Hiệu quả về mặt xã hội

Một phần của tài liệu 229 Các giải pháp nhẳm huy động và sử dụng vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển kinh tế tại Quận 9 – TP.HCM (Trang 46 - 47)

Hình 3: Số lao động trong lĩnh vực CN-TTCN và Thương mại dịch vụ

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 1999 2000 2001 2002 2003

Tính đến hết năm 2003 đã có 8.299 cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại do Quận quản lý, trong đó 1.122 cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, số cơ sở sản xuất tăng bình quân 220% mỗi năm, góp phần giải quyết hết 27.134 lao động, thu hút được một số lao động sản xuất nông nghiệp nhàn rỗi đáng kể. Mức thu nhập của người lao động cũng được tăng so với người lao động trong sản xuất nông nghiệp phải làm việc theo mùa vụ. Vì vậy, đời sống của người dân quận 9 ngày càng được cải thiện.

Bên cạnh đó, do sự phát triển của Quận 9 số lượng dân nhập cư về ngày càng nhiều đặc biệt là có sự giãn dân từ trong thành phố ra. Đánh giá được Quận 9 đã đạt thành tích quan trọng trong chính sách kinh tế của Thành phố, giúp các Quận nội

thành Thành phố giải quyết chính sách kinh tế - xã hội, làm cho Thành phố ngày càng phát triển bền vững hơn.

Các cơ sở kinh doanh muốn tồn tại và phát triển phải liên tục đổi mới công nghệ để có thể cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, việc đầu tư đổi mới công nghệ đã giúp nâng cao trình độ quản lý công nghệ và quản lý sản xuất kinh doanh cho cán bộ quản lý và nâng cao trình độ kỹ thuật cho người lao động. Đặc biệt số người trong độ tuổi lao động trước kia phần lớn là lao động phổ thông và làm nghề nông; nay đã được các doanh nghiệp tuyển dụng bồi dưỡng đào tạo trở thành những người lao động bậc cao, có tác phong công nghiệp và kỷ luật nghiêm túc. Đội ngũ cán bộ trong quản lý hành chánh cũng được nâng cao về trình độ trong công tác qua quá trình học hỏi và đúc kết kinh nghiệm quản lý ngày càng nhiều cơ sở kinh doanh trong địa bàn.

Số dự án đầu tư xây dựng cơ bản nhiều và số dự án của Trung Ương và Thành phố tập trung vào Quận 9 cũng nhiều, giúp cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Quận có sự thay đổi rõ rệt, hiện các cây cầu bằng tre hay gọi là “cầu khỉ” nay đã được bê tông hóa hoàn toàn; các tuyến đường xương cá đã được thảm nhựa, mở rộng các con đường giao thông nông thôn. Ngoài ra, có sự phối hợp đầu tư của các ngành điện, nước, bưu điện đầu tư cải tạo hệ thống lưới điện, điện thoại, phát triển mạng lưới cấp nước và hạ tầng các khu quy hoạch dân cư mới.

Một phần của tài liệu 229 Các giải pháp nhẳm huy động và sử dụng vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển kinh tế tại Quận 9 – TP.HCM (Trang 46 - 47)