Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo theo quốc gia

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67 - 72)

Giai đoạn 1998 - 1999, thị trường xuất khẩu của Việt Nam liên tục được mở rộng, trong đó phải kể đến các thị trường có chất lượng tiêu dùng cao như Ba Lan, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ. Bên canh đó Indonexia vẫn là bạn hàng nhập khẩu lớn truyền thống của

Việt Nam với lượng gạo đạt gần 1,15 triệu tấn, chiếm 42,5% lượng gạo nhập khẩu của nước này, một trong những nước nhập khẩu gạo nhiều nhất thế giới.

Trong năm 1999, Việt Nam xuất khẩu gạo vào Irắc và Iran khoảng 2,6% và chiếm 8,78% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Tổng lượng gạo xuất khẩu vào thị trường Châu Phi trong năm này chiếm 23,67%, tăng 2,1% so với mức của năm 1998, đây là thị trường bổ sung cho thị trường Châu Á vì giá xuất khẩu vào thị trường này không cao.

Năm 2003, cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam có sự thay đổi nhỏ. Cuộc chiến tranh tại Irắc khiến lượng gạo nhập khẩu từ Việt Namvào nước này giảm đáng kể (trung bình hàng năm thị trường này nhập khẩu khoảng 500 ngàn tấn gạo của Việt Nam, với mức giá cao, ổn định, chiếm khoảng 50% trong tổng nhập khẩu gạo của nước này). Tuy nhiên, với việc có thêm nhiều thị trường mới đã mở ra cũng trong năm đó như Libăng, Xiri, các nước châu Phi như Kenya , Senegal… nên xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn ở mức cao.

Năm 2006, Châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với gần 1,43 triệu tấn, chiếm 76,7% tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước. Thị trường Philipin chiếm vị trí số một với mức nhập khẩu 33% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt nam. Ngoài ra, trong năm này Nhật Bản được xem như là một thị trường tiềm năng của gạo Việt Nam với những cam kết nâng dần lượng gạo nhập khẩu từ năm 2007 khoảng 150.000 tấn đến 350.000 tấn vào năm 2010.

Nếu như trong năm 2007, gạo Việt Nam được xuất khẩu đến 63 quốc gia vùng/lãnh thổ thì đến năm 2008, con số này đã tăng lên gấp đôi (128 quốc gia/vùng/lãnh thổ).

Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo năm 2008 của Việt Nam có sự thay đổi đặc biệt trong việc xuất khẩu gạo sang thị trường Indonesia. Thực tế, trong các năm trước đây, cũng như năm 2007, Indonesia luôn là thị trường xuất

khẩu gạo lớn của Việt Nam (chiếm 24% tổng lượng xuất khẩu), thì năm 2008, nước này đã giảm mạnh lượng nhập khẩu gạo (chỉ chiếm hơn 1% tổng lượng gạo xuất khẩu) do đã có thể tự đáp ứng được nhu cầu gạo tại thị trường trong nước.

Biểu đồ 2.3. 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2008

Nguồn : Tổng cục hải quan, 2008

Trong 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2008 thì, Phillippines vẫn là thị trường đứng tại vị trí số một, chiếm gần 40% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, tăng 9,3% thị phần so với năm 2007. Trong 10 thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất này thì có 3 thị trường bao gồm Philippin, Malaysia, Cu Ba là thị trường truyền thống, chiếm 63,8% về giá trị và 54,8% về lượng. 7 thị trường còn lại là các thị trường thương mại (chiếm 18,4% về giá trị và 23,3% về lượng), trong đó thị trường Châu Phi chiếm tới 11,7% về giá trị và 14,5% về lượng.

Tuy nhiên, tại 3 thị trường truyền thống, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 thay đổi không đáng kể so với năm 2007 (tăng 1,5% tại Philippin, 13,4% tại Cuba và 21,4% tại Malaysia) nhưng do giá tăng mạnh

nên kim ngạch xuất khẩu lại tăng hơn 100% (tăng 133,5% tại Philippin, 145,5% tại Cuba, 126,6% tại Malaysia).

Tại các thị trường thương mại còn lại, Senegal có sự tăng trưởng về lượng và kim ngạch lớn nhất (tăng 4.848,9% về lượng và 6.411,3% về giá trị) so với năm 2007. Ghana có sự sụt giảm cả về lượng và giá trị so với năm 2007. Điều đáng chú ý là năm 2008, Irắc bắt đầu nhập khẩu gạo Việt Nam trở lại sau chính sách của Liên Hiệp Quốc cho phép Irắc đổi dầu lấy lương thực. Cũng trong năm này, chủ yếu các thị trường thương mại (các thị trường mới) tập trung tại khu vực Châu Phi là những thị trường có tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu lớn nhất như: Senegal (64,06%); Syria (29,338%); Kenya (21,40%); Bờ Biển Ngà (65,9%)….Sở dĩ có sự tăng mạnh trong nhập khẩu từ các nước này là do tình hình phát triển kinh tế của các nước khu vực Châu Phi tăng, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 cao hơn 2007.

Trước tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, hầu hết nền kinh tế trên thế giới được dự báo là giảm tăng trưởng trong năm 2009 so với năm 2008 nhưng tại khu vực Châu Phi, tốc độ tăng trưởng GDP 2009 của một số nước có thể tăng so với năm 2008. Bên cạnh đó, Châu Phi năm 2009 sẽ không có đột biến lớn trong chính sách thương mại. Hơn nữa, thị trường không đòi hỏi quá khắt khe về chất lượng sản phẩm. Vì vậy, thị trường Châu Phi là thị trường được đánh giá là tiềm năng lớn trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2009, điển hình là một số quốc gia như Angola, Bờ biển Ngà, Senegal, Nam Phi và Kenya.

Nhìn chung, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong gần 1 thập kỷ qua đã phát triển mạnh không chỉ về chiều rộng mà còn cả về chiều sâu.Việt Nam đã chiếm lĩnh được một số thị trường khó tính như EU, Bắc Mỹ, Úc, Nhật Bản. Tuy nhiên, các thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam vẫn nằm ở Châu Á. Còn thị trường Châu Phi, Việt Nam mới chỉ xuất qua các

trung gian khác vì chưa có điều kiện tiếp cận trực tiếp với thị trường này cũng như còn nhiều khó khăn trong việc thanh toán. Phần lớn các khu vực thị trương này có trình độ tiêu dùng thấp, khả năng thanh toán kém. So với Thái Lan việc gạo Việt Nam dành được những thị trường tiêu thụ có chất lượng tiêu dùng cao còn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w