Chưa quy định rõ về hiệu lực pháp lý

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 49 - 51)

- Hộ kinh doanh cá thể

2.3.2.4Chưa quy định rõ về hiệu lực pháp lý

Nghị định 164 không quy định cụ thể về hiệu lực pháp lý của một số điều kiện hoặc các điều kiện có sự khác nhau giữa Nghị định 164 với các văn bản về thuế TNDN áp dụng cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Điều này đã tạo ra sự khác nhau gây khó khăn cho việc áp dụng. Cụ thể là:

- Sự thay đổi ba danh mục A, B, C chỉ là căn cứ để áp dụng thuế

TNDN trong khi các danh mục trước đây còn là cơ sở để xét duyệt một số ưu đãi đầu tư khác (Thuế nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất, thuế đất, tiền sử dụng đất...). Nghị định 164 không có điều khoản nào bãi bỏ các danh mục ban hành kèm các Nghị định đó. Đây là một sự thiếu rõ ràng và bất cập.

- Một số dự án đầu tư vào lĩnh vực, ngành nghề và địa bàn ưu đãi đầu tư trước đây nay bị loại khỏi danh mục A, B, C của Nghị định 164 thì có tiếp tục được hưởng ưu đãi đầu tư như trước hay không? Một số dự án đầu trước đây không thuộc vào lĩnh vực, ngành nghề và địa bàn ưu đãi đầu tư thì nay có được áp dụng ưu đãi mới hay không? Luật thuế mới chưa có điều khoản quy định rõ ràng về vấn đề này.

- Doanh nghiệp cổ phần hóa, giao, bán được hưởng các ưu đãi về thuế TNDN quy định tại Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Theo Nghị định 164, các ưu đãi về thuế tại Nghị định 51, 35 bị bãi bỏ hoặc được thay đổi bằng các quy định tương ứng của Nghị định 164. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hóa, giao, bán lại không phải là đối tượng điều chỉnh của Nghị

định 164. Do vậy, đã có sự thiếu rõ ràng trong việc ưu đãi thuế đối với các đối tượng nói trên.

- Việc bãi bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài chưa được quy định cụ thể đối với các dự án đầu tư trước ngày 01/01/2004. Do vậy, đã nảy sinh hai quan điểm:

+ Quan điểm thứ nhất là: những doanh nghiệp có vốn ĐTNN được cấp giấy phép đầu tư trước ngày 01/01/2004 vẫn bị áp dụng đánh thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, còn những doanh nghiệp được cấp giấy phép đầu tư sau ngày 01/01/2004 thì không phải nộp khoản thuế này.

+ Quan điểm thứ hai là: việc bãi bỏ thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài áp dụng cho mọi doanh nghiệp có vốn ĐTNN kể cả trước và sau ngày 01/01/2004.

2.3.2.5 Về ưu đãi, miễn, giảm thuế.

Với chủ trương thống nhất việc áp dụng thuế TNDN đối với DNTN và doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã tạo ra một bước tiến quan trọng trong lộ trình hướng tới xây dựng một mặt bằng pháp lý chung cho DNTN và doanh nghiệp có vốn ĐTNN đáp ứng điều kiện gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên luật thuế mới còn tồn tại một số điểm kém hấp dẫn, chưa rõ ràng và thiếu tính đồng bộ. Các vướng mắc tập trung chủ yếu vào mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn giảm thuế, điều kiện ưu đãi miễn giảm đối với các DNTN và doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Đặc biệt tập trung vào 3 danh mục khuyến khích đầu tư của Nghị định 164/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật thuế TNDN sửa đổi bổ sung 2003. Ba danh mục khuyến khích đầu tư này được áp dụng chung cho cả DNTN và DN có vốn ĐTNN thay vì trước đây, việc khuyến khích đầu tư đối với DN có vốn ĐTNN áp dụng theo luật ĐTNN còn với các DNTN áp dụng theo luật KKĐTTN. Các danh mục ban hành kèm theo Nghị định 27 hướng dẫn thi hành luật ĐTNN được thiết kế theo mức độ thu hút vốn đầu tư nước ngoài; trong khi đó các danh mục ban hành kèm theo nghị định 35 hướng dẫn thi hành luật KKĐTTN được thiết kế theo yêu cầu của khuyến khích đầu tư trong nước. Nay chúng ta ghép chung các danh mục này để áp dụng việc khuyến khích đầu tư chung cho cả DNTN và DN có vốn ĐTNN. Chính sự ghép chung này đã tạo ra nhiều bất cập, vướng mắc.

Các danh mục của các Nghị định 24 và 27 (ĐTNN); Nghị định 51 và 35 (KKĐTTN); Nghị định 164 (Thuế TNDN) NĐ 24 và 27 NĐ 51 và 35 NĐ 164 - Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư - Danh mục lĩnh vực

khuyến khích đầu tư

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 49 - 51)