phần lớn thị trường tiêu thụ ổn định đảm bảo giữ tín nhiệm gạo Việt Nam ở các thị trường đó. Người sản xuất phải có trách nhiệm tự bảo đảm uy tín về hàng hoá của mình, tổ chức lại sản xuất. Những nội dung cụ thể nên được thể hiện rõ trong cơ chế là:

- Uỷ ban nhân dân tỉnh phối hợp hiệp hội ngành hàng chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải có kế hoạch và chủ động ký hợp đồng tiêu thụ lúa gạo với nông dân

- Cần giữ một số thị trường đặc biệt có lợi nhuận cao hoặc có sự can thiệp của chính phủ và giao một vài doanh nghiệp tập chung giao dịch dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Bộ Thương Mại và Hiệp hội. Phần lớn lợi nhuận thu được từ các dịch vụ xuất khẩu từ những thị trường này bổ sung trực tiếp vào quỹ bảo hiểm xuất khẩu

- Về kế hoạch trả nợ hàng năm, để không trái với các thoả thuận song phương đã ký với các nước, các doanh nghiệp được tự do giao dịch, nhưng ngoài việc tự đảm bảo hiệu quả kinh doanh phải có tỷ lệ đóng góp nhất định cho quỹ bảo hiểm xuất khẩu

- Trước mắt để ổn định thị trường trong nước, nên giao một số doanh nghiệp có năng lực mua tạm trữ hoặc bán ra trong lưu thông để đề phòng, can thiệp khi có biến động ảnh hưởng đến tiêu dùng và xuất khẩu. Vì vậy cần có quy định giá sàn tối thiểu và cơ chế đảm bảo giá sàn này.

- Về lâu dài thành lập một số trung tâm lúa gạo để người sản xuất thuận tiện trong việc tiêu thụ hàng hoá của họ làm như vậy sẽ tránh được cách giải quyết theo kiểu tình thế, hiệu quả không cao như việc mua lúa gạo tạm trữ thường làm xưa nay. Mặt khác cần có tác động và can thiệp từ khâu sản xuất, ví dụ nhà nước giải quyết trợ cấp để hạ giá thành

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w