Giải pháp tại chi nhánh:

Một phần của tài liệu 498 Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Bến Tre, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương (Trang 57 - 68)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NHCT TỈNH BẾN TRE,

3.2.2. Giải pháp tại chi nhánh:

Từ kết quả đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu trong họat động của chi nhánh NHCT Bến Tre trong thời gian qua kết hợp với phân tích về những cơ hội, thách thức trong họat động của chi nhánh trong thời gian tới, tơi xin đề xuất một số giải pháp cơ bản chi nhánh cần quan tâm thực hiện nhằm đạt mục tiêu tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh trong giai đọan tới.

3.2.2.1. Cơng tác huy động vốn: Để đẩy mạnh tăng trưởng về nguồn vốn huy động, chi nhánh phải tiếp tục củng cố và phát triển màng lưới; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện đề án nâng cấp các phịng giao dịch lên chi nhánh cấp 2 nhằm tăng cường vị thế pháp lý, từng bước thành lập thêm một số phịng chức năng như phịng Nguồn vốn, phịng Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng, mở thêm một số điểm giao dịch mẫu thực hiện huy động vốn, cho vay và các dịch vụ, thực hiện tăng

thêm thời gian huy động vốn ngịai giờ hành chính, hồn chỉnh mơ hình hiện đại hĩa nhằm áp dụng các cơng nghệ ngân hàng tiên tiến, phương tiện thanh tốn hiện đại đảm bảo nhanh chĩng, chính xác cho khách hàng. Đẩy mạnh họat động huy động vốn dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, mới mẽ, đa dạng hĩa các sản phẩm dịch vụ, tăng cường các tiện ích về dịch vụ ngân hàng hổ trợ cho cơng tác huy động vốn và cho vay như kênh giao dịch qua máy ATM, internet banking…

Trong thời gian chưa đủ điều kiện thành lập phịng Nguồn vốn, Ban giám đốc chi nhánh cĩ thể tạm thời phân cơng cho phịng Kế tốn, phịng Khách hàng phối hợp với nhau để theo dõi, triển khai cơng tác huy động vốn theo những giải pháp điều hành của NHCT Việt Nam; thường xuyên phân tích thực trạng cơ cấu nguồn vốn, theo dõi đánh giá mối quan hệ với các khách hàng gởi tiền, tăng cường biện pháp tiếp thị tuyên truyền giới thiệu các hình thức huy động mới, các tiện ích và chính sách khách hàng nhằm ổn định và khơi tăng nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp và dân cư; tổ chức tập huấn bổ sung kiến thức, kinh nghiệm nghiệp vụ cho cán bộ làm cơng tác huy động vốn; Nghiên cứu đề xuất bổ sung, chỉnh sửa những bất hợp lý trong quy trình nghiệp vụ huy động vốn nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng bằng phong cách giao dịch của cán bộ và các thủ tục hợp lý.

Xuất phát từ hai nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cơng tác huy động vốn, đĩ là: thu nhập và tiện ích mà khách hàng nhâïn được khi gởi tiền vào ngân hàng, chi nhánh cần đề xuất NHCT Việt Nam cải tiến và hỗ trợ chi nhánh giải quyết một số vấn đề sau đây trong nghiệp vụ huy động vốn:

Một là về lãi suất huy động và những giá trị gia tăng cho khách hàng :

Lãi suất huy động vốn do NHCT Việt Nam qui định thời gian qua tương đối

phù hợp với mặt bằng lãi suất chung, tuy nhiên một số quy định của NHCT Việt Nam áp dụng trong trường hợp khách hàng gởi tiền cĩ kỳ hạn nhưng rút vốn trước

hạn khơng thuận tiện cho khách hàng như quy định của các ngân hàng khác, cần thay đổi cho phù hợp như :

- Trong trường hợp khách hàng chỉ cần rút một phần số tiền đã gởi thì chương trình của NHCT xử lý tất tốn tồn bộ sổ tiết kiệm, coi như khách hàng rút trước hạn tồn bộ số tiền, rồi làm thủ tục gởi số tiền cịn lại theo kỳ hạn mới. Trong khi các NH khác chỉ xử lý rút trước hạn theo số tiền mà khách hàng cần, số cịn lại được giữ nguyên kỳ hạn.

- Trước đây, nếu ngày đến hạn được rút tiền trùng vào ngày nghĩ thì khách hàng được rút tiền vào ngày làm việc trước ngày nghĩ, đặc biệt là những dịp nghĩ dài ngày như Tết Nguyên đán. Điều này khơng ảnh hưởng gì lớn đến hiệu quả kinh doanh của NHCT nhưng tạo một tác động tâm lý rất tốt đối với khách hàng. Nay chương trình giao dịch mới khơng giải quyết cho rút trước hạn như vậy, mà khách hàng phải làm thủ tục vay cầm cố thẻ tiết kiệm hoặc rút trước hạn hưởng lãi suất tiền gởi khơng kỳ hạn nên nhiều khách hàng khơng đồng tình.

Hai là về chất lượng phục vụ: gồm các vấn đề về con người và cơ sở vật chất- kỹ thuật-cơng nghệ phục vụ cho cơng tác huy động vốn.

Cơng tác huy động vốn hiện nay địi hỏi phải cĩ đội ngũ cán bộ nghiệp vụ lịch thiệp, cĩ khả năng xử lý cơng việc một cách chuyên nghiệp, hiểu rõ tính chất cơng việc và cĩ khả năng tiếp cận với cơng nghệ ngân hàng tiên tiến hiện đại; trong khi lao động của chi nhánh hiện nay vừa thiếu lại vừa yếu so với yêu cầu cơng việc.

Cơng tác huy động vốn hiện nay địi hỏi phải cĩ cơ sở khang trang, tạo sự thỗi mái cho khách hàng và ứng dụng các cơng nghệ để rút ngắn thời gian giao dịch, tạo thêm nhiều tiện ích trong thanh tốn cho khách hàng, nhưng chi nhánh khơng cĩ quyền chủ động trang bị phương tiện làm việc mà tùy thuộc vào phân bổ

của NHCT Việt Nam nên thời gian qua mức độ trang bị chưa phù hợp và kịp thời theo nhu cầu thực tế của chi nhánh.

3.2.2.2. Cơng tác cho vay:

- Để nâng cao hiệu quả đầu tư vốn tín dụng cho sản xuất nơng nghiệp, chi nhánh cần phải quan tâm nghiên cứu về các chính sách hổ trợ đối với ngành nơng nghiệp tại địa phương bởi vì hiệu quả đầu tư tín dụng cho sản xuất nơng nghiệp cĩ quan hệ mật thiết với các chính sách hỗ trợ đối với ngành này. Nếu chính sách hỗ trợ phù hợp, phát huy tốt hiệu quả thì vốn đầu tư tín dụng cũng phát huy tốt hiệu quả và ngược lại. Phải hạn chế đầu tư vốn đối với những đối tượng quá lệ thuộc vào những hổ trợ của Nhà nước như trợ giá, chi phí sử dụng đất, lãi suất vay vốn … bởi vì phương thức hổ trợ này khơng phản ánh chính xác chi phí sản xuất, giá thành, lợi nhuận sản xuất, hạn chế mục tiêu phấn đấu giảm chi phí để tăng khả năng cạnh tranh trong mơi trường hội nhập kinh tế, đồng thời cĩ thể dẫn đến tiêu cực. Chú trọng đầu tư vốn cho những đối tượng sản xuất được hưởng chính sách hỗ trợ phù hợp với tiềm năng và lợi thế phát triển của từng vùng, phương thức hỗ trợ khoa học như thơng qua đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng (giao thơng liên lạc, điện, nước, thủy lợi, …), cung cấp những dịch vụ khuyến nơng miễn phí, ưu đãi về thuế thu nhập để tăng tích lũy vốn phát triển sản xuất.

- Trong cho vay các khách hàng là doanh nghiệp cần chú trọng thẩm định về các thơng tin thị trường, phân tích cấu trúc tài chính và đặc biệt là phân tích “dịng lưu chuyển tiền tệ” trong chu kỳ họat động kinh doanh của khách hàng vay cũng như dịng tiền của dự án/phương án vay vốn. Bởi vì một cơng ty cho dù đang làm ăn cĩ lãi cũng khơng thể đảm bảo rằng dịng tiền của cơng ty đĩ đủ để duy trì các họat động cần đến sự thanh tĩan bằng tiền, cơng ty đĩ vẫn cĩ thể khơng cĩ tiền để thanh tĩan các nghĩa vụ tài chính nếu gia tăng bán hàng chậm thanh tốn hoặc đầu tư tài

sản cố định vượt nguồn vốn dài hạn. Nếu dịng tiền bị tắc nghẽn hay chỉ là thiếu hụt tạm thời thơi cũng cĩ thể dẫn đến cơng ty bị phá sản.

- Tham gia cho vay đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng bằng nhiều hình thức như: cho vay trực tiếp, cho vay hợp vốn, cho vay “bắc cầu”; tuy nhiên phải xác định rõ ai là chủ đầu tư, ai là chủ thể nhận vốn, phân bổ nhu cầu vay đến từng tổ chức, cá nhân, tránh tình trạng bao cấp tràn lan trong cho vay.

- Điều tiết lãi suất thích ứng với rủi ro trong từng lĩnh vực, từng giai đọan đầu tư. Nền kinh tế Việt Nam đang hứơng đến một thị trừơng cạnh tranh hịan hảo, thơng tin minh bạch, mọi sự bảo hộ của nhà nước đối với doanh nghiệp trong nước đều phải hạn chế dần tiến đến xĩa bỏ. Do đĩ, họat động của các ngân hàng Việt Nam nĩi chung và của chi nhánh nĩi riêng cũng phải chuyển hướng theo xu thế đĩ. Bên cạnh việc sàng lọc, lựa chọn khách hàng và dự án vay vốn, tập trung đầu tư vào các khách hàng cĩ nhiều lợi thế cạnh tranh bằng nội lực của doanh nghiệp là chính, chi phí lãi vay cũng sẽ được quyết định trên cơ sở tuân thủ quy luật đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, nghĩa là rủi ro càng cao thì tỷ suất sinh lợi địi hỏi càng cao, đồng nghĩa với lãi suất cho vay cũng phải cao.

- Tăng cường chất lượng cơng tác và kiểm tra, kiểm sốt nội bộ; nâng cao kiến thức pháp luật, khả năng dự đĩan xu hướng và cảnh báo rủi ro tiềm tàng của cán bộ làm cơng tác kiểm sĩat tín dụng.

3.2.2.3.Biện pháp quản lý RRTD:

Trên cơ sở tham khảo các kiến thức và kinh nghiệm về biện pháp quản lý rủi ro tín dụng mà hầu hết các NHTM hiện nay đang áp dụng, chi nhánh cần chú trọng thực hiện các biện pháp sau đây:

• Thiết lập chính sách tín dụng bằng văn bản của chi nhánh trên cơ sở chính sách tín dụng do NHCT Việt Nam ban hành. Yêu cầu của chính sách tín dụng là phải linh họat để phù hợp với những thay đổi trong nền kinh tế. Do vậy chi nhánh

phải cĩ sự phối hợp chặt chẽ với các phịng nghiệp vụ NHCT Việt Nam để phản ánh tình hình khĩ khăn, vướng mắc, đề xuất NHCT Việt Nam rà sĩat bổ sung, chỉnh sữa các quy chế, quy trình nghiệp vụ tín dụng đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện họat động thực tiễn tại chi nhánh.

• Chi nhánh cần cĩ định kỳ tổ chức các buổi họp chuyên đề tín dụng để hướng dẫn cho đội ngũ nhân viên tín dụng hiểu rõ và nắm vững về chính sách tín dụng của ngân hàng mình, về tiêu chuẩn đối với danh mục cho vay, thị trường tín dụng chính của chi nhánh; xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm trong nội bộ ngân hàng về thẩm định và quyết định cho vay; hướng dẫn những thủ tục, các bước phải tuân thủ, những hồ sơ tài liệu cần thiết liên quan đến khỏan vay.

• Về phân tán rủi ro trong cho vay: cĩ thể phân tán theo khách hàng, theo từng lĩnh vực, theo từng ngành hàng. Chi nhánh phải nâng cao khả năng dự đĩan, dự báo về năng lực cạnh tranh của các ngành hàng chủ lực của địa phương trên thị trường nội địa và xuất khẩu, trên cơ sở đĩ hình thành khung hạn mức tín dụng cho từng ngành; đồng thời phải thường xuyên kiểm sĩat tốc độ tăng trưởng và cơ cấu tín dụng hợp lý đối với các lĩnh vực, đối tượng, ngành hàng.

• Tăng cường cơng tác đào tạo, huấn luyện cán bộ, nhân viên tín dụng nhằm nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng, đây là cơ sở quan trọng để hình thành một khỏan cho vay tốt. Thẩm định, phân tích tín dụng nhằm trả lời thỏa đáng 03 câu hỏi sau đây:

Một là: Người xin vay cĩ đáng tin cậy hay khơng?câu trả lời dựa trên việc thẩm định khách hàng và kế họach vay vốn của họ ở 6 khía cạnh (nguyên tắc 6C):

CHARACTER (Tính cách, uy tín của khách hàng) CAPACITY (Năng lực, khả năng hịan trả nợ vay) CAPITAL (Vốn tự cĩ)

COLLATERAL (Đảm bảo tín dụng)

CONDITIONS (Các điều kiện mơi trường)

Hai là: Hợp đồng tín dụng cĩ được cấu trúc hịan chỉnh hay khơng? Hợp đồng tín dụng đươcï cấu trúc hợp lý sẽ hạn chế được những tình huống phát sinh cĩ thể đe dọa khả năng thu hồi vốn của ngân hàng.

Ba là: Ngân hàng cĩ quyền hợp pháp đối với thu nhập hay tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng hay khơng?

• Cĩ quy chế kiểm sĩat nội bộ nhằm kiểm tra định kỳ tịan bộ các khỏan cho vay lớn, kiểm tra đột xuất những khỏan cho vay nhỏ trong suốt thời hạn cho vay, từ đĩ cĩ thể phát hiện sớm những khỏan vay cĩ vấn đề, đánh giá tịan bộ rủi ro tiềm tàng, đồng thời kiểm tra, giám sát việc chấp hành chính sách tín dụng của cán bộ, nhân viên tín dụng của chi nhánh.

• Tập trung xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn, nợ đã được cơ cấu thời hạn trả nợ và những khoản nợ cho vay theo chỉ định tồn đọng khơng sinh lời (nợ cho vay khắc phục bão, nợ cho vay thanh tốn cơng nợ). Hạn chế tối đa nợ quá hạn mới phát sinh bằng các biện pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng và kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khỏan vay. Khi khỏan cho vay trở nên cĩ vấn đề cần phải chuyển cho Tổ Quản lý nợ cĩ vấn đề để tách biệt trách nhiệm địi nợ độc lập với chức năng cho vay nhằm kiểm tra xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của từng khâu trong quá trình cho vay-thu nợ, tránh những xung đột về quyền lợi cĩ thể xảy ra giữa các cán bộ ngân hàng đồng thời cơng việc xử lý thu hồi nợ được thực hiện bởi những “các chuyên gia trong lĩnh vực thu nợ” sẽ hiệu quả hơn.

• Xử lý nghiêm khắc các trường hợp cán bộ, nhân viên tín dụng khơng thực hiện đúng chính sách và quy trình nghiệp vụ tín dụng.

• Thực hiện trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro đúng qui định. (Phụ lục 9:

dụng trong họat động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam).

Hạch tốn thể hiện chính xác, minh bạch chất lượng tín dụng để cĩ biện pháp xử lý kịp thời, đúng đắn, đầy đủ, khơng để phát sinh hậu quả nghiêm trọng.

• Thực hiện nghiêm túc các qui định của pháp luật về giới hạn cho vay, bảo lãnh, các trường hợp khơng được cho vay, các trường hợp phải hạn chế tín dụng và các tỷ lệ an tịan họat động kinh doanh. (Phụ lục 10: Quy định về tỷ lệ bảo đảm an tịan trong họat động của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 457/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam).

3.2.2.4. Những giải pháp chi nhánh cần khẩn trương thực hiện ngay là:

a. Chuẩn bị chu đáo để thực hiện dự án hiện đại hố hoạt động theo tiến độ triển khai của NHCT Việt Nam, đặc biệt là chuẩn bị về con người; tập trung giải quyết nhanh vấn đề trình độ cán bộ cịn nhiều bất cập, cơng nghệ thơng tin chưa đáp ứng yêu cầu; thực hiện nghiêm túc các biện pháp đảm bảo an tồn cơng nghệ ngân hàng theo hướng dẫn của NHCT Việt Nam.

b. Thực hiện tốt cơng tác dự kiến kế hoạch lao động và quy hoạch, đào tạo cán bộ; giáo dục nâng cao ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ trong thực thi nhiệm vụ. Tăng cường đào tạo cán bộ cĩ khả năng thẩm định dự án, cĩ khả năng phân tích dự báo kinh tế, nghiên cứu thị trường, biết tư vấn cho khách hàng về khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nắm bắt thơng tin của khách hàng nhất là về sự vận động của các yếu tố sản xuất từ đầu vào đến các sản phẩm đầu ra.

c. Nhanh chĩng hịan thiện mơ hình tổ chức phù hợp với hệ thống giao dịch INCAS; đặc biệt chú trọng việc hình thành và nâng cao hiệu quả họat động của một số phịng/tổ nghiệp vụ mà hiện nay chi nhánh chưa cĩ như: phịng/tổ Nguồn vốn, phịng/tổ Tổng hợp-tiếp thị, phịng/tổ Quản lý rủi ro, phịng/tổ Tài trợ thương mại…

để các họat động nghiệp vụ này cĩ tính chuyên nghiệp và hiệu quả, gĩp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả họat động tín dụng.

Một phần của tài liệu 498 Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Bến Tre, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương (Trang 57 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)