f. Tồn tại trong đội ngũ người lao động và cán bộ quản lý
3.2.4. Giải pháp đổi mới chính sách huy động nguồn vốn đầu tư từ hệ thống
hàng
Nước ta đang trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, cần có nhiều vốn đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng. Trong điều kiện tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút cần phải tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Cụ thể nên tiếp tục hạ tỉ lệ dự trữ bắt buộc, nới lỏng hạn mức tín dụng, giảm lãi suất, mở rộng nghiệp vụ thị trường mở, đặc biệt là phát triển huy động vốn trong các ngân hàng thương mại.
Nâng cao hiệu quả huy động vốn trong các NHTM sẽ làm tăng tỉ lệ vốn hoá trong nền kinh tế, hướng các nguồn tích luỹ xã hội vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh có lợi cho quốc kế dân sinh. Trong điều kiện hiện nay, khi mà mức độ tiền tệ hoá và lãi suất còn cao thì việc nâng cao hiệu quả huy động vốn trong các NHTM sẽ góp phần vào việc giảm lãi suất và tăng nguồn vốn hiện hữu, nhằm thúc đẩy đầu tư mở rộng và tăng trưởng kinh tế, cải thiện và nâng cao mức tích luỹ. Và tiếp theo chu kỳ là đầu tư tăng trưởng kinh tế, tích luỹ cao hơn, kinh tế ngày càng phát triển. Mặt khác, nâng cao hiệu quả huy động vốn của hệ thống NHTM sẽ đưa dòng vốn tích luỹ trong xã hội ra lưu thông, làm tăng thêm mức cầu trong nền kinh tế, ảnh hưởng tích cực đến đầu tư, tăng trưởng kinh tế.
Nhà nước phải nhanh chóng thúc đẩy quá trình cải cách hành chánh theo hướng tiến đến thể chế pháp quyền để có cơ sở đúng đắn, cập nhật nhằm kích thích và mở rộng cho các nhân tố ưu việt của cơ chế thị trường phát huy sức mạnh của nó trong nền kinh tế nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Trên cơ sở đó, cần vận dụng thực hiện các giải pháp cụ thể:
- Rà soát lại những văn bản hướng dẫn thực hiện Luật NHNN và Luật các tổ chức tín dụng sao cho đảm bảo việc thực thi pháp luật nghiêm minh theo định hướng kinh tế thị trường XHCN, đồng thời duy trì sự quản lý vĩ mô của nhà nước, của NHNN theo pháp luật, tránh sự can thiệp mang tính chủ quan vào nền kinh tế gây nên những khó khăn, những xáo trộn và những trói buộc không cần thiết đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và ngân hàng.
- Phát triển toàn diện môi trường pháp lý, hoà nhập vào thông lệ thị trường chứng khoán ở nước ta như Luật Hối phiếu thương mại, Luật Thanh toán quốc tế, những qui định về thanh toán hiện đại. Bên cạnh đó, phải hoàn thiện hệ thống luật kinh tế như Luật Toà án kinh tế, Luật Kế toán và kiểm toán độc lập, và để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người đầu tư (đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức tài chính ngân hàng) và người sử dụng vốn, cần có hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ như Luật thương phiếu.
- Ban hành những văn bản pháp lý khung điều chỉnh các mối quan hệ về việc ra đời và vận dụng của các công cụ nợ trên thị trường tài chính như trái phiếu NHTM, trái phiếu doanh nghiệp. Phát hành và sử dụng rộng rãi các loại thẻ dịch vụ và máy rút tiền tự động, xem xét bãi bỏ hình thức thanh toán bằng ngân phiếu.
- Ngoài việc phát triển hệ thống NHTM cần xây dựng và phát triển thêm các thể chế đầu tư bao gồm quĩ hưu trí, công ty uỷ thác, quĩ hỗ tương là các tổ chức trung gian tài chính có chức năng thu hút các khoản tiền tiết kiệm và tiền gởi để đầu tư dài hạn vào các chứng khoán, công trái và bất động sản.
- Thành lập công ty quản lý và khai thác tài sản. Trong giai đoạn củng cố ngân hàng, việc thành lập công ty quản lý và khai thác tài sản nhằm mục tiêu hỗ trợ hệ thống ngân hàng xử lý nợ tồn đọng, khai thông vốn cho các ngân hàng để các ngân hàng này tiếp tục cung ứng vốn vực dậy nền kinh tế. Việc thành lập công ty quản lý và khai thác tài sản góp phần giải quyết tình trạng tài chính xấu của các tổ chức tín dụng, ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng của hệ thống ngân hàng đồng thời giảm bớt gánh nặng chi phí cho nền kinh tế. Hoạt động tài chính của nó là mua lại nợ tồn đọng của các tổ chức tín dụng và của doanh nghiệp; quản lý và xử lý các khoản nợ
này; quản lý và xử lý các tài sản thế chấp cầm cố gắn liền với các khoản nợ đã mua. Công ty quản lý và khai thác tài sản thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ nhằm tối đa hoá khả năng thu nợ và giá trị của các khoản nợ đã thu.
- Qui hoạch lại hệ thống NHTM phát triển theo hướng đa hình thức sở hữu thông qua việc thực hiện cổ phần hoá toàn bộ hay một phần của NHTM quốc doanh, đồng thời tổ chức sắp xếp lại hệ thống NHTM cổ phần theo hướng giảm số lượng nhưng phát triển về qui mô hoạt động.
- Nới lỏng hạn chế về huy động tiền gởi bằng đồng Việt Nam đối với ngân hàng nước ngoài. Cho phép các ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cung cấp vốn tín dụng hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh, phục vụ cho xuất khẩu và mở rộng phạm vi cung cấp vốn tín dụng bằng đồng Việt Nam đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Các giải pháp vĩ mô nhằm khai thông nguồn vốn huy động vào hệ thống NHTM chủ yếu tập trung vào việc hoàn thiện và phát triển các khuôn khổ pháp lý để tăng cường công tác quản lý, giám sát hoạt động của NHTM, cơ cấu lại NHTM quốc doanh và NHTM cổ phần và tạo lập sân chơi bình đẳng cho tất cả các ngân hàng.
Uy tín của ngân hàng có được do nhiều yếu tố cấu thành, đó là, sự an toàn tiền gởi của dân cư, hoạt động bảo toàn vốn, sự thuận lợi, đơn giản trong quan hệ giao dịch giữa ngân hàng - khách hàng.
Để nâng cao vị thế và uy tín của ngân hàng – và đây cũng là yêu cầu của người dân khi gởi tiền vào ngân hàng – trong việc huy động vốn, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như sau:
Tăng cường đảm bảo an toàn tiền gởi dân cư
Tổ chức sắp xếp lại hệ thống NHTM cổ phần nhằm thiết lập các ngân hàng hoạt động an toàn, có khả năng cung cấp các dịch vụ có chất lượng tốt, có mức vốn tự có và qui mô thoả đáng và có năng lực cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, sau khi đánh giá tình hình tài
chính của ngân hàng, NHNN luôn có cơ chế can thiệp phù hợp nhằm củng cố năng lực quản lý và xử lý các khoản cho vay không sinh lợi và có kế hoạch tăng vốn tự có theo từng giai đoạn. Việc cơ cấu lại hệ thống NHTM cần kiên quyết loại bỏ những ngân hàng hoạt động yếu kém dưới các hình thức giải thể, phải sáp nhập, hợp nhất, thực hiện các hình thức kiểm soát đặc biệt, giám sát từ xa phù hợp với thực trạng tài chính của từng ngân hàng.
Đối với hệ thống NHTM quốc doanh nên có kế hoạch cơ cấu lại tổng thể nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính và tăng cường khả năng cạnh tranh, củng cố và nâng cao năng lực quản lý, tiến tới hội nhập các ngân hàng này với hệ thống tài chính quốc tế. Trong kế hoạch cơ cấu lại hệ thống NHTM quốc doanh cần tách riêng biệt cho vay chính sách ra khỏi cho vay thương mại và thành lập ngân hàng chính sách để thực hiện chức năng cho vay chính sách. Trước mắt, nên tách ngân hàng người nghèo ra khỏi ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành một tổ chức riêng biệt, tiến tới thành lập ngân hàng xuất nhập khẩu, ngân hàng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, củng cố và tổ chức các NHTM quốc doanh hoạt động hoàn toàn trên cơ sở thương mại. Song song với kế hoạch cơ cấu lại, nên thực hiện các cải cách về mặt điều hành: xây dựng sự tự chủ trong việc hoạch định các chính sách kinh doanh và phân phối thu nhập; tổ chức lại ban điều hành và HĐQT, thiết lập các ban kiểm soát nội bộ và giám sát độc lập; thực hiện chiến lược tinh giản quản lý và nhân viên thừa; cải cách hệ thống thông tin quản lý và các chuẩn mực kế toán. Việc này sẽ được nâng cấp để tuân thủ chuẩn mực kế toán quốc tế; đồng thời cải cách việc phát triển đội ngũ quản lý và đào tạo cán bộ.
Xử lý các khoản cho vay khê đọng: cần thiết phải đưa một phần nợ khê đọng ra khỏi bảng cân đối tài sản của ngân hàng và chuyển cho cơ quan thu hồi nợ riêng biệt như công ty quản lý và khai thác tài sản để hỗ trợ việc cơ cấu lại nợ doanh nghiệp và giúp ngân hàng giảm bớt gánh nặng khê đọng.
Tăng qui mô hoạt động của ngân hàng bằng cách mở rộng mạng lưới kinh doanh, tăng cường tỉ lệ vốn tự có trên tài sản có, trích lập quĩ dự phòng rủi ro theo tỉ lệ cao hơn tỉ lệ hiện hành. Trong hoạt động, các ngân hàng tuân thủ các qui định về an toàn để tránh rủi ro.
Đa dạng hoá danh mục đầu tư của ngân hàng thông qua việc tăng cường đầu tư vốn vào các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi lĩnh vực kinh tế. Việc thực hiện đa dạng hoá danh mục đầu tư của các NHTM sẽ có tác động tích cực đến tăng cường hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Bởi lẽ, nhờ đa dạng hoá danh mục đầu tư, các ngân hàng sẽ giảm rủi ro trong hoạt động, sẽ dự tính được lợi tức thu được, đảm bảo tính thanh khoản. Nếu qui mô của ngân hàng càng lớn thì lợi ích của việc đa dạng hoá danh mục đầu tư càng lớn.
Phải có chế độ công khai về hiệu quả hoạt động và năng lực tài chính của ngân hàng theo định kỳ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các NHTM phải tổ chức hạch toán chính xác, xây dựng hệ thống thông tin tin cậy làm điều kiện thực hiện tốt chế độ công khai tài chính.
Thực hiện hình thức thanh toán không chứng từ thông qua mạng máy tính. Áp dụng hình thức tiết kiệm gởi một nơi (mở tài khoản một nơi) nhưng có
thể rút tiền ở nhiều nơi thông qua mạng máy tính.
Cung ứng đủ phương tiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như séc, thẻ điện tử và các loại công cụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán đối với các đơn vị, tổ chức kinh tế và dân cư nói riêng và trong nền kinh tế nói chung bằng biện pháp khuyến khích các NHTM cải tiến công tác thanh toán, kỹ thuật và trình độ công nghệ theo định hướng chung của NHNN, nhằm rút ngắn thời gian thanh toán, an toàn, chính xác và tiện lợi.
Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và dịch vụ của NHTM
Tiếp tục duy trì và hoàn thiện hơn nữa các hình thức thu hút tiền gởi hiện hữu, đồng thời, cần nghiên cứu triển khai các hình thức huy động tiết kiệm mới có tính khả thi trong tình hình kinh tế – xã hội hiện nay và trong những năm tiếp theo. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển ổn định, thu nhập các tầng lớp dân cư ngày càng nâng cao, nên mở rộng các hình thức khuyến khích tiết kiệm có mục đích như mua sắm phương tiện đi lại, chi phí học tập, du lịch, nhất là tiết kiệm cho mục đích hưu bổng, bảo hiểm nhân thọ, tiết kiệm cho trẻ em.
Thực hiện phát hành các loại trái phiếu dài hạn, có thể chuyển nhượng một cách dễ dàng trên thị trường để huy động nguồn vốn trung và dài hạn. Đối với ngân hàng, tiền gởi có kỳ hạn dài là nguồn vốn ổn định trong kinh doanh. Nhưng đối với người gởi tiền có kỳ hạn dài, họ thường ngại việc chuyển đổi khoản tiền gởi này sẽ gặp khó khăn hoặc sẽ bị thiệt hại khi nền kinh tế lạm phát hoặc ngân hàng bị phá sản. Vì vậy, nên phát hành trái phiếu dài hạn có thể chuyển nhượng dễ dàng trên thị trường.
Xử lý hợp lý lãi suất gởi trong mối quan hệ với tỉ giá và thị trường vốn ở đầu ra của NHTM. Phấn đấu giảm lãi suất thực trong điều kiện hiện nay.
• Chúng ta biết rằng: lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỉ lệ lạm phát. Ở Việt Nam trong những năm tới, nguồn huy động vốn trong dân để phát triển đất nước còn chiếm tỉ trọng lớn. Hơn nữa, thị trường tiền tệ ở nước ta mới hình thành, chưa phát triển, dân chúng chưa quen với việc đầu tư tài chính trực tiếp. Cho nên, việc huy động vốn qua hệ thống ngân hàng vẫn đóng vai trò quan trọng. Vì vậy nên thực hiện chính sách lãi suất huy động dương, có nghĩa là lãi suất danh nghĩa phải lớn hơn tỉ lệ lạm phát.
• Chính sách lãi suất tiền gởi về lâu dài nên thực hiện theo hướng tự do hoá lãi suất tiền gởi theo quan hệ cung – cầu trên thị trường tiền tệ, có sự quản lý của nhà nước thông qua qui định lãi suất tái chiết khấu và dự trữ bắt
buộc của NHNN. Như vậy, sẽ tạo thị trường vốn tiền gởi và thị trường vốn tiền vay có tính cạnh tranh sẽ có khả năng sinh lời lớn hơn và khi đó chính người gởi sẽ có nhiều cơ hội để được hưởng lợi do cạnh tranh trên thị trường vốn mang lại.