- Hộ kinh doanh cá thể
2.3.1.1. Chính sách thuế TNDN đã thống nhất trong cơ chế ưu đãi thuế đáp ứng được yêu cầu không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và
ứng được yêu cầu không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Nội dung Luật thuế TNDN sửa đổi lần này thể hiện sự thống nhất về chính sách thuế áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Đây là một chủ trương lớn khi ban hành luật thuế TNDN mới áp dụng từ ngày 01/01/2004; thể hiện sự rõ ràng, minh bạch trong chính sách theo yêu cầu của IMF, tạo tiền đề thuận lợi cho Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế thế giới. Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta đã trải qua 8 vòng đàm phán với các thành viên của WTO nhằm gia nhập vào tổ chức này vào năm 2005, thì nguyên tắc không phân biệt thuế TNDN giữa đầu tư trong nước và nước ngoài là một nguyên tắc cần thiết đáp ứng điều kiện gia nhập WTO. Sự không phân biệt đối xử thể hiện:
- Đảm bảo tính thống nhất về thuế suất:
Theo Luật thuế TNDN năm 1997 thì thuế suất phổ thông và thuế suất ưu đãi áp dụng với DNTN và doanh nghiệp có vốn ĐTNN, điều này không có sự đồng nhất. Đối với DNTN, thuế suất phổ thông là 32%; thuế suất ưu đãi là 25%, 20% và 15%. Đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN, thuế suất phổ thông là 25%; thuế suất ưu đãi là 20%, 15% và 10%. Điều này không đảm bảo sự bình đẳng về nghĩa vụ thuế và cạnh tranh trong cơ chế thị trường, không phù hợp với tình hình cạnh tranh quốc tế hiện nay để thu hút đầu tư nước ngoài.
Nhưng theo Luật thuế mới năm 2003 đã thống nhất mức thuế suất chung là 28% đối với DNTN và doanh nghiệp có vốn ĐTNN không chỉ tạo ra sự bình đẳng mà còn giúp nước ta có điều kiện cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư nước ngoài so với các nước khác trong khu vực (Trung Quốc áp dụng thuế suất chung là 33%, Thái Lan là 30%, Philippin là 32%...)
- Đảm bảo tính thống nhất về lĩnh vực ngành nghề, địa bàn khuyến khích đầu tư thể hiện ở việc ban hành danh mục A,B và C ban hành kèm Nghị định 164/2003/NĐ-CP:
Theo đó việc ưu đãi về thuế suất, về miễn, giảm thuế TNDN theo lĩnh vực và địa bàn khuyến khích đầu tư sẽ được cụ thể hóa tại 3 danh mục A,B và C của Nghị định 164; bãi bỏ các quy định ưu đãi về thuế suất, về miễn, giảm thuế TNDN tại các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích ĐTTN và Luật ĐTNN.
Trước đây, trong lĩnh vực khuyến khích ĐTNN, danh mục khuyến khích đầu tư được chia thành 2 cấp độ là khuyến khích đầu tư và đặc biệt khuyến khích đầu tư. Đối với lĩnh vực khuyến khích đầu tư trong nước thì chỉ có một cấp độ là khuyến khích đầu tư. Nhằm đáp ứng yêu cầu thống nhất và bình đẳng giữa các doanh nghiệp ĐTTN và doanh nghiệp có vốn ĐTNN; đáp ứng cho việc gia nhập WTO, Nghị định 164/2003/NĐ-CP đã thông nhất nội dung danh mục A(về ngành nghề lĩnh vực được hưởng ưu đãi đầu tư) theo nguyên tắc: lấy căn cứ chính là danh mục A của lĩnh vực khuyến khích đầu tư trong nước; đồng thời bổ sung thêm ngành nghề vẫn cần khuyến khích đầu tư nước ngoài.
- Với danh mục B (danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được hưởng ưu đãi đầu tư) và danh mục C (danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng ưu đãi đầu tư) ban hành kèm Nghị định 164/2003/NĐ-CP được thống nhất dựa trên danh mục địa bàn B và C của lĩnh vực khuyến khích đầu tư trong nước có kết hợp rà soát lại danh mục địa bàn của lĩnh vực khuyến khích đầu tư nước ngoài.
Thuế TNDN sửa đổi, bổ sung áp dụng cho mọi thành phần kinh tế, tầng lớp dân cư nên góp phần xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế,
đặc biệt là thành phần kinh tế trong và ngoài nước; từng bước đảm bảo sự bình đẳng, công bằng xã hội, thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế.