Mục tiêu, định hướng phát triển hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCT tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu 498 Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Bến Tre, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương (Trang 47 - 49)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NHCT TỈNH BẾN TRE,

3.1.3.Mục tiêu, định hướng phát triển hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCT tỉnh Bến Tre

NHCT tỉnh Bến Tre

Căn cứ vào phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Bến Tre và mục tiêu, định hướng phát triển họat động tín dụng của NHCT Việt Nam trong giai đọan 2006-1010, chi nhánh NHCT Tỉnh Bến Tre xác định mục tiêu, định hứơng phát triển họat động tín dụng của chi nhánh trong giai đọan này như sau:

3.1.3.1. Một số chỉ tiêu chủ yếu về họat động tín dụng phấn đấu đến năm 2010:

Nguồn vốn huy động tại địa phương tăng bình quân 20%/năm, phấn đấu đến năm 2010 nguồn vốn huy động tại địa phương đáp ứng được tối thiểu là 40% tổng tài sản Cĩ.

Dư nợ cho vay nền kinh tế và dân cư tăng bình quân 15%/năm, chiếm 80 - 85% tài sản Cĩ; dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá thể, hộ gia đình chiếm 60 – 70% tổng dư nợ; dư nợ cho vay trung, dài hạn tối đa 40% tổng dư nợ.

Về chất lượng tín dụng: tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu dưới 2%/tổng dư nợ; tỷ lệ cho vay khơng cĩ bảo đảm bằng tài sản tối đa 25%/tổng dư nợ.

Chênh lệch lãi suất đầu vào-đầu ra bình quân tối thiểu 0,35%/tháng; trích lập đủ dự phịng rủi ro theo kết quả phân nhĩm nợ, đảm bảo kinh doanh cĩ lãi.

3.1.3.2. Một số định hướng phát triển họat động tín dụng của chi nhánh NHCT tỉnh Bến Tre:

a. Tiếp tục hịan thiện và nâng cao khả năng cạnh tranh bằng chất lượng phục vụ khách hàng là chính, thơng qua hai nguồn nội lực căn bản: nhân lực và vật lực; trong đĩ nguồn nhân lực của chi nhánh giữ vai trị quyết định trong việc tạo lập mơi trường “thiên thời, địa lợi, nhân hịa” cho mọi họat động của chi nhánh.

b. Trong điều kiện nguồn vốn huy động tại địa phương chỉ mới cân đối được khỏang 30% tài sản Cĩ, phần cịn lại phải dựa vào nguồn vốn điều hịa của NHCT Việt Nam, vì vậy tăng nhanh nguồn vốn huy động được xem như là điều kiện tiên quyết để chi nhánh cĩ thể tăng khả năng đáp ứng vốn cho nhu cầu phát triển kinh tế địa phương.

c. Triển khai các giải pháp năng động, sáng tạo để đạt các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm nhằm thực hiện đạt các chỉ tiêu lợi nhuận, tiền lương, nâng cao thu nhập cho cán bộ nhân viên nhưng đồng thời phải tuân thủ ba nguyên tắc sau:

(i) Khơng được tăng trưởng tín dụng bằng mọi cách, tăng trưởng khơng hiệu quả, để xảy ra rủi ro, thất thĩat, thua lỗ;

(ii) Mức độ tăng trưởng phải nằm trong khả năng kiểm sĩat, quản lý của từng cán bộ, từng cấp trong chi nhánh;

(iii)Hài hồ lợi ích kinh tế-xã hội của địa phương và lợi ích của chi nhánh.

d. Tuân thủ nghiêm các mục tiêu, giải pháp về điều hành và quản lý tín dụng của NHCT Việt Nam; bám sát định hướng kinh doanh của ngành, của hệ thống NHCT, mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế của địa phương để xác định mục tiêu tín dụng của chi nhánh trong từng giai đọan; xác lập cơ cấu tín dụng hợp lý, tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, khơng chạy theo số lượng, quan tâm đáp ứng hợp lý nhu cầu vốn của mọi thành phần kinh tế, khơng phân biệt đối xử. Chủ động

tìm kiếm và lựa chọn dựï án, lựa chọn khách hàng để đầu tư thay vì ngồi chờ khách hàng tìm đến ngân hàng.

e. Tiếp tục đầu tư vốn để chuyển mạnh nền sản xuất nơng nghiệp địa phương theo hướng sản xuất hàng hĩa, phù hợp qui hoạch, tiềm năng, lợi thế của từng vùng; phát triển các dịch vụ và cơng nghiệp chế biến nơng, thuỷ sản xuất khẩu. Cho vay phát triển nơng nghiệp và nơng thơn trong thời gian tới vẫn chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong danh mục đầu tư tín dụng của chi nhánh.

f. Chú trọng đầu tư vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kết hợp mục tiêu tăng trưởng quy mơ tín dụng, phân tán rủi ro với đa dạng hĩa các dịch vụ. Xem xét cho vay khơng cĩ bảo đảm bằng tài sản đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các lĩnh vực, sản xuất những sản phẩm cĩ khả năng cạnh tranh cao, cĩ khả năng xuất khẩu, những khách hàng cĩ độ tín nhiệm cao.

g. Mở rộng và phát triển các hình thức tài trợ thương mại như bảo lãnh, phát hành L/C, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất… và các đối tượng cho vay mới như cho vay tiêu dùng, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay du học…

h. Cải tiến các họat động nghiệp vụ kinh doanh truyền thống; ứng dụng nhanh cơng nghệ thơng tin và nghiệp vụ ngân hàng hiện đại để tăng khả năng cạnh tranh.

Một phần của tài liệu 498 Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Bến Tre, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương (Trang 47 - 49)