Huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư

Một phần của tài liệu 239 Các giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa (Trang 59 - 71)

Hiện nay vốn trở thành nhân tố cơ bản của quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta. Việc huy động và sử dụng cĩ hiệu quả các nguồn vốn phát triển kinh tế cĩ liên quan chặt chẽ đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, cũng như các chính sách của nhà nước. Các chính sách, giải pháp tài chính cho việc huy động và sử dụng vốn phải hướng đến mục tiêu xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa tiết kiệm và phân bổ vốn đầu tư hợp lý, hiệu quả.

Huy động vốn cung ứng cho nền kinh tế phải kết hợp hài hồ giữa vốn trong nước và vốn nước ngồi, đi đơi với việc khuyến khích mạnh mẽ đầu tư sản xuất gắn chặt với chủ trương nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Để phát triển kinh tế, nếu chỉ dựa vào ngân sách nhà nước thì chưa đủ, mà cần phải huy động tối đa các nguồn vốn khác ngồi xã hội. Nhà nước sử

dụng chính sách, cơ chế thích hợp và ngân sách để định hướng, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế ngồi quốc doanh bỏ vốn đầu phát triển sản xuất kinh doanh. Từ đĩ, thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng vạch ra.

3.3.2.1. Đối với vốn trong nước.

Vốn đầu tư trong nước trên địa bàn Tỉnh thời gian qua chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư tồn xã hội. Giá trị huy động qua các năm ngày càng gia tăng. Đến năm 2005, tổng số vốn huy động được từ các tổ chức, doanh nghiệp ngồi quốc doanh và dân cư là 1.900 tỷ động (chiếm trên 50% tổng vốn đầu tư tồn xã hội).

Bảng 3.3: Vốn đầu tư ngồi quốc doanh và vốn nước ngồi 2001-2005 (ĐVT: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005

Tổng vốn đầu tư tồn xã hội Trong đĩ:

1.086 1.405 1.601 2.426 3.499

1. Vốn ngồi quốc doanh 618 989 1.154 1.260 1.900

Tổ chức, doanh nghiệp 462 671 756 820 1.200 Dân cư 156 318 398 440 700 2. Vốn nước ngồi FDI 32 33 26 63 93 ODA 87 109 52 111 54 Khác 11 13 11 14 11

Nguồn: Niên giám thống kê và Sở Kế hoạch Đầu tư Bình Thuận

Để đáp ứng nhu cầu cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn tới (như đã phân tích tại Điểm 3.3.1), cần cĩ những giải pháp tích cực để huy động ngày càng nhiều nguồn trong xã hội và phân bổ chúng một cách hợp cho đầu tư.

3.3.2.1.1. Cải tiến cơng tác huy động, cho vay vốn qua hệ thống ngân hàng.

Vấn đề huy động vốn và cho vay qua hệ thống ngân hàng cần phải xuất phát từ nhận thức đầy đủ và chính xác vai trị của nĩ: trên phạm vi tồn cầu, hệ thống ngân hàng đã, đang và vẫn là kênh quan trọng nhất trong việc huy động và phân bổ cĩ hiệu quả các nguồn lực tài chính cho sản xuất kinh

doanh. Vai trị này càng cĩ ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước chưa cĩ hoặc chưa cĩ thị trường vốn dài hạn phát triển.

Cải tiến hệ thống ngân hàng theo hướng lành mạnh hĩa, nâng cao uy tín của nĩ và niềm tin của xã hội đối với nĩ cĩ ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện, đặc biệt là huy động và phân bổ vốn cĩ hiệu quả. Thực tiễn thế giới và Việt Nam đã khẳng định một hệ thống ngân hàng yếu kém, thiếu lành mạnh thì khơng những hồn tồn khơng cĩ khả năng huy động, phân bổ tốt mà cịn trở thành hiểm hoạ đối với nền kinh tế.

Theo số liệu thống kê, từ 2000 đến 2004 tổng số vốn vay trung hạn và dài hạn qua hệ thống ngân hàng trên địa bàn Tỉnh là 2.700 tỷ đồng (trong đĩ khu vực dịch vụ dẫn đầu về số vốn vay với 1.253 tỷ đồng, chiếm hơn 46% tổng vốn vay). So với nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn tới (29.300 tỷ đồng), con số này chỉ bằng 9%. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra cho hệ thống ngân hàng (và các tổ chức tín dụng khác nĩi chung) trong thời gian đến là cần phải cải tiến, nâng cao chất lượng huy động vốn và cho vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Việc cải tiến phải tạo sự chuyển biến mạnh trên các phương diện:

- Củng cố niềm tin của người gởi tiền trên cơ sở thực trạng tài chính của ngân hàng phải được minh bạch, lành mạnh, và hoạt động cĩ hiệu quả (giảm và nhanh chĩng cắt bỏ các khoản nợ khĩ địi, nợ quá hạn; cĩ kế hoạch củng cố tiềm lực tài chính và đặc biệt là cơng khai hĩa tình hình tài chính ngân hàng). Điều này địi hỏi phải tăng cường cơng tác kế tốn, kiểm tốn và nâng cao hiệu quả giám sát của các cơ quan chức năng.

- Để huy động được nhiều vốn, cần đưa ra các hình thức huy động phù hợp với mức lãi suất hợp lý, củng cố lịng tin cậy của người gởi tiền.

Về cơ cấu huy động, bản thân từng ngân hàng phải chủ động nâng tỷ trọng vốn trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, đồng thời giữ thế chủ động trong cung ứng vốn và cho chính sự tồn tại, phát triển lâu dài của hệ thống ngân hàng.

- Cải cách thủ tục cho vay theo hướng đơn giản nhưng cĩ chất lượng, đồng thời nâng cao năng lực, chất lượng thâm nhập sản xuất, cơng tác thẩm định dự án, quản lý nợ của cán bộ cũng như của cả hệ thống ngân hàng nhằm đảm bảo vốn vay được sử dụng một cách cĩ hiệu quả. Đây là nền tảng đảm bảo sự an tồn cho chính ngân hàng, là cơ sở để giải tỏa phần lớn những ách tắc hiện nay trong vay vịng và huy động vốn.

Việc vay vốn của khu vực kinh tế tư nhân thời gian qua vẫn cịn nhiều khĩ khăn do cĩ sự phân biệt đối xử với các doanh nghiệp nhà nước. Do vậy, cần phải cĩ sự thay đổi trong tư tưởng và phương thức thực hiện theo hướng kiên quyết xố bỏ tình trạng đối xử khơng bình đẳng trong vay vốn giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước. Ngân hàng phải thực sự coi khu vực tư nhân là khách hàng, gắn lợi ích của ngân hàng với lợi ích của doanh nghiệp. Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp cùng tháo gỡ khĩ khăn, nâng cao khả năng vay vốn, mở rộng những tài sản cĩ thể thế chấp trong khi vay vốn của doanh nghiệp.

- Đối với các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, việc kiên quyết cải cách sắp xếp lại, cổ phần hĩa bằng các biện pháp tích cực là nhằm thực hiện nhiều mục tiêu (huy động vốn trong dân cư, hợp lý hĩa và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, phát triển thị trường chứng khốn).

3.3.2.1.2. Thực hiện cổ phần hĩa doanh nghiệp nhà nước.

Theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế, cổ phần hố là việc chuyển đổi các loại hình doanh nghiệp khơng phải cơng ty cổ phần sang hoạt động theo quy chế của cơng ty cổ phần. Từ quan niệm trên, kết hợp với điều kiện cụ thể của nước ta, cĩ thể hiểu cổ phần hĩa doanh nghiệp nhà nước là việc chuyển doanh nghiệp mà chủ sở hữu là nhà nước (doanh nghiệp đơn sở hữu) thành cơng ty cổ phần (doanh nghiệp đa sở hữu); chuyển doanh nghiệp từ chỗ hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo các quy định về cơng ty cổ phần Luật doanh nghiệp.

Chủ trương cổ phần hĩa ở nước ta xuất phát từ đường lối kinh tế và đặc điểm kinh tế xã hội hiện nay là chúng ta đang bố trí lại cơ cấu kinh tế và chuyển đổi cơ chế quản lý cho phù hợp với nền kinh tế hàng hĩa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường cĩ sự quản lý của nhà nước. Đĩ là đặc điểm lớn nhất, chi phối, quyết định mục đích, nội dung và phương thức cổ phần hĩa doanh nghiệp nhà nước. Về thực chất cổ phần hĩa ở nước ta là nhằm sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước cho hợp lý và hiệu quả, cịn việc chuyển đổi sở hữu nhà nước thành sở hữu các cổ đơng chỉ là một trong những phương tiện quan trọng để thực hiện mục đích trên. Huy động vốn của tồn xã hội để đầu tư đổi mới, phát triển doanh nghiệp là một trong

những mục tiêu quan trọng mà Đảng và nhà nước ta đặt ra cho việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành cơng ty cổ phần.

Như đã phân tích ở Chương 2, hạn chế lớn nhất của quá trình cổ phần hĩa trên địa bàn Tỉnh thời gian qua là tiến độ cổ phần hĩa cịn quá chậm, chậm cả với chỉ tiêu đề ra và cả với yêu cầu đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong tiến trình hội nhập. Cĩ nhiều nguyên nhân của sự chậm trễ trong quá trình cổ phần hĩa, cả từ phía doanh nghiệp lẫn từ sự quản lý của nhà nước. Cĩ thể kể đến các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Chính sách kinh tế của Nhà nước cịn quá nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước nên các doanh nghiệp này khơng muốn chuyển đổi. Các quy định về chế độ đối với doanh nghiệp sau cổ phần hĩa chưa cụ thể. Các quy định sửa đổi, bổ sung càng về sau thì càng cĩ nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp. Về phía Nhà nước thì những sửa đổi là hồn tồn hợp lý vì chúng sẽ khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hĩa. Tuy nhiên, về mặt tâm lý, thì các doanh nghiệp khơng muốn cổ phần hĩa sớm mà chờ đợi các quy định bổ sung sau nữa để được hưởng ưu đãi nhiều hơn.

- Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khơng cao (cĩ doanh nghiệp tỷ suất lợi nhuận trên vốn thấp hơn lãi suất ngân hàng) nên khơng thật sự thu hút các nhà đầu tư tham gia. Việc bán cổ phần ra ngồi doanh nghiệp chiếm tỷ lệ thấp do người dân chưa cĩ thĩi quen đầu tư tài chính trực tiếp hoặc cĩ tâm lý e ngại nếu mua cổ phần mức thấp thì khơng đủ điều kiện tham gia quản lý hoạt động của cơng ty cổ phần.

- Việc xác định giá trị doanh nghiệp trước khi cổ phần hĩa cịn nhiều vướng mắc. Hầu hết các doanh nghiệp đều tồn đọng những khoản cơng nợ khĩ địi của chính bản thân doanh nghiệp hoặc do kế thừa trách nhiệm khi sáp nhập, hợp nhất, do đĩ thủ tục đối chiếu, xác nhận, xử lý mất nhiều thời gian. Sự phức tạp, rối rắm và kéo dài thời gian của khâu định giá đặc biệt thể hiện rõ trong việc đánh giá lợi thế kinh doanh, khả năng sinh lời, giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp, xử lý các trường hợp giá trị tài sản trên sổ sách kế tốn quá cao so với giá thị trường (phải chờ ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính)… Những ách tắc trong khâu định giá đã làm giảm sút mong muốn cổ phần hố của chính bản thân doanh nghiệp.

- Thủ tục thuê đất của cơng ty cổ phần chậm được giải quyết.

- Chủ trương đa dạng hĩa sở hữu, cổ phần hĩa doanh nghiệp nhà nước tuy đã được quán triệt, nhưng trên thực tế tổ chức thực hiện vẫn cịn một số

cán bộ quản lý doanh nghiệp cĩ tư tưởng nấn ná, chần chừ. Các doanh nghiệp chưa thật sự chủ động trong việc tháo gỡ khĩ khăn trong tổ chức thực hiện cổ phần hĩa, mà xem đĩ là nhiệm vụ của cấp cao hơn. Cĩ doanh nghiệp sau khi chuyển sang hoạt động theo mơ hình cơng ty cổ phần chưa tích cực tìm kiếm khách hàng để bán cổ phần ra bên ngồi theo đúng cơ cấu vốn điều lệ đã được phê duyệt.

Các tồn tại trên cần phải được nhanh chĩng tháo gỡ. Vướng mắc về cơ chế, chính sách cần phải cĩ kiến nghị lên Trung ương, vướng mắc trong tổ chức thực hiện thuộc phạm vi, thẩm quyền địa phương thì chính địa phương phải tích cực và kiên quyết trong việc đưa ra giải pháp và chỉ đạo, thực hiện. Bên cạnh đĩ, cần tăng cường cơng tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về chủ trương, chế độ cổ phần hĩa cho mọi đối tượng trong xã hội để mọi người được hiểu đầy đủ và tích cực tham gia. Làm được như vậy thì chắc chắn tiến độ cổ phần hĩa doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Tỉnh sẽ được đẩy nhanh, gĩp phần khơi thơng và huy động các nguồn vốn đầu tư của xã hội. Từ đĩ, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh.

3.3.2.1.3. Khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân.

Lịch sử kinh tế thế giới đã chỉ ra rằng, kinh tế tư nhân ra đời và phát triển gắn với kinh tế hàng hĩa và cơ chế thị trường. Nĩ xuất hiện một cách khách quan, tự nhiên và ngày càng lớn mạnh cùng với sự phát triển của nền kinh tế nhờ những ưu thế vốn cĩ: sức sống tự phát và mãnh liệt, cĩ khả năng lựa chọn quy mơ thích hợp và tổ chức sản xuất tối ưu, cĩ tính đa dạng về quy mơ. Bên cạnh đĩ, tự thân kinh tế tư nhân luơn chứa đựng những yếu tố mà trong điều kiện nhất định sẽ trở thành hạn chế, kìm hãm sự phát triển của nĩ. Các hạn chế của kinh tế tư nhân thường được đề cập là hạn chế về khả năng huy động vốn, khả năng xung đột giữa lợi ích tư nhân và lợi ích xã hội, sự từ chối những lĩnh vực kinh doanh khơng đem lại lợi nhuận cao. Cần cĩ cái nhìn khách quan về khu vực kinh tế tư nhân với những ưu thế cũng như hạn chế vốn cĩ của nĩ, mới cĩ thể đánh giá đúng vai trị của nĩ trong nền kinh tế. Từ đĩ đề ra những giải pháp hữu hiệu để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân đầu tư, kinh doanh, đồng thời quản lý được được những hoạt động đĩ nhằm đảm bảo giữ vững ổn định kinh tế - chính trị - xã hội.

Đối với Bình Thuận, bên cạnh việc thực hiện tốt các chính sách chung theo quy định của Trung ương (hồn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống văn

bản quy phạm pháp luật tạo mơi trường kinh doanh thuận lợi, chính sách ưu đãi đầu tư, tín dụng, chính sách thuế, tài chính, kiểm tốn, chính sách tiền lương, thu nhập và bảo hiểm xã hội ...), nhà nước cần thực hiện các giải pháp sau để khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian đến:

Thứ nhất, tạo mơi trường kinh doanh lành mạnh cho khu vực kinh tế tư nhân thơng qua việc nâng cao vai trị, chất lượng quản lý của các cấp chính quyền địa phương. Thực tế cho thấy, sự phát triển kinh tế nĩi chung và sự lớn mạnh của kinh tế tư nhân nĩi riêng gắn chặt với vai trị quản lý của chính quyền địa phương. Vai trị của chính quyền địa phương khơng chỉ đơn thuần là thực thi linh hoạt chính sách của Trung ương hay cố gắng tạo thuận lợi, giảm chi phí giao dịch cho doanh nghiệp. Hơn tất cả là thái độ của chính quyền địa phương đối với vị trí của khu vực kinh tế tư nhân. Sự ủng hộ của chính quyền địa phương là điều mà các doanh nghiệp tư nhân rất mong đợi. Sự ủng hộ đĩ được thể hiện:

- Chính quyền địa phương chủ động hỗ trợ doanh nghiệp: Những cam kết ủng hộ phát triển kinh tế tư nhân cần thể hiện bằng hành động tích cực. Bên cạnh việc tổ chức các hội nghị hàng năm để biểu dương các doanh nghiệp làm ăn tốt, lãnh đạo Tỉnh cần chủ động, tích cực tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp theo từng vấn đề nhằm kịp thời cùng doanh nghiệp tháo gỡ khĩ khăn trong kinh doanh.

- Tính thân thiện của chính quyền đối với doanh nghiệp: Thái độ thiện chí, cởi mở của cán bộ nhà nước ở địa phương, kể từ nhân viên bảo vệ đến lãnh đạo, đều là những những nhân tố quan trọng gĩp phần làm tăng thiện cảm của nhà đầu tư đối với chính quyền. Rất nhiều chủ doanh nghiệp thống nhất rằng, chính tính thân thiện của cán bộ nhà nước, lãnh đạo các ban,

Một phần của tài liệu 239 Các giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa (Trang 59 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)