Khuynh hướng huy động vốn của các quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu 229 Các giải pháp nhẳm huy động và sử dụng vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển kinh tế tại Quận 9 – TP.HCM (Trang 26)

Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới khi đầu tư đều có khuynh hướng chung phải tuân thủ theo qui luật của kinh tế thị trường, tận dụng tối đa các lợi thế so sánh của nước mình và tính đến một cách cặn kẽ các điều kiện thiên nhiên, địa lý, các nguồn lực tự nhiên, các tập quán, tâm lý người dân, đặc điểm riêng của dân tộc mình. Biết phát huy nội lực trong nước, tranh thủ đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên tùy vào thực trạng xã hội của mỗi nước mà có những biện pháp huy động vốn mang bản sắc riêng của nước mình.

Khuynh hướng huy động vốn mà các nước đang phát triển cần quan tâm:

Tích lũy ni b, tiết kim chi tiêu. Tiết kiệm tiêu dùng hiện tại sẽ tạo ra một khoản vốn nhàn rỗi khá lớn để đầu tư trong tương lai, đặc biệt là hạn chế chi tiêu công cộng. Chú trọng trong chi tiêu của cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, mà đối với các nước đang phát triển thì cơ cấu tổ chức này quá cồng kềng, cộng thêm nạn tham nhũng quá lớn gây lãng phí nguồn vốn. Vì vậy, cần tổ chức một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ với những nguyên tắc chi tiêu hợp lý là có ý nghĩa quan trọng đối với tích luỹ nội bộ của nền kinh tế quốc dân.

Thuế va là ngun thu quan trng đối vi ngân sách nhà nước vừa là công cụ điều tiết nhập khẩu, khuyến khích và kinh doanh tư nhân, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển nguồn lực tài chính dành cho tích luỹ.

Thực hiện cải cách thuế, từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất, minh bạch không phân biệt các thành phần kinh tế, đồng thời tháo dỡ dần chính sách bảo hộ bằng việc xóa bỏ hàng rào phi thuế quan, cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ là những giải pháp quan trọng nhằm gây sức ép buộc các doanh nghiệp tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh. Các doanh nghiệp hiện nay đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường. Nhu cầu tích lũy vốn để phát triển và đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp là rất lớn và cấp bách. Vì

vậy, thuế cần phải được điều chỉnh cho hợp lý hơn nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường tích tụ vốn và đầu tư thay đổi công nghệ, hiện đại hóa sản xuất, hạ thấp giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, bồi dưỡng nguồn thu, tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Coi chính sách công nghip là b phn ca chính sách kinh tế - xã hi. Bởi phát triển ngành công nghiệp là nền tảng cho sự tăng trưởng của các ngành kinh tế khác trong xã hội như nông nghiệp, thương mại, dịch vụ,... Nhất là các ngành công nghiệp chủ chốt nhằm giảm tối đa nhập khẩu công nghệ sản xuất mới, tiết kiệm một khoản vốn giúp mở rộng sản xuất kinh doanh. Để giải quyết vấn đề vốn cho công nghiệp hoá cần quan tâm đến tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước đã lan rộng ở các nước đang phát triển ở Châu Á và được coi là một giải pháp quan trọng nhằm huy động đến mức tối đa vốn cho phát triển. Quan trọng hơn là các doanh nghiệp tư nhân còn có sức hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Phát huy ti đa các ngun lc tài chính bên ngoài. Bởi các nước đang phát triển đang có lợi thế nhưng chưa có hoặc không có khả năng khai thác, đặc biệt là các nước này có nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú, có nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ. Nguồn lực tài chính bên ngoài sẽ đóng góp nhất định vào sự phát triển của họ, giúp chuyển biến theo chiều hướng tích cực của một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hay một số ngành nghề, hoặc những yếu tố xúc tác làm cho tiềm năng nội tại của nước nhận đầu tư phát triểm một cách mạnh mẻ và có hiệu quả hơn.

Các nguồn lực tài chính bên ngoài được huy động dưới 4 hình thức chủ yếu: viện trợ phát triển của chính phủ, vay tín dụng quốc tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI). Hai hình thức đầu tiên thường được các nước đang phát triển ở Châu Á khai thác vào thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá. Hai hình thức sau, đặc biệt là đầu tư gián tiếp được phát triển rất mạnh trong thời gian gần đây và trở thành một trong những hình thức ưa chuộng trong nền kinh tế thị trường Châu Á.

Việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, độ ổn định kinh tế vĩ mô là những yếu tố có tính quyết định đến việc hướng các dòng ODA và tín dụng quốc tế nhẹ lãi vào các nền kinh tế thị trường ở Đông Á và Đông Nam Á.

1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc huy động vốn đầu

- Nếu trong ngành kinh tế có những mất cân đối như cán cân thương mại bị thâm thụt so với GDP, tỉ giá hối đoái bị gắn liền với đồng ngoại tệ duy nhất trong một thời gian quá lâu làm đồng nội tệ bị lên giá thực, khủng hoảng thừa cung và mất giá trong khu vực địa ốc, ngân hàng bị lỗ lãi vì bị gánh nhiều món nợ xấu,… thì có nguy cơ khủng hoảng kinh tế nếu không nhanh chóng giải quyết.

- Sử dụng chính sách vĩ mô vừa khéo léo, linh hoạt, vừa sửa đổi bổ sung kịp thời tránh rơi vào tình trạng của thập niên 80 kinh tế Việt Nam đã khủng hoảng trong thời gian dài. Riêng trong từng thời kỳ nhất định cần có chính sách hợp lý để thu hút được nguồn vốn đầu tư nhằm phát triển tiềm năng hiện có của Việt Nam, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện đại, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế càng trở nên rõ ràng hơn. Đặc biệt các nước càng nhỏ bé về sức mạnh kinh tế càng dễ bị ảnh hưởng. Vì vậy, khi mở cửa Việt Nam cần xem xét các điều kiện trong nước.

- Duy trì tình hình chính trị kinh tế xã hội ổn định như hiện nay. Bởi những bất ổn về kinh tế cũng như chính trị ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của nhà đầu tư mà mục đích cuối cùng trong kinh doanh của họ là lợi nhuận. Vì vậy, bất kỳ lý do nào ảnh hưởng xấu đến mục tiêu của họ hoặc có khả năng gây ra rủi ro đều ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư cũng như lượng vốn đầu tư.

Thực tế Việt Nam trong những năm qua đã thu hút một khối lượng vốn đáng kể trong và ngoài nước, đóng góp vào đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt nổi trội nhất là hai Tỉnh Bình Dương và Tỉnh Đồng Nai.

™ Kinh nghim huy động vn ca tnh Bình Dương

Bình Dương hiện là địa phương tăng trưởng nhanh nhất trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước đồng thời cũng đang là nơi thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất. Hiện Tỉnh có 9 KCN thu hút được 660,4 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài. Cơ cấu kinh tế Bình Dương có sự chuyển dịch lớn đáng chú ý từ việc lấy sản xuất nông nghiệp làm trọng điểm chuyển sang cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Tuy nhiên, khác với Đồng Nai, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Bình Dương trong 10 năm qua chủ yếu diễn ra giữa khu vực nông nghiệp - dịch vụ, trong khi tỷ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng không thay đổi. Những ngành công nghiệp chủ lực của Bình Dương hiện nay là công nghiệp chế biến nông lâm sản thực phẩm (chiếm 36% giá trị sản xuất công nghiệp), cơ khí (15%), dệt may và da giày (11%), gốm sứ và vật liệu xây dựng (10%), và hóa chất 26%. Trong những ngành này, Bình Dương đang có lợi thế so sánh cao ở ngành gốm sứ, vật liệu xây dựng, dệt may và da giày.

Với thế mạnh về quỹ đất, đặc biệt là diện tích đất bằng chưa sử dụng còn nhiều, thuận lợi cho việc phát triển phi nông nghiệp theo hướng bố trí các khu và cụm công nghiệp. Vì vậy, ngay đầu năm 1996 sau khi được phê duyệt quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm của chính phủ, tỉnh Bình Dương đã nhanh chóng bắt tay vào xây dựng định hướng phát triển. Tỉnh đã tập trung vốn đặc biệt là vốn ngân sách nhà nước vào đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển theo cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Đặc biệt quan tâm phát triển công nghiệp theo hướng:

• Xây dựng các vùng công nghiệp tập trung, đặc biệt là phía Nam của tỉnh, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp và phát triển các ngành sản xuất có công nghệ - kỹ thuật cao, thiết bị hiện đại như: cơ khí chế tạo máy, điện, điện tử, công nghệ thông tin.

• Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm gắn với vùng nguyên liệu; có chính sách hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh lên các vùng phía Bắc của tỉnh.

• Khuyến khích đầu tư sản xuất các sản phẩm dệt, giày da, may mặc,... góp phần tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp, giá trị xuất khẩu và giải quyết nhiều việc làm, nâng cao đời sống đại bộ phận dân cư.

Ngoài chính sách chung của Nhà nước, tỉnh mong muốn các nhà đầu tư có thể tìm thấy không những có cơ hội đầu tư mà còn cả thiện chí khi đầu tư vào tỉnh nhà. Vì vậy, Tỉnh đã áp dụng chính sách hỗ trợ đầu tư (tạo lập môi trường kinh doanh với chi phí thấp) song song với chính sách đầu tư chung của nhà nước.

Th nht, tỉnh Bình Dương đã triển khai và cải tiến mạnh mẽ các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để các dự án sớm được tiến hành và đi vào hoạt động. Các dự án khi đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Dương đều thực hiện theo cơ chế một cửa một cách nhanh chóng và thuận lợi. Ban quản lý khu công nghiệp thực hiện cơ chế một cửa cho nhà đầu tư vào khu công nghiệp; từ khâu hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ xin đầu tư, thẩm định dự án và cấp phép đầu tư (nước ngoài đối với các dự án thuộc nhóm B có quy mô vốn đầu tư đến 40 triệu USD) cho đến xét duyệt kế hoạch nhập khẩu, cấp Giấy phép cho người lao động nước ngoài. Riêng ban quản lý khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ủy quyền xét cấp phép các dự án đầu tư từ tháng 07 năm 1997.

Th hai, tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tìm hiểu, khảo sát thị trường, tìm cơ hội đầu tư và xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các ưu đãi đối với đầu tư trong và ngoài nước.

Th ba, mặc dù có vị trí tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh song lợi thế so sánh của tỉnh so với các vùng lân cận lại là chính sách giá cho thuê đất ưu đãi; về các dịch vụ cung ứng cho các khu công nghiệp và các dự án đầu tư như: điện nước, lao động, thông tin, tỉnh Bình Dương đã đầu tư đảm bảo các nguồn cung cấp cho các nhà đầu tư. Đây là yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư trong và ngoài nước so sánh và lựa chọn.

Th tư, đối với các dự án đầu tư trong các khu công nghiệp tập trung, các cụm sản xuất công nghiệp được hỗ trợ lập dự án đầu tư, hồ sơ ưu đãi đầu tư và hoàn tất việc khắc dấu, mã số thuế, mã số hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu sau khi nhận giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Đối với các dự án cần có sự thỏa thuận của các Bộ, ngành trung ương, tỉnh sẵn sàng hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc tranh thủ ý kiến ủng hộ của Bộ, ngành để xúc tiến dự án.

™ Kinh nghim huy động vn ca tnh Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai với 9 KCN với tổng diện tích 2.343 ha đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, đến nay đã cho thuê 660 ha (chiếm 39% diện tích dùng cho thuê) thu hút 186 dự án được cấp phép, trong đó có 22 dự án trong nuớc với số vốn lên tới 3.600 triệu USD. Hiện nay đã có 137 doanh nghiệp đang hoạt động với số vốn đăng ký lên tới 2,5 tỷ USD và vốn thực hiện đạt 1,1 tỷ USD, thu hút 46 nghìn lao động. Trong số các KCN tập trung được quy hoạch, KCN Biên Hoà II là một trong những KCN thành công nhất, đến nay diện tích đất cho thuê đã đạt 93,1%; thu hút 26 nghìn lao động; ước năm 2000 sẽ lấp đầy diện tích thuê đất của KCN này.

Kết quả phát triển công nghiệp đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Đồng Nai từ một tỉnh nông nghiệp thành một tỉnh công nghiệp với cơ cấu công nghiệp nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Khu vực công nghiệp của Đồng Nai hiện chiếm đến 52% GDP của tỉnh, tiếp theo là dịch vụ (25%) và nông nghiệp (23%) chiếm đến 52,12% trong GDP trong năm 2000.

Để huy động được nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước đưa kinh tế tỉnh phát triển theo đúng định hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Một mặt, phát huy lợi thế về vị trí địa lý nhất là hệ thống giao thông có nhiều trục đường chính xuyên quốc gia và về tài nguyên khoáng sản như: đá xây dựng, cát xây dựng, sét gạch ngói cũng như về nguồn lao động nhân công rẻ. Tỉnh Đồng Nai chọn hướng phát triển

của ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ để thu hút vốn đầu tư. Mặt khác, xây dựng một số chính sách được khái quát sau:

- Đảm bảo hạ tầng cho phát triển công nghiệp: UBND tỉnh Đồng Nai tập trung toàn nguồn lực nhất là vốn vào xây dựng cơ sở hạ tầng hay những dự án mà cơ sở tư nhân không có khả năng đầu tư như: xây dựng hệ thống đường xá, hệ thống điện - nước trong các khu công nghiệp, bến cảng,..

- Xoá bỏ dần chính sách hai giá đối với người nước ngoài.

- Đẩy mạnh xã hội hoá trong các lĩnh vực như: giáo dục, y tế, thể dục thể thao. Đào tạo nghề cho lao động phổ thông một mặt giúp lao động trong tỉnh có chuyên môn mặt khác giúp các nhà đầu tư dễ dàng trong công tác tuyển chọn.

Kết luận chương I

Trong điều kiện kinh tế của Việt Nam hiện nay nói chung và Quận 9 nói riêng, nhu cầu vốn đầu tư đang là yêu cầu cấp bách trong bốn nguồn lực của phát triển, vốn đầu tư là vấn đề mấu chốt nhất của mọi vấn đề. Vì vậy, vấn đề là cách giải quyết để thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước đang hoạt động sôi động có tính quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế. Trong chương 1, luận văn tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:

Những đặc điểm chung về vấn đề đầu tư trong phát triển kinh tế.

Phân tích các nguồn vốn đầu tư hiện nay đang có và phân tích các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư.

Nghiên cứu kinh nghiệm huy động vốn đầu tư của các Tỉnh lân cận và xu hướng huy động vốn của các quốc gia trên thế giới, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc huy động vốn.

Những vấn đề lý luận trong chương này sẽ là cơ sở phân tích thực trạng hoạt động thu hút và sử dụng vốn của Quận 9 trong chương 2 và là nền tảng để xây dựng các giải pháp thu hút và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả tại Quận 9.

Chương 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI QUẬN 9 –TP. HỒ

Một phần của tài liệu 229 Các giải pháp nhẳm huy động và sử dụng vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển kinh tế tại Quận 9 – TP.HCM (Trang 26)