Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP CÁC YẾU TỐ ĐIỀU KHIỂN BIỂU HIỆN GEN UBIQUITIN TỪ HAI LOẠI BÈO TẤM LEMNA AEQUINOCTIALIS DB1 VÀ SPIRODELA POLYRHYZA DB2 pdf (Trang 28 - 30)

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về bèo tấm còn hết sức hạn chế. Các nghiên cứu ban đầu chủ yếu nhằm mục đích sử dụng cho chăn nuôi và mới chỉ dừng lại ở những khảo sát cơ bản nhất về các đặc tính sinh lý, sinh hóa của một số loài bèo đặc hữu có mặt phổ biến ở Việt Nam. Tại đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, các nhà khoa học đã thử nghiệm bổ sung bèo tấm làm thức ăn cho hơn 200 con gà giống Tàu Vàng, kết quả gà tăng trọng nhanh và chi phí thức ăn giảm 10 -15%/1 kg thịt. Tại Đại học Huế, khi bổ sung bèo tấm cho heo cũng thu được kết quả hết sức khả quan với khả năng tăng trọng tăng lên 20 - 30%.

Đến những năm đầu thế kỷ 21, khi chương trình Công nghệ Sinh học Nông nghiệp chính thức được nhà nước thông qua, các nghiên cứu chuyển gen vào thực vật mới được khởi dựng. Nhiều gen quý có giá trị đã được phân lập từ nguồn tài

nguyên sinh vật Việt Nam để tiến tới ứng dụng tạo sinh vật biến đổi gen. Các công trình chuyển gen thường được triển khai sử dụng các vector của nước ngoài với các promoter thông dụng như CaMV35S và NOS promoter [1], [2], [4], [5], [6].

Tại Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, các nghiên cứu đầu tiên chuyển gen vào bèo tấm đã được thực hiện. Bắt đầu từ năm 2006, các loài bèo tấm phổ biến ở Việt Nam đã được thu thập và nghiên cứu. Các nghiên cứu về nuôi cấy mô, xây dựng hệ thống tái sinh đã được tiến hành với các loài: L. aquinoctiallis, L. minor, S. polyhriza, W. globosa... Năm 2007, Vũ Văn Tiến và các cộng sự thuộc Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ tế bào thực vật, Viện Di truyền nông nghiệp đã bước đầu xây dựng thành công hệ thống tái sinh cây với loài bèo tấm L. aquinoctialis thông qua quá trình nuôi cấy callus với tỷ lệ tái sinh

cao. Quá trình thăm dò khả năng chuyển gen vào nguyên cây bèo tấm

L. aquinoctialis thông qua A. tumefaciens cũng đã được khảo sát [7]. Tuy vậy, nghiên cứu về phân lập gen, nhất là phân lập các loại promoter ở bèo tấm Việt Nam còn chưa được nghiên cứu đến.

Đối với mỗi quá trình sản xuất protein tái tổ hợp, yêu cầu tối quan trọng là cần phải có promoter đủ mạnh để điều khiển quá trình biểu hiện. Hiện nay đã có nhiều loại promoter được phân lập và sử dụng, trong đó promoter ubiquitin là một đối tượng được quan tâm nghiên cứu do nó có khả năng làm tăng mạnh mẽ quá trình biểu hiện gen từ mức độ phiên mã cho tới dịch mã [41]. Bèo tấm là loài sinh vật có tốc độ sinh trưởng nhanh và hơn hết là rất phổ biến ở Việt Nam, do đó việc phân lập promoter từ bèo tấm là một việc làm cần thiết và hứa hẹn nhiều tiềm năng.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP CÁC YẾU TỐ ĐIỀU KHIỂN BIỂU HIỆN GEN UBIQUITIN TỪ HAI LOẠI BÈO TẤM LEMNA AEQUINOCTIALIS DB1 VÀ SPIRODELA POLYRHYZA DB2 pdf (Trang 28 - 30)