Tạo môi trường đầu tư và kinh doanh về tổng thể là hấp dẫn, thuận lợi hơn góp phần khuyến khích đầu tư.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 42 - 44)

- Hộ kinh doanh cá thể

2.3.1.2.Tạo môi trường đầu tư và kinh doanh về tổng thể là hấp dẫn, thuận lợi hơn góp phần khuyến khích đầu tư.

lợi hơn góp phần khuyến khích đầu tư.

- Đối với ĐTTN thuế suất phổ thông giảm từ 32% xuống còn 28% và thuế

suất ưu đãi được nâng từ 15%, 20% và 25% lên tương ứng là 10%, 15% và 20%. Vì vậy đối với các nhà đầu tư trong nước ưu đãi về thuế suất là hấp dẫn hơn nhiều. Bên cạnh đó, luật mới còn bỏ quy định về nộp thuế TNDN bổ sung do lợi thế khách quan mang lại đối với các DNTN với mức thuế suất 25%. Điều này không chỉ tạo điều kiện cho các DTTN đầu tư sản xuất kinh doanh mà còn phù hợp với tình hình thực tiễn. Vì thực tế rất khó xác định thu nhập do lợi thế khách quan mang lại để đánh thuế TNDN bổ sung đồng thời không khuyến khích doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trước đây, nếu tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp cao hơn 20% thì doanh nghiệp đó phải nộp thuế TNDN bổ sung. Điều này dẫn đến việc những doanh nghiệp có trình độ tổ chức sản xuất và quản lý tốt, mang lại lợi nhuận cao thì phải nộp thuế TNDN nhiều hơn. Từ đó vô hình chung thuế lại đánh cao xuất phát từ khả năng quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp chứ không phải do lợi thế kinh doanh. Kết quả là đã có nhiều doanh nghiệp tìm cách làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm xuống để giảm số thuế TNDN bổ sung nếu có. Như vậy, việc bãi bỏ thuế TNDN bổ sung là rất hợp lý, nó giúp các doanh nghiệp phấn đấu làm ăn hiệu quả, để dành vốn đầu tư sản xuất kinh doanh.

Còn thuế suất phổ thông đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN trước kia là 25% nay áp dụng thuế suất 28%; nhưng trên thực tế nếu tính cả thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài (3%, 5% và 7%) đối với thuế suất trước đây là 25% sẽ tương ứng với các mức thuế suất là 27,25%, 28,75% và 30,25%. Vì vậy, thuế suất mới 28% là không cao hơn so với trước do việc bãi bỏ thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài theo luật mới ban hành.

- Về danh mục ngành nghề, lĩnh vực được hưởng ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định 164/2003/NĐ-CP mở rộng và phù hợp hơn với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương và tương quan so sánh giữa các địa phương trong cả nước so với ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị đinh 24/2000/NĐ-CP. Thống nhất điều kiện, mức thuế suất ưu đãi và thời gian miễn giảm thuế giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài theo mức ưu đãi cao nhất trong pháp luật hiện hành trên cơ sở lấy danh mục ưu đãi đầu tư trong nước làm chuẩn.

- Về điều kiện ưu đãi được mở rộng hơn: điều kiện lao động nới rộng hơn; bổ sung nhiều tiêu chí ưu đãi như sử dụng lao động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, xuất khẩu sản phẩm...Trước đây, các dự án ĐTNN phải sử dụng lao động từ 500 người trở lên mới thuộc diện ưu đãi; với quy định của Nghị định 164/2003/NĐ-CP chỉ cần sử dụng 20, 50 và 100 lao động (tùy theo địa bàn được hưởng ưu đãi đầu tư) đã được hưởng ưu đãi .

- Thời hạn ưu đãi về miễn giảm thuế tăng thêm: thời hạn miễn thuế

cho các dự án ĐTNN trước đây tối đa là 4 năm; giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo; nay thời hạn miễn giảm thuế tối đa là 4 năm; giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Với chính sách thuế ưu đãi ngày càng được nới rộng đã trực tiếp khuyến khích các tổ chức kinh tế và cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Qua đó góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu, trên cơ sở khai thác có hiệu quả tài nguyên, lao động và các tiềm năng khác của đất nước, đồng thời giúp mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài. Bên cạnh đó, đảm bảo tính thống nhất về thuế suất, ưu đãi, miễn, giảm thuế giữa DNTN và doanh nghiệp có vốn ĐTNN cũng sẽ khuyến khích các DNTN đầu tư sản xuất kinh doanh, phát huy nội lực trong sự cạnh tranh bình đẳng. Thông qua ưu đãi về thuế suất và miễn, giảm thuế đã tạo điều kiện hỗ trợ về vốn và khuyến khích các nhà đầu tư thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh mới, đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng qui mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất, hướng đầu tư vào lĩnh vực, ngành nghề, vùng kinh tế theo

định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước. Như vậy, thuế TNDN thực sự trở thành công cụ điều tiết vĩ mô để khuyến khích phát triển sản xuất, khuyến khích đầu tư, sắp xếp lại cơ cầu kinh tế và khuyến khích xuất khẩu. Về lâu dài, chính sách thuế mới sẽ kích thích đầu tư mạnh mẽ và tạo được nguồn thu quan trọng và ngày càng tăng cho Ngân sách Nhà nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 42 - 44)