Về phạm vi áp dụng thuế TNDN

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 46 - 47)

- Hộ kinh doanh cá thể

2.3.2.1. Về phạm vi áp dụng thuế TNDN

Theo quy định tại Điều 1 của Luật thuế TNDN thì đối tượng nộp thuế TNDN là rất rộng, bao gồm tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) thuộc mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế, không phân biệt hình thức kinh doanh, sản xuất, có cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ ở Việt Nam hay không, nếu có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN.

Do phải đưa cả cá nhân kinh doanh, hộ cá thể kinh doanh vào đối tượng thuế TNDN nên có hai vấn đề phát sinh:

+ Một là, tên gọi của luật sẽ không phù hợp với nội dung của luật vì “Thuế thu nhập doanh nghiệp” thì không bao hàm được các cá nhân, hộ cá thể kinh doanh. Vì vậy, tên của luật phải gọi là “Luật thuế thu nhập đối với cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ” thì mới bao hàm được cá nhân, hộ cá thể kinh doanh.

+ Hai là, việc thay đổi tên của Luật sẽ dẫn đến việc đổi tên của sắc thuế. Nếu đối tượng nộp thuế bao gồm cả cá nhân hành nghề độc lập, hộ cá thể kinh doanh thì phải gọi là thuế thu nhập đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (gọi chung là thuế thu nhập kinh doanh).

Việc đưa cá nhân hành nghề độc lập và hộ cá thể kinh doanh vào đối tượng chịu thuế TNDN là không phù hợp với thông lệ quốc tế, vì những đối tượng này theo tính chất phải là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân hay ở nước ta là thuế đối với người có thu nhập cao. Nếu theo chính sách thuế thu nhập hiện nay thì chính sách thuế đối với đối tượng là cá nhân chưa đảm bảo sự công bằng. Điều này thể hiện rõ trong trường hợp cá nhân kinh doanh thì áp dụng mức thuế suất là 28%, còn thuế đối với cá nhân có thu nhập cao theo biểu thuế lũy tiến từng phần với mức tối đa là 50%. Do vậy, nhiều trường hợp cá

nhân không kinh doanh phải nộp thuế cao hơn cá nhân kinh doanh. Điều này phản ánh sự điều tiết không bình đẳng về nghĩa vụ thuế giữa các thành viên trong xã hội, không khuyến khích lao động sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, vi phạm nguyên tắc đổi xử bình đẳng của các tổ chức quốc tế. Trong trường hợp một cá nhân vừa có thu nhập từ kinh doanh và vừa có thu nhập từ tiền lương và các khoản thu nhập khác thì bị điều chỉnh bởi 2 luật thuế khác nhau, gây ra sự phức tạp và không phù hợp với thông lệ quốc tế.

Mặt khác, thuế TNDN cũng bao gồm các cá nhân có tài sản cho thuê, tài sản chuyển nhượng điều này cũng là chưa hợp lý và nên để cho thuế tài sản điều tiết khoản thu nhập này.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w