Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế biển Bình Thuận 1 Huy động vốn từ NSNN.

Một phần của tài liệu 418 Một số giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế Biển Bình Thuận giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 31 - 34)

2.2.1 Huy động vốn từ NSNN.

Thực hiện chủ trương huy động tối đa các nguồn vốn vào ngân sách nhà nước, những năm qua, Bình Thuận đã cĩ nhiều nỗ lực trong cơng tác thu ngân sách nhà nước. Tổng thu NSNN 5 năm từ năm 2000 đến năm 2004 đạt 4.609 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 26,08%. Trong đĩ, thu ngân sách địa phương đạt 2.485 tỷ đồng, bình quân tăng 36,54%/năm. Kết qủa thu ngân sách địa phương đã cĩ sự gia tăng đều qua các năm, nhưng do cơ cấu kinh tế của tỉnh vẫn thiên về khu vực nơng lâm ngư nghiệp, chưa cĩ sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực cơng nghiệp và dịch vụ, do vậy nguồn thu ngân sách thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu chi ngân sách nên Bình Thuận vẫn là một tỉnh nhận trợ cấp từ NSTW. Khoản trợ cấp từ NSTW từ năm 2000 đến năm 2004 là 2.122 tỷ đồng, chiếm 45,64% trong tổng số thu NSNN. Mức động viên thu nhập vào ngân sách cịn thấp, bình quân đạt 11, 07% GDP trong 5 năm qua.

Nguồn thu ngân sách của tỉnh chủ yếu được sử dụng để chi cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Trong đĩ, nhiệm vụ chi đầu tư phát triển là rất quan trọng và cấp thiết nhằm phát triển kinh tế địa phương và tạo ra nguồn thu lớn hơn cho những năm tiếp theo.

Bảng 2.1 CHI NGÂN SÁCH TỈNH BÌNH THUẬN

Đơn vị tính: Tỷ đồng CHỈ TIÊU 2000 2001 2002 2003 2004 KH2005 CHI NGÂN SÁCH TỈNH 581 803 796 1.034 1.502 1.875 - Chi đầu tư phát triển 151 302 198 375 635 710 Tỷ trọng (%) 25,98 37,61 24,87 36,27 42,28 37,87

- Chi thường xuyên 430 501 598 659 867 1.165

Tỷ trọng (%) 74,02 62,39 75,13 63,73 57,72 62,13

(Nguồn Kho bạc NN Bình Thuận)

Chi ngân sách địa phương trong 5 năm từ 2000 đến 2004 đạt 4.716 tỷ đồng, trong đĩ chi đầu tư phát triển là 1.661 Tỷ đồng, chiếm 35,22% trên tổng chi ngân sách địa phương. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách của tỉnh cĩ sự gia tăng đáng kể từ 25,98% năm 2000 đã tăng lên 42,28% vào năm 2004. Điều này cho thấy, chi ngân sách đã từng bước coi trọng chi cho đầu tư phát triển và tập trung vốn cho các cơng trình trọng điểm quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đồng thời gĩp phần tạo nguồn thu ngân sách.

Chi đầu tư phát triển chủ yếu là chi đầu tư cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế. Đối với việc phát triển các ngành kinh tế biển, việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng cũng đã được Tỉnh đặc biệt quan tâm, từ năm 2000 đến năm 2005 lượng vốn đầu tư đạt 611,691 tỷ đồng, tập trung vào việc hồn chỉnh đường giao thơng trong tỉnh, xây dựng khu cơng nghiệp chế biến thủy sản, khu neo đậu tàu thuyền tránh bão, nạo vét, xây dựng các kè sơng, trong đĩ đầu tư cho hạ tầng thủy sản đạt 213,458 tỷ đồng, hạ tầng du lịch và giao thơng ven biển 140,635 tỷ đồng, hệ thống cấp, thốt nước 225,729 tỷ đồng, các cơng trình khác 31,869 tỷ đồng.

Ngồi ra, bằng nguồn vốn của chương trình Biển Đơng – Hải đảo và vốn NSTW đã đầu tư cho hạ tầng kinh tế biển là 56,016 tỷ đồng.

Bảng 2.2 CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀO HẠ TẦNG KINH TẾ BIỂN BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2000-2005

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU TỔNG VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN 2000 - 2005 CÁC DỰ ÁN DO ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ

TỔNG SỐ 828.890 611.691

1. Dự án hồn thành 491.541 405.889 - Nạo vét chỉnh trị cửa sơng Lũy 36.463 36.463 - Nạo vét chỉnh trị cửa sơng Dinh 19.489 19.489 - Hệ thống cấp nước thành phố Phan Thiết 169.000 169.000 - Đường Mũi Né – Lương Sơn- Suối Nước 57.000 30.950 - Đường Thuận Qúy – Tân Thành 27.148 3.620

- Đường Mũi Né – Hồ Thắng 43.232 27.228

- Đường ven biển - nội bộ trong khu du lịch 52.350 52.350 - Khu neo đậu tàu thuyền tránh bão Phú Hải 64.390 44.320 - Đầu tư trang thiết bị phủ sĩng truyền hình 22.469 22.469 2. Dự án chuyển tiếp 337.349 205.802 - KCN chế biến thủy sản Nam Phan Thiết 34.308 16.700 - Khu neo đậu tránh bão Liên Hương 21.249 8.000

- Kè sơng Phước Thể 22.461 9.195

- Kè bờ sơng Cà Ty 74.291 62.291

- Kè thượng lưu cầu Dục Thanh 24.620 17.000 - Các tuyến đường giao thơng ven biển 53.695 26.487 - Hệ thống thốt nước Phan Thiết 86.729 56.729 - Cơng viên Bảo tàng HCM chi nhánh BT 19.996 9.400

CÁC DỰ ÁN DO TRUNG ƯƠNG ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN

CHỈ TIÊU THỰC HIỆN

2000-2005 - Cảng Phú Qúy giai đoạn 2 ( vốn Biển đơng - Hải đảo) 44.750 - Cơ sở hạ tầng đảo Cù Lao Cau ( vốn Biển đơng - Hải đảo) 7.890

- Quốc lộ 55 kéo dài (vốn NSTW) 3.376

(Nguồn : Kho bạc NN Bình Thuận)

Như vậy, bằng nguồn vốn NSNN đầu tư cho phát triển kinh tế biển, cĩ thể thấy cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển Thủy sản và Du lịch biển đã cĩ sự thay đổi khá rõ nét đáp ứng được phần nào nhu cầu cho đầu tư phát triển. Hệ thống đường bộ gồm các quốc lộ 1A, quốc lộ 55, quốc lộ 28 nối liền Bình Thuận với các tỉnh lận cận đã được nâng cấp khá tốt, các tuyến tỉnh lộ gồm 7 tuyến với chiều dài 238 km nối trung tâm các huyện với Tỉnh và các tuyến giao thơng ven biển cĩ vai trị quan trọng cho sự phát triển du lịch đã và đang được đầu tư xây dựng. Các cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền tránh bão, khu cơng nghiệp đã dần đi vào hoạt động. Hệ thống thơng tin liên lạc, mạng bưu chính viễn thơng cũng đã được đầu tư nâng cấp đáp ứng nhu cầu thơng tin liên lạc của nhân dân và du khách.

Tuy nhiên trong qúa trình đầu tư và xây dựng đã nổi lên một số tồn tại như: dự án cịn dàn trải, vốn cịn thiếu và giải ngân cịn hạn chế, tiến độ thi cơng chậm, kéo dài làm lỡ cơ hội thu hút đầu tư.

Một phần của tài liệu 418 Một số giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế Biển Bình Thuận giai đoạn 2006 – 2010 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)