Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006-

Một phần của tài liệu 498 Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Bến Tre, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương (Trang 41 - 44)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NHCT TỈNH BẾN TRE,

3.1.1.Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006-

đoạn 2006-2010

Mục tiêu, phương hướng tổng quát về phát triển kinh tế của tỉnh Bến Tre trong 5 năm tới là: Tập trung mọi nguồn lực, đẩy mạnh phát triển cơng nghiệp và dịch vụ để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; chú trọng phát triển nơng nghiệp theo chiều sâu, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội. Phấn đấu đến năm 2010, Bến Tre thĩat khỏi tỉnh nghèo, cĩ GDP bình quân đầu người ngang mức bình quân chung của cả nước.

Mục tiêu cụ thể là:

- Phấn đấu đến năm 2010 đưa GDP lên gấp 2,89 lần so với năm 2000, nhịp độ tăng GDP bình quân trong 5 năm 2006-2010 là 13%/năm, GDP bình quân đầu người đạt trên 950USD/người/năm.

- Tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH-HĐH; tập trung đầu tư, tạo bước đột phá trong phát triển cơng nghiệp và dịch vụ; phát triển kinh tế thủy sản và kinh tế vườn theo chiều sâu. Phấn đấu đến năm 2010 cơ cấu kinh tế của tỉnh như sau: nơng-lâm-ngư 42%, cơng nghiệp-xây dựng 29% và dịch vụ 29%.

- Vận dụng và thực hiện thơng thống các chính sách ưu đãi đầu tư, thu hút mạnh các nguồn vốn từ nước ngịai và các thành phần kinh tế trong, ngịai tỉnh.

Trong 5 năm tới, phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 750 triệu USD, tăng bình quân 20%/năm.

- Huy động, khai thác và sử dụng cĩ hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, tập trung phục vụ phát triển kinh tế thủy sản và kinh tế vườn; xây dựng hịan chỉnh hạ tầng các khu, cụm cơng nghiệp; triển khai các dự án trọng điểm, giải quyết cơ bản các yêu cầu về giao thơng, thơng tin liên lạc, điện, nước ngọt, nước sạch cho sản xuất và đời sống.

- Hạ tỷ lệ thất nghiệp thành thị cịn từ 3,5% đến 4%, lao động qua đào tạo đạt 40%, tỷ lệ hộ nghèo giảm cịn dưới 10% (theo tiêu chí mới).

Các giải pháp chủ yếu:

- Lấy cơng nghiệp là khâu đột phá, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng cơng nghiệp đạt bình quân 24%/năm.Ưu tiên phát triển cơng nghiệp chế biến thủy sản và dừa; đồng thời phát triển mạnh một số ngành cơng nghiệp như may mặc, da giày, vật liệu xây dựng…Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường, đầu tư hỗ trợ các làng nghề phát triển ổn định. Vận dụng các hình thức đầu tư để xây dựïng kết cấu hạ tầng các khu, cụm cơng nghiệp trọng điểm (Giao Long, An Hiệp và Bình Phú) để đẩy mạnh thu hút đầu tư khi cầu Rạch Miễu hịan thành. Khuyến khích phát triển DNVVN phục vụ nhu cầu sơ chế tại chỗ nhằm cung cấp nguyên liệu cĩ chất lượng cho cơng nghiệp chế biến tập trung.

- Phát triển mạnh các ngành dịch vụ theo hướng đa dạng hĩa, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ bình quân 16%/năm. Hịan thiện quy họach phát triển du lịch nhất là du lịch sinh thái và du lịch văn hĩa-lịch sử. Phấn đấu tăng doanh thu du lịch bình quân 20%/năm. Đẩy mạnh xã hội hĩa phát triển du lịch. Tiếp tục phát triển các lọai hình dịch vụ vận tãi, dịch vụ bưu chính viễn thơng,

internet với chất lượng cao, an tịan, bảo mật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

- Phát triển nơng nghiệp theo chiều sâu, nâng cao chất lượng và hiệu quả. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nơng-lâm-ngư nghiệp bình quân 7,8%/năm. Xây dựng và tập trung phát triển 3 vùng kinh tế của tỉnh, bố trí cây trồng, vật nuơi phù hợp theo lợi thế so sánh. Vùng nước ngọt tập trung trồng cây ăn trái, sản xuất cây giống và hoa kiểng. Vùng nước lợ tập trung trồng dừa, mía, cây cĩ múi, cacao và cây lúa. Vùng nước mặn chủ yếu là nuơi trồng, khai thác thủy sản, lâm nghiệp và dịch vụ hậu cần phục vụ nuơi trồng và khai thác thủy sản. Đầu tư thâm canh cây ăn trái, cây lúa cao sản, cây dừa, duy trì các vùng chuyên canh mía. Tăng cường hệ thống khuyến nơng nâng cao trình độ sản xuất của nơng dân. Sử dụng giống mới cĩ năng suất, chất lượng cao, xây dựïng các vùng sản xuất nơng nghiệp hàng hĩa tập trung kết hợp với trồng xen, nuơi xen hợp lý…

- Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng thêm khối lượng, chất lượng, khả năng cạnh tranh của các mặt hàng chủ lực; trong đĩ, hàng thủy sản chiếm 55%, hàng cơng nghiệp-tiểu thủ cơng nghiệp, nơng sản và dịch vụ xuất khẩu chiếm 45%. Tập trung xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu chủ lực.

- Phát huy và sử dụng cĩ hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Trong 5 năm tới phấn đấu huy động tổng vốn đầu tư phát triển tồn xã hội đạt 41.200 tỷ đồng, chiếm 45%GDP; trong đĩ vốn ngân sách nhà nước 7.321 tỷ đồng (17,77%), vốn tín dụng đầu tư nhà nước 1.203 tỷ đồng (2,92%), vốn DNNN 533 tỷ đồng (1,29%), vốn dân cư và DNTN 30.220 tỷ đồng (73,35%), vốn đầu tư nước ngịai 1.923 tỷ đồng (4,67%). Triển khai và sớm hịan thành các cơng trình trọng điểm như: cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luơng, nâng cấp các tỉnh lộ, huyện lộ, xây dựng kết cấu hạ tầng các khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp, dự án ngọt hĩa Bắc Bến Tre,

hệ thống thủy lợi cầu Sập, đê bao sơng Tiền… và xây dựng Thị xã Bến Tre thành đơ thịï lọai III.

- Về họat động của các ngân hàng: đa dạng hĩa các lọai hình tổ chức tín dụng gắn với nâng cao khả năng quản lý của ngân hàng nhà nước, tạo lập mơi trường bình đẵng, lành mạnh và an tịan trong họat động tiền tệ-ngân hàng. Đa dạng và hiện đại hĩa các hình thức huy động vốn, phấn đấu nâng tỷ trọng huy động vốn tại địa phương vào các ngân hàng từ 37% năm 2005 lên 48% năm 2010. Cung ứng các dịch vụ và tiện ích ngân hàng đến mọi thành phần kinh tế và dân cư, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho sản xuất kinh doanh và đời sống, chú trọng tín dụng cho phát triển cơng nghiệp, dịch vụ, phục vụ đắc lực cho tiến trình CNH-HĐH của tỉnh.

Một phần của tài liệu 498 Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Bến Tre, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương (Trang 41 - 44)