Tồn tại vướng mắc trong thu hút và sử dụng vốn đầu tư

Một phần của tài liệu 229 Các giải pháp nhẳm huy động và sử dụng vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển kinh tế tại Quận 9 – TP.HCM (Trang 49)

Bên cạnh những thành quả đạt được qua việc thu hút và sử dụng vốn, nhưng trong quá trình thực hiện cũng không tránh khỏi những những tồn đọng vướng mắc cần phải chỉ ra và tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục được những tồn tại vướng mắc này giúp vốn ngày càng chảy nhiều vào Quận 9.

2.2.4.1. Tồn tại trong thu hút vốn đầu tư

a. Tn ti trong h thng pháp lut hin hành

Một tồn tại lớn trong hệ thống pháp luật ở nước ta nói chung và Quận 9 nói riêng là chưa mang tính hệ thống, chưa nhất quán theo yêu cầu quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường, thể hiện ở những mặt sau:

• Một số luật liên quan trực tiếp đến đến hoạt động của các doanh nghiệp thay đổi khá nhiều và quá nhanh, gây tác động xấu đến trạng thái ổn định trong kinh doanh.

• Các văn bản dưới luật thường ban hành rất chậm so với thời điểm quy định, các nghị định và pháp lệnh thường xuyên bổ sung, chỉnh sửa, thậm chí có khi không phù hợp với văn bản luật, gây rất nhiều khó khăn cho việc thực hiện của các doanh nghiệp.

Nhược điểm này của hệ thống pháp luật nước ta đã làm giảm đi rất nhiều hiệu lực quản lý của nhà nước. Và bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau.

Xét về nguyên nhân khách quan, để phù hợp với yêu cầu đổi mới và mở cửa của nền kinh tế, phát sinh yêu cầu xây dựng và hoàn thiện lại hầu như toàn bộ hệ thống pháp luật, kể cả hiến pháp, do đó hàng năm có rất nhiều luật mới được ban hành, một số luật khác lại sửa đổi, bổ sung làm cho các cấp thừa hành khó có thể nắm bắt kịp trong quá trình thi hành luật.

Xét về nguyên nhân chủ quan, thì tồn tại trên bắt nguồn từ nămg lực và phương thức hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước trong việc triển khai, phối hợp liên ngành và điều hành thực hiện pháp luật.

Tình hình thực tế có thể minh họa cho hiện tượng thiếu đồng bộ và nhất quán trong hệ thống pháp luật hiện hành, cụ thể:

Bất cập ngay khi thay đổi văn bản thuế. Các dự án phân nền phục vụ các hộ tái định khu công nghệ cao, các chủ đầu tư đã đệ trình và thực hiện trước năm 2005. Số tiền sử dụng đất mà chủ đầu tư phải nộp áp theo đơn giá thời điểm đó là rất thấp, nhưng đến năm 2005 văn bản thuế thay đổi về đơn giá tính tiền sử dụng đất so với thời điểm trước là rất lớn, gấp hàng chục lần và đến thời điểm này chủ đầu tư thực hiện việc phân nền dự án hoàn tất. Nếu chủ đầu tư nộp số tiền sử dụng đất theo đơn giá mới này thì dự án sẽ bị lỗ. Chủ đầu tư đã gửi văn bản xin giải quyết trường hợp trên mà thời gian chờ đợi quá lâu vẫn chưa được phản hồi.

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, về hình thức có tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực (Việt Nam là 28% so với Trung Quốc là 33%, Indonesia là 30% Malaisia là 28%). Tuy nhiên, về thực chất thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp lại cao hơn các nước trong khu vực. Nguyên nhân là do duy trì việc khống chế chi phí và hầu hết các khoản thu nhập đều bị xem là thu nhập chịu thuế. Nhiều chi phí cần thiết trong kinh doanh không được xem là chi phí hợp lý, hợp lệ hoặc bị khống chế như: giảm giá, khuyến mãi, tiền hoa hồng, chi phí thiệt hại vật tư hàng tháng, nợ khó đòi đã xử lý. Do vậy, thuế suất trên thực tế có thể lên đến 40% so với thuế suất theo qui định là 28%, vậy tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư thông qua thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế nhập khẩu những mặt hàng tăng cao đột ngột (khi xây dựng dự án, hàng được miễn thuế hoặc thuế suất nhập khẩu chỉ ở mức thấp)

Nộp thuế trước và hoàn thuế sau là sự linh hoạt của công cụ thuế ở nước ta, nhưng trên thực tế các doanh nghiệp nộp thuế dễ dàng nhưng gặp khó khăn trong việc hoàn thuế, chưa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Thuế thu nhập cá nhân của người nước ngoài còn quá cao và luỹ tiến nhanh so với các nước trong khu vực.

b. Tn ti trong th tc hành chánh

Từ năm 1994, việc cải cách thủ tục hành chánh và đặc biệt là thủ tục đầu tư đã được nhà nước nêu ra nhưng cho đến nay vẫn còn một số trường hợp thủ tục hành chánh vẫn còn phức tạp, phiền hà, phần nào làm xấu đi môi trường đầu tư.

Việc chậm trễ rườm rà trong thủ tục đầu tư thể hiện rõ ở giai đoạn thẩm định cấp giấy phép đầu tư và giai đoạn quản lý sau khi cấp giấy phép. Trong giai đọan thẩm định và cấp phép đầu tư, nhìn chung quá trình thẩm định dự án ở nước ta còn phức tạp hơn so với nhiều nước khác trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan… Các cơ quan có thẩm quyền từ trung ướng đến địa phương còn mất quá nhiều thời gian cho việc thẩm định và cấp giấy phép cho dự án một cách không cần thiết. Nhà đầu tư còn khá vất vả trong quá trình đi xin và chờ đợi xét duyệt các lọai giấy phép,

làm chậm quá trình triển khai dự án, gây nản lòng cho không ít nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.

Giai đoạn quản lý sau khi dự án được cấp phép và triển khai các hoạt động có thể nói là giai đoạn quyết định nhất trong toàn bộ hoạt động đầu tư bởi vì việc triển khai các dự án đầu tư, hình thành bộ máy các doanh nghiệp, xây dựng các công trình, mua sắm thiết bị, nghiên cứu thị trường, ký hợp đồng với các khách hàng,…sẽ thực sự biến những ý tưởng trong dự án đầu tư trên giấy tờ thành hiện thực. Tuy nhiên, đây lại là khâu yếu nhất trong cơ chế quản lý hoạt động đầu tư ở nước ta. Khi triển khai thực hiện dự án các nhà đầu tư tốn rất nhiều chi phí và thời gian cho việc xin các loại giấy phép của các cơ quan nhà nước để giải phóng mặt bằng, đấu thầu xây dựng, duyệt thiết kế xây dựng,…mà lẽ ra, nếu có những quy định cụ thể, rõ ràng thì thời gian và chi phí sẽ giảm đi rất nhiều.

c. Vn thu hút chưa đa dng

Vốn thu hút hiện nay chủ yếu là vốn của các hộ kinh doanh cá thể, vốn của nhà nước, chưa huy động được nguồn vốn nhàn rỗi của nhân dân và vốn viện trợ. Hiện nay nguồn vốn nhàn rỗi của nhân dân là khá lớn, do Quận 9 đang thực hiện dự án lớn xây dựng khu công nghệ kỹ thuật cao, do vậy các hộ dân nhận được số tiền bồi thường rất lớn. Sau khi trang trãi ổn định cuộc sống, nhiều hộ gia đình vẫn còn số vốn khá lớn. Như vậy, đây là số vốn đáng quan tâm của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, vốn của các doanh nghiệp nhà nước cũng như doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phần lớn đầu tư mang tính chất thay thế, vẫn chưa có nhiều nhà máy, nhà xướng lớn được xây dựng.

Vốn của ngân hàng chưa tham gia vào các dự án lớn của nhà đầu tư, do các ngân hàng thường cho vay với hình thức thế chấp là chính. Ngân hàng cho vay tối đa 70% giá trị tài sản thế chấp. Hầu hết các ngân hàng đóng trên địa bàn Quận 9 hay trên vùng lân cân chưa có đội ngũ thẩm định chuyên nghiệp nên ngân hàng e sợ không thu hồi được số tiền đã cho vay. Do vậy, vốn vay được rất thấp không thực hiện được dự án hoặc không thay đổi được công nghệ.

Chưa tạo được lòng tin để cùng kêu gọi sự đóng góp của nhân dân bằng cách cùng nhân dân tham gia làm một số con đường qua khu vực đông dân cư, phần nào giảm bớt gánh nặng cho ngân sách.

d. Chưa hình thành khu sn xut công nghip

Hiện Quận chưa có khu sản xuất công nghiệp tập trung, và trong tình hình quy hoạch một quận mới chưa ổn định, nhiều nhà đầu tư e dè khi bỏ vốn vì không biết lúc nào xưởng sản xuất bị vướng vào quy hoạch.

Trên địa bàn Quận 9 đang thực hiện một dự án cấp Quốc gia là hình thành khu công nghệ kỹ thuật cao với 800ha, nhưng đang trong thời gian xây dựng cơ sở hạ tầng tương đối hòan tất 300ha, mới bắt đầu có 03 công ty đang hoạt động. Đây cũng là mở ra một tương lai cho Quận 9. Song song đó, Quận 9 cũng đã trình duyệt dự án xây dựng khu sản xuất vật liệu Long Sơn đóng trên địa bàn phường Long Bình. Dự án này sẽ tập trung các cơ sở đang sản xuất vật liệu đóng trên địa bàn. Hiện các dự án đang vấp phải vấn đề giải tỏa đền bù và vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư.

e. Tn ti trong cơ chế kim tra và giám sát tài chánh đối vi hot động ca các doanh nghip và cơ s sn xut kinh doanh đóng trên địa bàn.

Có thể nói sau khi các doanh nghiệp được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh thì chúng ta chưa có một cơ chế và giám sát hoàn chỉnh, đồng bộ chặt chẽ và có hiệu quả. Làm xuất hiện nhiều “doanh nghiệp ma” thành lập để mua bán hóa đơn sau đó bỏ trốn, và chuyển sang tỉnh khác lại tiếp tục thành lập công ty ma. Nhưng không có cơ quan nào đưa ra thông báo một cách cụ thể danh sách các công ty có dấu hiệu như trên cho các doanh nghiệp khác. Khi các doanh nghiệp này chưa bị phát hiện, các hóa đơn này làm chứng từ hoàn thuế gây thất thoát hàng tỷ đồng trong việc khấu trừ thuế của ngân sách nhà nước và cả ngân sách Quận. Mặt khác, cơ quan thuế không chấp nhận khoản chi phí mà doanh nghiệp mua hàng và được cung cấp hóa đơn bởi các công ty ma nên buộc doanh nghiệp phải xuất toán khỏi sổ sách trong khi chi phí này thực tế đã xảy ra, do vậy làm ảnh hưởng đến tình hình tài chánh và kinh doanh của các doanh nghiệp.

f. Tn ti trong đội ngũ người lao động và cán b qun lý

Do xuất điểm từ một Huyện nông thôn nghèo không xa, nên nhiều cán bộ quản lý mặt dù cũng trãi qua nhiều lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn nhưng vẫn không mang phong cách làm việc công nghiệp, giải quyết công việc nhanh gọn và có hiệu quả. Chẳng hạn, doanh nghiệp đang hoạt động lại có nhiều cơ quan kiểm tra, hạch sách và yêu cầu doanh nghiệp đưa tiền. Một số cán bộ còn gây nhũng nhiễu khi các nhà đầu tư làm thủ tục ban đầu như là đăng ký ngành nghề kinh doanh, đăng ký thành lập doanh nghiệp…

Số lao động trong Quận đông và rẻ nhưng có trình độ văn hóa cũng như trình độ chuyên môn thấp làm cho các nhà đầu tư muốn tận dụng lao động địa phương để đỡ tốn kém chi phí ăn ở cũng phải lo lắng. Bởi họ phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để đào tạo cho những nguời lao động mà họ muốn tuyển dụng, nhưng kết quả thu lại chưa chắc được như mong muốn.

2.2.4.2. Tồn tại trong quá trình sử dụng vốn đầu tư

- Lãng phí và thất thoát trong đầu tư xây dựng, tỷ lệ vốn đầu tư đưa vào công trình thấp.

Vốn đầu tư thất thoát diễn ra từ khâu chuẩn bị dự án, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư đến khâu thực hiện xây dựng. Tình trạng đầu tư không theo quy hoạch được duyệt; khâu khảo sát nghiên cứu thiếu tính đồng bộ như: không đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế, khả năng tài chính, nguồn nguyên liệu, bảo vệ môi trường, điều tra thăm dò thị trường không kỹ; chủ trương đầu tư không đúng khi xem xét, phê duyệt dự án đầu tư. Do đó gây lãng phí, thất thoát và tiêu cực trong đầu tư và xây dựng. Đây là vấn đề nhức nhối, không chỉ ở Quận 9 mà cả xã hội quan tâm; kéo dài nhiều năm với mức độ ngày càng trầm trọng mà đến nay vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để hạn chế.

Một số công trình hạ tầng chưa tiết kiệm được vốn đầu tư, sử dụng đơn giá, định mức trong tính toán cao hơn quy định, làm tăng khối lượng, tăng dự toán công trình. Nhiều dự án không làm đúng thiết kế, chủ đầu tư và bên thi công móc nối, thoả thuận khai tăng khối lượng, điều chỉnh dự toán để rút tiền và vật tư từ công trình.

Qua kiểm tra một số công trình, đã phát hiện tình trạng lãng phí và thất thoát vốn nhà nước diễn ra phổ biến ở nhiều công trình, tỷ lệ lãng phí và thất thoát của những công trình có mức lãng phí và thất thoát thấp cũng tới 10%, cao thì lên tới 30-40%.

Nguyên nhân chính, tổng quát của hiện tượng lãng phí và thất thoát nằm ở chính những cơ chế kiểm soát hiện có; vừa cồng kềnh, vừa chồng chéo nhau, làm cho có quá nhiều người có thẩm quyền can thiệp vào công trình nhưng không thể xác định được trách nhiệm chính thuộc về ai, do đó không thể quản lý được hoặc quản lý rất kém hiệu quả.

Đặc biệt, cơ chế không quy định rõ chủ thực sự của các công trình. Nếu như có được một cơ chế đơn giản, không chồng chéo nhau, trong đó mỗi khâu chỉ có một người chịu trách nhiệm toàn bộ trước pháp luật, thì chắc chắn tình hình sẽ không xảy ra tình trạng như vậy.

- Qui mô đầu tư nhỏ chưa phù hợp với nhu cầu phát triển của Quận. Là Quận nghèo ngoại thành, ngân sách quận hàng năm thu được thấp so với nhu cầu đầu tư, phần lớn là ngân sách cấp trên cấp bù. Vì vậy, vốn đầu tư vào Quận nhỏ về qui mô, manh mún, phân tán, không theo quy hoạch, phần lớn tập trung vào xây dựng cơ bản. Các công trình đường và cầu đầu tư chưa đúng qui mô phát triển của Quận. Do đó, hàng năm phải tốn bạc tỷ để duy tu, bảo dưỡng. Có những con đường vừa thi công năm trước chủ đầu tư chưa được quyết toán thì năm nay lại phải bỏ vốn ra duy tu sửa chữa.

- Cơ cấu đầu tư còn bất hợp lý, đầu tư chưa đồng bộ. Đầu tư chủ yếu tập trung vào các phường đô thị như phường Long Phước, Long Trường, Phú Hữu, Long Bình. Một số phường này tuy mang tiếng là phường đô thị của quận nhưng còn hoang sơ vẫn còn như ở cấp xã. Theo số liệu năm 2003 phường Long Phước là 1.321,78 ha, phường Long Trường: 761,1ha; nguồn nước sinh hoạt sử dụng hiện nay vẫn là mạch nước ngầm, giao thông đi lại khó khăn vì đường hẹp và chưa thảm nhựa. Một số Phường khác Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Tân Phú tuy gần với trục giao thành phố nhưng chưa được đầu tư đúng mức. Xuất phát từ nguyên

nhân là do một số phường bị quy hoạch vào dự án khu công nghệ cao của Trung Ương, thời gian để treo dự án quá lâu. Nguyên nhân khác, là Quận 9 muốn đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa mà chưa đặt lợi ích kinh tế của Quận lên hàng đầu.

Mặc dù nông nghiệp là ngành có định hướng phát triển lâu dài của quận, nhưng trong thời gian qua hầu như không có hoặc có rất ít vốn đầu tư tập trung cho nông nghiệp. Do vậy, giá trị sản xuất nông nghiệp giảm đáng kể, nông dân hoang mang, bỏ quá nhiều đất trống vì không có định hướng đầu tư rõ ràng. Đầu tư vào ngành nông nghiệp mang tính tự phát là chính.

Kết lun chương II

Dù qui mô vốn nhỏ cũng như ngân sách Quận còn eo hẹp nhưng lãnh đạo Quận chỉ đạo phát triển theo đúng hướng quy hoạch ban đầu. Do đó, gia tăng đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của Quận 9, bên cạnh đó, cũng đạt được một số hiệu quả nhất định về việc sử dụng đồng vốn cả về mặt kinh tế cũng như về mặt xã hội,

Một phần của tài liệu 229 Các giải pháp nhẳm huy động và sử dụng vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển kinh tế tại Quận 9 – TP.HCM (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)