Kiểm tra kế hoạch marketing

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO DOANH NGHIỆP (Trang 49 - 115)

- Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty qua bảng cân đối kế toán

3.2.8 Kiểm tra kế hoạch marketing

Nêu lên các cơ sở để đánh giá các mục tiêu đề ra. Trong quá trình thực hiện các kế hoạch marketing, chắc chắn có nhiều điều bất ngờ và nhiều điều thất vọng. Công ty cần có thong tin phản hồi và các phuơng pháp kiển tra. Có thể phân biệt 3 kiểu kiểm tra marketing: Kiểm tra kế hoạch năm, kiểm tra khả năng sinh lời và kiểm tra chiến lược.

- Kiểm tra chiến lược hàng năm là nhiệm vụ nhằm đảm bảo chắc chắn rằng công ty sẽ đạt được những chỉ tiêu tiêu thụ, lợi nhuận và các chỉ tiêu khác của mình.

- Kiểm tra khả năng sinh lời là nhiệm vụ đo lường khả năng sinh lời thực tế của các sản phẩm, các nhóm khách hàng, các kênh thương mại và quy mô đơn hàng. Đây là một nhiệm vụ không đơn giản. Phân tích khả năng sinh lời của marketing là một công cụ được sử dụng để đo lường khả năng sinh lời cảu các hoạt động marketing khác nhau. Nghiên cứu hiệu suất marketing cũng cần thiết để tìm cách có thể tiến hành các hoạt động marketing khác nhau có hiệu suất hơn.

- Kiểm tra chiến lược là nhiệm vụ đánh giá xem chiến lược marketing của công ty có còn phù hợp với tình hình thị trường nữa không. Do môi trường marketing có những thay đổi nhanh chóng, nên mỗi công ty cần định kỳ đánh giá lại hiệu quả marketing của mình thông qua một công cụ kiểm tra gọi là thanh tra marketing.

1.4 Ý nghĩa của việc lập kế hoạch marketing đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại kinh doanh thương mại

1.4.1 Đặc điểm của doanh nghiệp thương mại

Doanh nghiệp thương mại là doanh nghiệp không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.

Đặc điểm của một doanh nghiệp thương mại bao gồm: - Quy mô: Lớn, nhỏ, trung bình

- Số vốn: Tuỳ thuộc vào từng loại hình dịch vụ - Lĩnh vực kinh doanh

- Thị trường

- Cách thức tổ chức: Khác với doanh nghiệp sản xuất về kênh phân phối,…

1.4.2. Ý nghĩa của việc lập kế hoạch marketing đối với doanh nghiệp thương mại thương mại

Trong quá trình hội nhập kinh tế các doanh nghiệp thương mại đã nhận thấy vai trò quan trọng của việc phải quản lý các hoạt động kinh doanh nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ dựa trên cơ sở các loại kế hoạch marketing.Vì

vậy, các doanh nghiệp luôn quan tâm đến việc lập kế hoạch marketing hàng năm. Do đó các doanh nhgiệp đã đạt được những thành tích nhất định. Cụ thể là:

- Công tác lập kế hoạch đã phát huy tối đa quyền chủ động, sáng tạo của cán bộ lập kế hoạch.

- Công tác lập kế hoạch của các doanh nghiệp được thực hiện dựa trên cơ sở định hướng của Cấp quản lý. Tuy nhiên, không vì thế mà kế hoạch hàng năm của doanh nghiệpđược lập ra mang tính thụ động.

- Công tác lập kế hoạch đi theo một trình tự xây dựng cũng rất hợp lý. Do đó tăng sự chủ động trong việc lập kế hoạch năm tới.

- Các chỉ tiêu trong bản kế hoạch được trình bày một cách hợp lý. Các chỉ tiêu trong loại kế hoạch không những được theo dõi theo chủng loại mà còn kết hợp luôn với từng đối tượng khách hàng, hình thức bán nên đã giảm bớt được hình thức kế hoạch, tăng khả năng quản lý. Từ đó giúp cho ban lãnh đạo, cán bộ quản lý dễ dàng theo dõi tình hình thực hiện dựa trên sự so sánh giữa các tháng, giữa các đối tượng khách hàng.

- Lập kế hoạch marketing đối với doanh nghiệp thương mại còn làm tối ưu hoá lợi nhuận

- Tối ưu hoá marketing- mix

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VIỆC LẬP KẾ HOẠCH MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THÁI NGUYÊN

2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần phát triển thương mại Thái Nguyên Nguyên

2.1.1 Những nét cơ bản về Công ty

- Tên công ty: Công ty cổ phần phát triển thương mại Thái Nguyên - Địa chỉ: 309 Đường Lương Ngọc Quyến – TP.Thái Nguyên – T.Thái Nguyên.

- Điện thoại: 0280.6252008 - Fax: 02803.855292

- Tài khoản: 39010000010215 Tại NH đầu tư và phát triển Thái Nguyên.

- Quyết định thành lập Công ty Cổ phần phát triển thương mại Thái Nguyên (trước đây là Công ty thương nghiệp II – Thái Nguyên ) được thành lập theo quyết định số 99/ QĐ ngày 1/7/1992 của UBND tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên).

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty Cổ phần phát triển thương mại Thái Nguyên (trước đây là Công ty thương nghiệp II – Thái Nguyên) được thành lập theo quyết định số 99/QĐ ngày 1/7/1992 của UBND tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên) công ty ra đời trên cơ sở hợp nhất 7 công ty: Công ty kinh doanh tổng hợp, công ty thu mua gia công, công ty thương nghiệp huyện Đại Từ; Định Hoá; Phú Lương; Võ Nhai; Đồng Hỷ.

Ngày 8/12/1992 UBND Bắc Thái có quyết định số 642/UB-QĐ thành lập doanh nghiệp nhà nước có tên là Công ty thương nghiệp II - Bắc Thái.

Năm 2001, công ty tiếp nhận thêm của hàng thương nghiệp huyện Phổ Yên, cửa hàng thương nghiệp huyện Phú Bình.

Thực hiện Nghị quyết Trung Ương lần thứ II của Ban chấp hành Trung Ương khoá VII với nội dung “chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kện thành công ty cổ phần”

Ngày 20/1/2004 UBND tỉnh Thái Nguyên có quyết định số 161/QĐ - UB về việc sắp xếp chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước của Công ty thương nghiệp II - Thái Nguyên thành công ty cổ phần.

Ngày 4/6/2004 công ty tiến hành đại hội cổ đông sáng lập Công ty Cổ phần phát triển thương mại Thái Nguyên và Công ty Cổ phần phát triển thương mại Thái Nguyên chính thức hoạt động từ ngày 1/7/2004.

Công ty Cổ phần phát triển thương mại Thái Nguyên hoạt động độc lập có tư cách pháp nhân có đăng ký kinh doanh số 1703000108. Công ty chịu sự chỉ đạo về chính sách của UBND tỉnh Thái Nguyên, công ty hoạt động sản xuất kinh doanh theo điều lệ công ty dựa trên cơ sở đúng pháp luật của Nhà nước, tự chủ trong kinh doanh, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh theo pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước. Công ty chịu trách nhiệm trước Nhà nước về lao động và việc làm, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước theo pháp luật.

Từ khi được thành lập đến nay công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch cả về số lượng và chất lượng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước công ty luôn thực hiện tốt nghĩa vụ chính sách xã hội trên địa bàn được giao. Để đạt được những thành tích trên là sự phấn đấu không ngừng của tập thể CBNV trong toàn công ty. Công ty đã thực hiện hạch toán và chịu trách nhiệm về kết quả SXKD, xây dựng quy chế quản lý phù hợp trong điều kiện đặc thù riêng của mình. Trong những năm qua công ty luôn tổ chức tốt việc khai thác nguồn hàng, đẩy mạnh việc tiêu thụ cải tiến khoa học công nghệ, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Tổng công ty XD Bắc Thái Petrolimex Công ty CPTM Thái Nguyên Các chi nhánh trực thuộc

2.1.2. Công nghệ sản xuất một số hàng hóa và dịch vụ chủ yếu của công ty công ty

- Quy trình công việc của dịch vụ

Mặc dù công ty có rất nhiều các ngành nghề kinh doanh. Nhưng mặt hàng chính mà công ty kinh doanh là xăng dầu (Xăng dầu chiếm khoảng 70% tổng doanh thu của công ty).

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình công việc dịch vụ của Công ty CPPTTM Thái Nguyên

(Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty CP PTTM Thái Nguyên)

Quy trình công việc dịch vụ của Công ty CPPTTM Thái Nguyên từ khâu nhập hàng đến phân phối được tiến hành như sau:

Bước 1: Căn cứ vào tình hình xăng dầu của chi nhánh. Các chi nhánh trực thuộc ra quyết định đặt hàng với Công ty CPPTTM Thái Nguyên

Bước 2: Căn cứ vào đơn đặt hàng của các chi nhánh, Công ty CPPTTM Thái Nguyên đặt hàng cho Tổng công ty xăng dầu Bắc Thái. Hợp đồng Công ty CPPTTM Thái Nguyên được ký trong một năm đối với Tổng công ty xăng dầu Bắc Thái từ 1/1/Y đến 31/12/Y.

Bước 3: Tổng công ty xăng dầu Bắc Thái viết một giấy giới thiệu, giới thiệu công ty CPPTTM Thái Nguyên cho Petrolimex.

Nhân viên lái xe của công ty CPPTTM Thái Nguyên sẽ cầm giấy giới thiệu lên đến kho Petrolimex lấy hàng, trên tổng công ty Petrolimex nhân viên lái xe sẽ nhận được một hoá đơn giá trị gia tăng xuất vè công ty xăng dầu Bắc Thái và giấy kết quả thử nghiệm, và hoá đơn đỏ của lượng hàng đó. Lái xe mang hoá đơn giá trị gia tăng đến Tổng công ty xăng dầu Bắc Thái và đổi lấy hoá đơn của Công ty CPPTTM Thái Nguyên và hàng được vận chuyển trực tiếp đến các chi nhánh của công ty CPPTTM Thái Nguyên.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty2.1.3.1. Số cấp quản lý của công ty 2.1.3.1. Số cấp quản lý của công ty

Bộ máy của công ty được chia thành 2 khối:

- Khối quản lý gồm hội đồng quản trị và 3 phòng ban chức năng. - Các chi nhánh trực thuộc.

2.1.3.2. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty

Là một công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty nên mô hình bộ máy tổ chức của công ty cấu tạo phù hợp với đặc điểm ngành nghề SXKD của công ty, mô hình tổ chức quản lý của công ty là mô hình trực tuyến - chức năng. Hệ thống quản lý trực tuyến - chức năng có đặc trưng cơ bản là vừa duy trì hệ thống trực tuyến, vừa kết hợp với việc tổ chức các bộ phận chức năng. Các bộ phận chức năng chủ yếu được tổ chức ở cấp doanh nghiệp, trong đó quyền ra mệnh lệnh quản trị thuộc cấp trưởng trực tuyến và cấp trưởng chức năng. Theo cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm 3 cấp quản lý: quản lý cấp cao, quản lý cấp trung gian và quản lý cấp cơ sở được trình bày ở hình 2.2 sau (xem trang bên).

- Hội đồng quản trị:

Gồm 6 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Có trách nhiệm quản trị công ty theo điều lệ, nghị định của Đại hội đồng cổ đông, quyết định kết quả SXKD và nộp ngân sách hàng năm. Xác định mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược, do hội đồng cổ đông thông qua.

+ Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng công ty, duyệt phương án tổ chức bộ máy, nhân sự các đơn vị trực thuộc.

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty CPPTTM Thái Nguyên

(Nguồn:Phòng kinh doanh - Công ty CPPTTM Thái Nguyên)

+ Quyết định tiền lương, tiền thưởng cho giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng và các chức danh thuộc quyền quản lý của hội đồng quản trị.

- Ban giám đốc:

+ Giám đốc công ty: Giám đốc là người quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty do hội đồng quản trị bổ nhiệm. Trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản, vật tư, tiền vốn, lao động, mạng lưới kinh doanh của công ty, chỉ đạo và điều hành và đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất giữ vững và nâng cao vai trò chủ đạo của doanh nghiệp trên địa bàn.

HỘI ĐỒNG QUẢN

TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG TCHC P. KINH DOANH P. KẾ TOÁN

+ Phó giám đốc công ty: Giúp giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thay mặt giám đốc giải quyết mọi công việc khi được giám đốc uỷ quyền.

- Phòng Tổ chức hành chính:

Tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy SXKD và bố trí nhân sự phù hợp, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho công nhân viên, quản lý hồ sơ lý lịch của CBCNV trong toàn công ty, hướng dẫn thực hiện các chính sách với CBCNV như: Tiền lương, bồi dưỡng, thi tay nghề, xét duyệt nâng lương, giải quyết các chế độ BHXH, BHYT, tuyển dụng, phê duyệt, bổ nhiệm. Ngoài gia phòng còn có chức năng lưu trữ công văn, giấy tờ, sổ sách….giải quyết các công việc hành chính cho công ty, giám sát việc thực hiện pháp luật của các thành viên trong công ty.

- Phòng Kế toán:

Tham mưu cho lãnh đạo trong công ty định hướng hoạt động SXKD ngắn, trung, dài hạn cho công ty, giao kế hoạch kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc, giúp lãnh đạo công ty chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị tổ chức thực hiện nhiệm vụ SXKD đúng pháp luật, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Tổ chức hạch toán kế toán về hoạt động SXKD của công ty theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước, lập kế hoạch về sử dụng các nguồn lực về vốn như: Vốn, tiền mặt, vật tư, tài sản giúp giám đốc thanh tra, giám sát và quản lý các nguồn vốn, đảm bảo đúng quy định của Nhà nước về quản lý tài chính. Tổng hợp báo cáo kết quả sản xuất của công ty, phân tích hoạt động kinh doanh, từ đó tham mưu cho Ban lãnh đạo những phương pháp điều hành về quản lý sản xuất công ty có hiệu quả cụ thể:

Giúp cho giám đốc biết rõ nguồn tài chính do đó việc thực hiện kế hoạch tài chính, phân bổ cho các đơn vị dưới chính xác.

+ Kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác hạch toán theo đúng chế độ quy định. Kiểm tra giám sát công ty về tài sản, nguồn vốn và phát hiện sai sót kịp thời và hạn chế những hiện tượng sai phạm về tài chính.

- Các chi nhánh trực thuộc công ty có 11 đơn vị:

Mạng lưới khu vực trong thành phố gồm các đơn vị:

+ Chi nhánh xây dựng và thương mại II + Chi nhánh thương mại tổng hợp I + Chi nhánh sửa chữa ôtô Bắc Thái + Chi nhánh thương mại Trung Tâm

Mạng lưới các đơn vị thuộc địa bàn Huyện gồm các đơn vị:

+ Chi nhánh thương mại Đồng Hỷ +Chi nhánh thương mại Võ Nhai + Chi nhánh thương mại Đại Từ + Chi nhánh thương mại Định Hoá + Chi nhánh thương mại Phú Lương + Chi nhánh thương mại Phổ Yên + Chi nhánh thương mại Phú Bình

Các đơn vị trực thuộc thực hiện chế độ hạch toán độc lập và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với công ty và Nhà nước như: Nộp thuế, BHXH…quản Các chi nhánh trực thuộc công ty đều có một giám đốc chi nhánh trực lý lao động, quản lý kinh tế theo đúng chế độ chính sách đối với Nhà nước.

Ở các địa bàn khác nhau các đơn vị tổ chức thực hiện kinh doanh có hiệu quả tổ chức lưu thông hàng hoá, đảm bảo về chất lượng, phong phú về số lượng, đa dạng về chủng loại phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Thực hiện công tác kế toán tại văn phòng công ty gồm 5 cán bộ kế toán: 01 kế toán trưởng, 01 phó phòng kế toán và 03 nhân viên phụ trách các phần hạch toán kế toán. Phòng được trang bị 03 máy vi tính phục vụ cho công

tác kế toán, đội ngũ cán bộ phòng kế toán đều có trình độ Đại học. Cụ thể chức năng nhiệm vụ của từng người như sau:

Hình 2.3: Sơ đồ bộ máy kế toán thuộc phòng Kế toán của Công ty CPPTTM Thái Nguyên

(Nguồn:Phòng kinh doanh - Công ty CPPTTM Thái Nguyên)

- Kế toán trưởng: Phụ trách chung về tổ chức công tác kế hoạch kế toán của phòng cũng như công tác kế hoạch kế toán của toàn công ty, có trách nhiệm hướng dẫn kế toán viên thực hiện đúng chế độ kế toán thống kê, là người chịu trách nhiệm trước nhà nước và Ban giám đốc về công tác tài chính kế toán của toàn công ty, đôn đốc kiểm tra số liệu quyết toán theo định kỳ, quý, năm.

- Kế toán tổng hợp: Là phó phòng kế toán có trách nhiệm tổng hợp quyết toán của toàn công ty, đồng thời là kế toán thanh toán theo dõi tình hình

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA VIỆC LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO DOANH NGHIỆP (Trang 49 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w