Giải pháp huy động vốn từ TDNH.

Một phần của tài liệu 418 Một số giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế Biển Bình Thuận giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 57 - 58)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN BÌNH THUẬN 2006-2010.

3.4.2.2 Giải pháp huy động vốn từ TDNH.

Từ thực trạng vốn tín dụng ngân hàng đáp ứng cho sự phát triển của các ngành kinh tế biển Bình Thuận trong thời gian qua cho thấy; mặc dù vốn tín dụng cĩ sự gia tăng qua các năm, song mức độ đáp ứng nhu cầu cịn hạn chế, tốc độ cho vay tăng chậm hơn so với các ngành khác và chưa tương xứng với tiềm năng, hay nĩi một cách khác hơn các ngành kinh tế biển khĩ tiếp cận được với các nguồn vốn tín dụng.

Do vậy, để cĩ thể huy động vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển cho các ngành kinh tế biển cần thực hiện các giải pháp sau:

Sở Thủy sản, Sở Du lịch cần cĩ sự phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh để ký kết các chương trình liên tịch về đầu tư vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong đĩ, ưu tiên cho vay vốn đầu tư đối với các dự án thuộc ngành Thủy sản như các dự án chuyển đổi cơ cấu thuyền nghề khai thác hải sản theo hướng cơng suất lớn, trang bị hiện đại, khai thác xa bờ; các dự án đầu tư tàu thuyền dịch vụ hậu cần trên biển, các dự án ứng dụng cơng nghệ tiên tiến bảo quản sản phẩm sau khai thác, các dự án đổi mới cơng nghệ chế biến hải sản, các dự án nuơi trồng thủy sản theo hình thức cơng nghiệp cĩ quy mơ lớn và các dự án thuộc ngành Du lịch ven biển như các dự án xây dựng các khu vui chơi, giải trí ven biển, các trung tâm thương mại, dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh. Ngồi chi nhánh của các ngân hàng thương mại quốc doanh hiện cĩ cần khuyến khích thành lập các ngân hàng thương mại cổ phần, hoặc lập chi nhánh của các ngân hàng cổ phần trên địa bàn thành phố Phan Thiết. Đồng thời, các ngân hàng nên mở các chi nhánh hay phịng giao dịch trên địa bàn các huyện thị trong tỉnh, vì hiện nay mới chỉ cĩ ngân hàng nơng nghiệp là cĩ các chi nhánh ở các huyện, ngân hàng cơng thương thì chỉ cĩ hai phịng giao dịch ở Tuy Phong và Hàm Tân, do vậy các doanh nghiệp rất khĩ tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Cần nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng bằng cách phát hành đa dạng các loại kỳ phiếu, tín phiếu, tiền gởi tiết kiệm, mở rộng phương thức thanh tốn qua ngân hàng. Tập trung nguồn vốn huy động để đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn, đơn giản hố thủ tục, linh hoạt trong cơ chế bảo đảm tiền vay để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn đầu tư từ ngân hàng dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu 418 Một số giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế Biển Bình Thuận giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)