Về kê khai nộp thuế, quyết toán thuế

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 61 - 62)

- Về ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp KCN, KCX, KCNC:

3.2.6.Về kê khai nộp thuế, quyết toán thuế

Việc kê khai nộp thuế và quyết toán thuế nên áp dụng quy trình tự tính, tự khai, tự nộp. Việc chuyển đổi từ cơ chế doanh nghiệp tự kê khai và nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế sang cơ chế quản lý thuế mới theo phương thức : cơ sở sản xuất kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế là một bước cải cách căn bản thuế của Việt Nam đến 2010. Khác hẳn với phương thức quản lý thuế hiện tại, đây là cơ chế quản lý dựa trên sự tuân thủ, tự nguyện chấp hành pháp luật của người nộp thuế. Căn cứ vào các quy định của Luật thuế, CSKD tự kê khai, tự xác định nghĩa vụ thuế của mình và tự nộp vào NSNN thông qua kho bạc; đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác và thời hạn kê khai, nộp thuế của mình. Trong cơ chế mới này, CSKD nộp tờ khai và nộp thuế cùng một lúc mà không cần có sự can thiệp của cán bộ thuế. Tờ khai thuế được gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện đến cơ quan thuế. Tiền thuế cùng với giấy nộp tiền được nộp trực tiếp (hoặc thông qua hệ thống ngân hàng) vào kho bạc Nhà nước, sau đó sẽ được Ngân hàng hoặc kho bạc xác nhận và chuyển đến cơ quan thuế để theo dõi tình hình nộp thuế. Tất cả các thủ tục trên đều do người nộp thuế tự thực hiện, chưa có sự kiểm tra, giám sát của cơ quan thuế. Các trường hợp sai sót về số liệu kê khai (do cơ quan thuế hoặc CSKD phát hiện ) sẽ được điều chỉnh vào tờ khai của tháng phát hiện sai sót. Việc quyết toán thuế sẽ được thực hiện tại tờ khai thuế của tháng cuối năm.

Hiện nay, ngành thuế đang thí điểm áp dụng cơ chế này theo quyết định số 197/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 23/09/2003 về việc tổ chức thực hiện thí điểm cơ chế tự tính thuế, tự nộp thuế tại Cục thuế TP. Hồ Chí Minh và Cục thuế Quảng Ninh với các DNNN, DN có vốn ĐTNN và một số doanh nghiệp khác. Đó là những doanh nghiệp có ý thức chấp hành, tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế tốt trong năm qua. Đây là bước đột phá đầu tiên, trong tương lai cơ chế này sẽ phải tiếp tục được áp dụng ở nhiều cục thuế khác nhau để mở rộng thực hiện thí điểm vào năm 2005 và dự định sẽ áp dụng trong cả nước vào 2007.

thuế, kê khai và tính toán chính xác số thuế phải nộp thì rõ ràng việc phải tính toán lại của cơ quan thuế là thừa và lãng phí thời gian, công sức.

Thứ hai: Tiết kiệm chi phí quản lý hành chính về thuế

Nhờ việc hàng tháng không phải gửi hành triệu thông báo thuế mà ngành thuế tiết kiệm được chi phí giấy mực, in ấn, cước phí bưu điện... đem lại một hiệu quả kinh tế không nhỏ, bởi chi phí hành thu càng thấp thì hiệu quả công tác thuế càng được nâng cao.

Thứ ba: Nâng cao trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế

Theo quy định hiện hành, trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế đối với tính chính xác của việc tính toán số thuế phải nộp không cao bởi vì số thuế của họ phải nộp được xác định theo thông báo của cơ quan thuế. Vì vậy, có thể có tình trạng các cơ sở kinh doanh tính toán số liệu một cách qua loa, đại khái và nếu cán bộ thuế kiểm tra không kỹ thì có thể dẫn đến xác định sai số thuế phải nộp mà các cơ sở kinh doanh đó không hề có lỗi. Với cơ chế tự kê khai, đối tượng nộp thuế phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực của số liệu kê khai và cả tính chính xác của việc tính toán số thuế phải nộp. Nói cách khác, đối tượng nộp thuế được nâng cao trách nhiệm pháp lý trong việc kê khai thuế với Nhà nước.

Thứ tư: Tạo tiền đề nâng cao hiệu quả công tác của cơ quan Thuế

Nhờ việc không mất thời gian tính toán lại số thuế phải nộp của đối tượng nộp thuế và phát hành thông báo thuế, cán bộ nộp thuế có điều kiện tập trung thời gian và công sức cho các công việc quản lý khác như công tác thanh tra, kiểm tra, công tác đôn đốc thu nộp... Nhờ vậy, có điều kiện để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 61 - 62)