Tác động của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu 239 Các giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa (Trang 50 - 51)

cả nước và các vùng lân cận.

Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IX đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời kỳ 2001-2010 và mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam trở thành nước cơng nghiệp. Theo dự kiến kế hoạch 5 năm 2006-2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước là 7,5%-8,0% và dự báo thời kỳ 2011-2020 khoảng 7,0%-7,5%. Cơ cấu ngành kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng cơng nghiệp và dịch vụ và đến năm 2010 cơng nghiệp chiếm 47%, dịch vụ chiếm 35%, nơng nghiệp giảm xuống cịn 18%; đến năm 2020 tỷ trọng cơng nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 90%, GDP đầu người khoảng 2.000 USD...

Với mục tiêu, chiến lược chung của cả nước, Bình Thuận cần đề ra những định hướng, mục tiêu phát triển trong thời gian đến cho phù hợp với xu thế chung và đĩng gĩp ngày càng nhiều cho việc gia tăng GDP cả nước và khu vực miền Trung.

Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về miền Trung đã xác định những phương hướng cơ bản của vùng và tạo cơ hội đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong vùng. Theo đĩ, cơ cấu kinh tế vùng cĩ sự chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hố - hiện đại hĩa. Mức tăng tổng sản phẩm trong vùng khoảng 8 – 9% thời kỳ 2001-2010. GDP đầu người năm 2010 bằng 2,2 lần năm 2000. Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với kinh tế cửa khẩu; kinh tế gị đồi phía Tây gắn với phát triển kinh tế dọc đường Hồ Chí Minh qua vùng, hình thành các khu kinh tế ven biển gắn với tuyến trục và các khu đơ thị (liên quan đến Bình Thuận, Nghị quyết nêu rõ cần gắn sự phát triển của Tỉnh với Lâm Đồng và vùng Đơng Nam Bộ). Nâng cao chất lượng sản phẩm mà vùng cĩ lợi thế cạnh tranh.

Nghị quyết cũng nêu rõ những giải pháp, chính sách phát triển như tạo điều kiện tối đa cho vùng kinh tế phát triển theo hướng mở bằng các điều kiện và chính sách ưu đãi để thu hút vốn đầu tư nước ngồi; tăng cường đầu tư của nhà nước gồm cả vốn ngân sách tập trung và vốn tín dụng; đổi mới cơ cấu và sử dụng cĩ hiệu quả vốn đầu tư; tăng cường hợp tác liên tỉnh; đồng bộ về các chính sách, chỉ đạo và điều hành thực hiện quy hoạch, kế hoạch.

Nội dung Nghị quyết trên là những định hướng cơ bản để Tỉnh lập quy hoạch và đề ra các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 theo hướng xây dựng Bình Thuận trở thành một cực phát triển ở Nam Trung Bộ.

Một phần của tài liệu 239 Các giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)