- Về ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp KCN, KCX, KCNC:
3.3.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách, định hướng cải cách thuế Công tác tuyên truyền chính sách, định hướng cải cách thuế phải được tiến
Công tác tuyên truyền chính sách, định hướng cải cách thuế phải được tiến
hành thường xuyên và có hệ thống đối với đối tượng nộp thuế và đối với toàn xã hội nhằm tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân.
Việc tuyên truyền, hướng dẫn về chính sách thuế TNDN mới một cách kịp thời đến các doanh nghiệp, các nhà đầu tư là rất quan trọng. Qua đó giúp các nhà đầu tư, các doanh nghiệp hiểu rõ về chính sách thuế mới, giúp họ thực hiện theo đúng pháp luật. Khi nào chính sách thuế TNDN được các doanh nghiệp nắm rõ và nghiêm túc chấp hành thì khi đó chính sách thuế đó mới đi vào cuộc sống và việc hoạch định chính sách thực sự có hiệu quả. Thuế TNDN là một công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước, và mọi doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh đều phải có trách nhiệm đóng thuế để đảm bảo việc thi hành các chính sách của Nhà nước, vì số thu từ thuế phục vụ cho lợi ích chung của toàn xã hội. Do vậy, chính sách thuế TNDN phải được phổ biến cho mọi người dân được biết và để họ nhận ra nghĩa vụ phải chấp hành của mình. Các nhà làm luật phải thường xuyên tổ chức các diễn đàn về chính sách thuế với các doanh nghiệp, và gửi các công văn hướng dẫn đến các doanh nghiệp để họ có thể giải đáp những thắc mắc của mình. Bên cạnh đó, việc sửa đổi bổ sung luật thuế TNDN nhằm tuân thủ nguyên lý có hệ thống và logic khoa học của luật thuế về thực chất không làm thay đổi gánh nặng thuế khoá lại gây tâm lý không ổn định đối với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Vì vậy, để thực hiện chương trình hoàn thiện cải cách có hiệu quả, lộ trình cải cách hoặc thay đổi bổ sung nên được công khai để các doanh nghiệp yên tâm hoạch định chiến lược hoạt động của họ trong từng giai đoạn. Do vậy, công tác tuyên truyền chính sách và định hướng cải cách chính sách thuế cần được coi như là một điều kiện
phải được coi trọng phát triển
Dịch vụ tư vấn thuế là dịch vụ cung cấp các thông tin, kiến thức, cách xử lý các mối quan hệ liên quan đến đối tượng nộp thuế, tính thuế, thuế suất, thủ tục khai nộp thuế, điều kiện miễn giảm thuế, hoàn thuế... cho đối tượng phải nộp thuế có nhu cầu tư vấn về thuế. Dịch vụ tư vấn thuế tồn tại dưới hai dạng chủ yếu là dịch vụ tư vấn công do các cơ quan thuế cung cấp cho đối tượng nộp thuế để họ thực hiện tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước và dịch vụ tư do các tổ chức, nhà tư vấn thuế cung cấp cho khách hàng theo hợp đồng.
Trong thời gian vừa qua, Tổng cục thuế đã tiến hành cho phát triển thí điểm mô hình tư vấn thuế công do các Cục thuế thực hiện ở năm địa phương là TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, An Giang và Hà Nội. Qua hơn một năm thí điểm, kết quả cho thấy là các đối tượng nộp thuế rất ủng hộ mô hình này vì công tác tập huấn tuyên truyền không thể đáp ứng hết được các thắc mắc cụ thể, muôn hình, muôn vẻ của các doanh nghiệp. Tuy nhiên hoạt động tư vấn thuế ở nước ta hiện nay gần như mới chỉ đang trong quá trình vận hành. Trong những năm tới, khi hệ thống chính sách thuế được dần dần hoàn thiện, nhu cầu đòi hỏi hoạt động dịch vụ tư vấn thuế sẽ ngày càng bức xúc. Nhà nước cần phải có những biện pháp hỗ trợ tích cực cả về mặt hành lang pháp lý lẫn những điều kiện vật chất ban đầu để, trước hết, phát triển dịch vụ tư vấn thuế công, sau nữa, là phát triển dịch vụ tư vấn thuế độc lập nhằm giúp các đối tượng nộp thuế có điều kiện thực hiện tốt nghĩa vụ thuế của Nhà nước nói chung và thuế TNDN nói riêng.
Hoạt động tư vấn thuế cần được đẩy mạnh phát triển, phù hợp với chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2001-2010 nhưng để cho hoạt động này không rơi vào tình trạng hình thức, kém hiệu quả, chúng ta cần quan tâm đến các vấn đề sau:
- Phải đảm bảo thông tin tư vấn trở thành thông tin chính thống, có tác dụng định hướng đúng đắn về pháp luật thuế để các đối tượng thuế sử dụng có hiệu quả nhất.
- Người làm tư vấn phải chịu trách nhiệm về những thông tin, ý kiến tư vấn của mình, theo đó đảm bảo độ tin cậy của thông tin tư vấn và vai trò của tư vấn mới ngày càng được nâng cao.
nghiệp, sử dụng nhiều hình thức tư vấn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại chưa được phổ biến (như tư vấn qua điện thoại, fax, tư vấn qua mạng thông tin internet...), một trang Web tư vấn hay một hộp thư tự động giải đáp những thắc mắc thuộc nội dung các luật thuế và quản lý thu thuế là cần thiết để nâng cao hiệu quả tư vấn.
- Các chuyên gia tư vấn hiện nay không chỉ thiếu về số lượng mà năng lực tư vấn cũng còn là một vấn đề bất cập. Do vậy, để thúc đẩy dịch vụ tư vấn thuế phát triển thì cần phải quan tâm đến việc đào tạo, nâng cao năng lực cho các chuyên gia, cán bộ làm công tác tư vấn thuế; đẩy mạnh hội nhập trong lĩnh vực thuế bằng việc tạo điều kiện cho các tổ chức tư vấn thuế trong nước thuê chuyên gia nước ngoài vào làm việc.
- Tăng cường công tác tuyên truyền cho các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tư vấn thuế trong hoạt động của mình như là một biện pháp minh bạch hóa tình hình tài chính doanh nghiệp và chấp hành tốt nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
Trải qua quá trình phát triển, hệ thống thuế của nước ta trong đó có thuế TNDN không ngừng được sửa đổi, bổ sung, cải cách và đổi mới để thích nghi với sự vận động của nền kinh tế.
Luật thuế TNDN mới ra đời đã đáp ứng được yêu cầu của đông đảo các doanh nghiệp là tạo ra một mặt bằng phát lý chung về thuế TNDN cho mọi thành phần kinh tế, không phân biệt DNTN với DN có vốn ĐTNN; thực sự tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng; đáp ứng nguyên tắc không phân biệt đối xử tạo điều kiện cho Việt Nam gia nhập tổ chức WTO và hội nhập quốc tế.
Thông qua việc nghiên cứu chính sách thuế TNDN dưới góc độ pháp luật của thuế, bằng phương pháp định tính, định lượng, phương pháp tư duy khoa học và logic, chuyên đề đã đạt được các kết quả sau:
Thứ nhất : nghiên cứu một cách toàn diện về thuế TNDN trên thế giới và ở Việt Nam; kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong quá trình hoàn thiện chính sách thuế TNDN, những tiến bộ mà Việt Nam cần học hỏi.
Thứ hai: Nêu nên được thực trạng của việc áp dụng chính sách thuế TNDN ở nước ta, kết quả thu thuế và ưu đãi thuế TNDN từ khi có luật thuế TNDN đến nay. Đồng thời đánh giá những mặt tích cực và đưa ra những hạn chế của chính sách thuế mới.
Và cuối cùng quan trọng nhất là chuyên đề đã đưa ra các mục tiêu cần đạt được của thuế TNDN trong thời gian tới, và đề xuất một số biện pháp sửa đổi, bổ sung luật thuế TNDN cũng như các điều kiện để thực hiện chính sách Thuế TNDN được tốt hơn.
Về bản thân khi nghiên cứu chuyên đề này em cũng đã tiếp cận được có hệ thống hơn cả về phương diện lý luận và thực tiễn của chính sách thuế TNDN nói riêng và hệ thống thuế nói chung. Qua chuyên đề này, em muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc tuyên truyền chính sách thuế TNDN mới, đồng thời đưa ra
giải đáp các thắc mắc và góp ý của các cô, chú, trong Phòng chính sách thuế I - Vụ chính sách thuế- Bộ tài chính. Cũng qua chuyên đề này, em xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo hướng dẫn và các cô, chú trong Phòng chính sách thuế I. Em cũng rất mong tiếp tục nhận được sự đóng góp ý kiến, sự phê bình của các thầy cô giáo và những người quan tâm để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2004
Sinh viên
2. Bộ tài chính, 2003, Các văn bản pháp luật về kế toán, thống kê thuế, NXB tài chính.
3. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, 2003, Hướng dẫn thực hiện luật kế toán
và thuế mới, NXB Tài chính.
4. Thuế và cải cách thuế ở nước ta, 2002, NXB Tài chính.
5. Một số kinh nghiệm cải cách tài chính ở Trung Quốc, 1999.
6. Báo cáo Vụ về đề án sửa đổi Luật thuế TNDN ngày 07/05/2002 của phòng chính sách thuế.
7. Báo cáo gửi Thủ tướng chính phủ về định hướng xử lý các kiến nghị về chính sách thuế mới của Bộ tài chính ngày 18/03/2004.
8. Báo cáo của Bộ tài chính về việc thực hiện 3 luật thuế mới (tài liệu phục vụ cuộc họp Ban nghiên cứu của Thủ tướng chính phủ ngày 11/3/2004).
9. Báo cáo đánh giá kết quả thu quý I/2004 và các biện pháp đẩy mạnh thu quý II/2004- Vụ chính sách thuế ngày 29/03/2004.
10.Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2003 - Tổng cục thuế.
11.Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2001-2010 - Tổng cục thuế 12.Tạp chí Thuế Nhà nước: Các số 1,4,5,7,8,9,10,11/2003.
13.Tạp chí tài chính: Các số 1/2002, 4,10,12/2003,1, 3/2004
14.Thông tin tài chính, thời báo tài chính và một số báo, tạp chí khác.
15. Các văn bản pháp luật về luật thuế TNDN , luật khuyến khích đầu tư trong nước, luật đầu tư nước ngoài.